Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Vài suy ngẫm đọc "Chiều chiều"

Tạ Hữu Đỉnh
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012 9:10 PM

Năm 1970 Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh mở lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho hôi viên. Hội mời một số nhà văn và giáo viên triết học ở Hà Nội về giảng dậy. Trong đó có nhà văn Tô Hoài. Ông dậy về truyện và ký.
          “Nhất tự vi sư…’.
          Tính thầy Hoài rất giản dị, xuề xòa. Ngày ấy đang mùa hè, thầy hay đội cái mũ lá, mặc quần soóc ca ky, áo sơ mi trắng cộc tay, đi dép lê, sáng ăn điểm tâm ở khách sạn Bãi Cháy. Có khi thầy tụt dép, co cả hai chân lên ghế ngồi xổm. Đêm đêm, thầy trò chúng tôi ngòi quây quần bên ấm trà Hông đào. Thầy kể đủ thứ chuyện. Có đứa hỏi về chế độ tiền nhuận bút thời xưa. Thầy bảo:”Môt cái truyện ngắn được chừng ba đồng. Bằng một tháng lương mình làm cho hãng giầy ba ta của lão chủ người Ấn Độ. Nhưng ngày ấy cái gì cũng rẻ. Một người ăn tiêu xông xênh cả tháng cũng chỉ hết cỡ một đồng”.Thầy còn kể, thầy cùng bạn văn đi du lịch vòng quanh ba nước Đông Dương. Đến thủ đô Nam Vang thì hết tiền phải nằm lại, gửi bài về Hà Nội in, tòa soạn gửi tiền nhuận bút sang rồi lại đi tiếp…
           Hôm thầy hết chương trình giảng. Chúng tôi tiễn chân thầy ra bến xe về Hà Nội. Lấy được vé thì xe sắp chạy. Trên xe người ngồi chật như nêm. Trần Nhuận Minh cầm cái vé đến bên buồng lái giơ lên trên đầu và ngửa cổ gọi: “Đông chí lái xe ơi.! Đây là nhà văn Tô Hoài, anh xuống Quảng Ninh công tác, giờ về Hà Nội, xin đồng chí ưu tiên cho nhà văn có chỗ ngồi”.Lập tức cửa xe bật mở, anh lái nhẩy xuống, vừa cười vừa nói như reo:” Trời ơi! Thế thì vinh dự cho em quá. Và cũng vinh dự cho cả hành khách nũa. Đã mấy ai được di xe với tác gỉa Dế mèn phiêu lưu ký, có phải không ạ!”.
          Vâng. Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng, Không chỉ ở trong nước, mà còn ở cả nước ngoài.Vậy nên khi đươc mở tâp sách “Chiều chiều” của ông ra, tôi đọc mải mê như thể đang được gặp lại và đang được nghe giọng nói, tiếng cười quen thuộc của người anh lớn và người thầy yêu quý sau bấy nhiêu năm xa cách. Ơ..nhưng mà ..sao thế này?...Quyển sách có rất nhiều trang đep đẽ, trung thực, chân tình. Nhưng không hiểu sao khi viết về cố học giả, nhà văn Phan Khôi, nhà văn Tô Hoài lại cố ý đi quá sâu vào mảng đời chính trị của cụ Phan đến thế? Xin trích một số dòng:
          “Ông Phan Khôi bước vào, lưng trần còm nhom khăn mặt ướt vắt vai. Ông  nói:
          -Tư Mã Thiên mỗi khi nhớ đã bị thiến thì rùng mình, toát mồ hôi. Tôi bây giờ mà trông thấy đàn bà “được mắt” thì có một luồng điện chạy suốt sống lưng. Ông kia bị ngươi ta cắt, còn tôi là đồ bỏ, điện toát ra ngoài!.
          Mọi người cười rầm lên khi ông kết luận: “Tôi cũng là cái xác thuốc hết thuốc, Võ Tắc Thiên vứt ra vườn”.Ấy là lúc vui, nhưng cũng có lúc tôi giở trò cật vấn với ông. Tôi hỏi:
          Cái năm 1945, ở Quảng Nam, có phải ông xuýt bị bắt rồi anh Hoàng Hữu Nam cứu ông ra Hà Nội?
          -Anh là Việt Minh thì anh phải biết việc ấy, hỏi tôi làm gì?
          -Tôi nghe nói…
          Ông trừng mắt:
          -Không biết thì đừng mở miệng.
          -Tôi chỉ muốn hỏi ông…
          -Thì hỏi nữa đi.
          -Ra Hà Nội, ông đến 80 Quán Thánh ở với Nguyễn Tường Tam? (80 Quán Thánh là trụ sở báo Việt Nam quốc dân đảng. Nguyễn Tường Tam tức nhà văn Nhất Linh, người sáng lập và đứng đầu nhóm”Tự lực văn đoàn”(chú thích của THĐ).
          -Thì đến xem chừng nó làm ăn thế nào.
