Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

LẠI THƯA VỚI BÁC DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VÀ BÁC CHỦ TRANNHUONG.COM

Phạm Thành
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011 4:04 PM
TNc: Nhà văn nhà báo Phạm Thành bắn một phát trúng cá ba đích. Vâng thì rút kinh nghiệm nhưng đọc báo cũng không nên chỉ xem 1 ngày. Chuyện có thế thôi đời nào đồng chí của ta lại không chúc mừng Quốc khánh . kể ra bác Lục Dân cũng vội chưa xem cho hết mà bác Phạm Thành vặn vẹo cũng ghê...
Bác trannhương.com có “giáo đầu” trước khi đăng bài của bác Dương Đức Quảng rằng, bác Lục Dân “nhanh ẩu đoảng” nên đăng bài “đình chính” của bác Dương Đức Quảng “để bác Lục Dân rút kinh nghiệm lần sau nên xem xét kỹ rồi hãy lên tiếng”.
Với một “giáo đầu” như vậy, tôi nghĩ, bài viết của bác Dương Đức Quảng sẽ không ẩu đoảng và xác tín bài viết này chắc là đã được “xem xét kỹ”. Đọc xong rồi, tôi có phần ngậm ngùi, hoá ra không phải như vậy. Nhờ có Google mà bác Dương Đức Quảng phát hiện ra cái sai của bác Lục Dân và hạ một câu răn dạy: “Đừng bao giờ có sẵn định kiến trong đầu để rồi nói sai, viết sai sự thật”. Khinh khiếp qua!
Nhưng ai sai? Ai định kiến ở đây?.
 Hai bác ( Lục Dân và Dương Đức Quảng) đều là nhà báo lâu năm và nay qua mấy chục năm múa bút trên báo “ lề phải” đều đã về hưu, nên có quán tính tâm thế của người cho thông tin mà không có quán tính của người nhận thông tin, tức là bạn đọc. Bạn đọc, tất nhiên, đọc một bài báo, phản ánh một sự kiện nào đó, nếu toà báo không có hướng dẫn nào khác, chữ nghĩa văn phạm không “ phát tín hiệu” nào khác thì bạn đọc, tất nhiên cho rằng, sự kiện chỉ có chừng này hoặc mới có chừng này. Đó là tâm lý đọc của mọi người quen đọc báo. Không ai lại tư duy như bác Quảng là phải cần nghi ngờ, cần phải vào Google để tra cứu, tìm kiếm, sưu tầm thông tin đầy đủ rồi mới tin, tin này là có hay không? đầy đủ hay không? đặc biệt là tin