          -Ông bị bắt ở báo Việt Nam, ông lại được bầu làm trung ương Việt Nam quốc dân đảng.
          -Bao giờ chứ?
          -Tôi làm phóng viên báo Cứu Quốc. Báo có đăng tin.(+)
 (+) Báo An ninh thủ đô Hà Nội, số 537, ngày 22/10/1995, mục” Biên niên sự kiên lich sử 1946”, đăng nguyên văn hai đoạn báo Cứu Quốc 12/8/1946…Đêm 20/10/1945, vây báo Việt Nam của Việt Nam quốc dân đảng tại 80 Quán Thánh. Bọn phản động kháng cự Công an hai tiếng đồng hồ.Trong tòa báo có Khái Hưng (nhà văn của nhóm”Tự lực văn đoàn” (chú thích của THĐ), Nguyễn Mộng Công, Phan Khôi, Nguyễn Xuân Trường, Vũ Đình Trí, Hưng Việt, Hồ Lễ. Bọn này đã bị bắt giữ một tuần lễ rồi được thả.
          …Tháng 7/1946, Trung ương đảng bộ Việt Nam quốc dân đảng cải tổ lại, gồm một quyền tổng thư ký và 11 ủy viên: gồm Phạm Văn Hổ, Phan Khôi…
          Thế là tôi đã khơi được nguồn cơn, ông đăm đăm rồi thở dài:
          - Kể anh nghe. Anh nói tôi mới biết, chớ tôi có họp hành với họ bao giờ. Ơ ít ngày nhìn ra mặt thật chúng nó…Sau cái việc ở báo Việt Nam tôi về ở nhờ ông Tú Mỡ.
          - Ông về nhà ông Tú Mỡ làm bài ca dao ”Đốt nhà” tiêu thổ kháng chiến ác lắm…
          -Anh biết lắm thế!..”
          Hết trích.
          Báo Văn nghệ số 23, ngày 7/6/2008 đăng tham luận của giáo sư, nhà văn Nguyễn Huệ Chi, đọc tại Hội thảo ngày 9/5/2008, nhân 74 năm chính thức xuất hiện bản Tuyên ngôn thành lập” Tự lực văn đoàn”, tại thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Giáo sư viết: ”Có nhiều con đường yêu nước khác nhau chứ không phải chỉ một, và sự so sánh hơn kém đúng sai giữa chúng, thông qua một góc nhìn thường là chật hẹp, nặng tính chất thời vụ, bao giờ cũng chỉ rút ra được những giá trị hết sức tương đối, đôi khi là giá trị ảo. Chưa biết con đường nào đã hay hơn con đường nào, nhưng nếu nhà yêu nước nuôi dưỡng trọn đời một lý tưởng trong sáng, không có mưu đồ đem giang sơn Tổ Quốc mà mình dành được ra chia chác,”xã hội hóa” vô vàn đất đai béo bở thành của riêng của bè cánh mình, họ hàng con cháu mình, làm cho đất nước lại có nguy cơ lâm vòng hiểm họa thì trước sau hình bóng họ sẽ vẫn ghi đậm trong lòng dân chúng…”.
          Quân đội ta có trung tướng Nguyễn Bình, người đã hi sinh trong kháng chiện chông Pháp. Khi còn tại thời, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hầu  như không thấy ông xuất hiện bao giờ. Nhưng công lao to lớn của ông, nhân dân ta ai cũng biết, cũng nhớ. Ông trước vốn là đảng viên Việt Nam quốc dân đảng. Sau ông bỏ Quốc dân đảng, đi theo Cách mạng. Dân ta có ai thành kiến với quá khứ chính trị của ông đâu?
          Còn về nhà văn Phan Khôi, đọc những dòng nhà văn Tô Hoài ”cật vấn” ông, tôi không dám nghĩ đó là cuộc trò chuyện giữa hai nhà văn cùng hội cùng thuyền, mà hoàn toàn là một cuộc thẩm vấn, tra xét của nhà chức trách với can pham. Và tôi không hiểu tại sao việc ông Phan Khôi đến 80 Quán Thánh ở với ông Nguyễn Tường Tam đã là quá khứ từ lâu rồi, bây giờ nhà văn Tô Hoài đưa vào tác phẩm của mình để làm gì?. Mà “Chiều Chiều” lại là tác phẩm văn học chứ không phải là bản cáo trạng? Vả chăng, ông Phan Khôi cũng như tướng Nguyễn Bình, đã bỏ Quốc dân đảng đi theo Cách mạng. Và đã trở thành nhà văn của nước Việt Nam, đã đại diện cho Hội Nhà văn Việt Nam sang Trung Quốc dự kỷ niệm năm sinh Lỗ Tấn, Mà chính bản thân nhà văn Tô Hoài đã sang sân bay Gia Lâm tiễn chân ông đấy thôi.
          Điều thắc mắc đó tôi không tự giải đáp được, nên viết ra đây đẻ xin sự chỉ bảo của độc giả./.
 THĐ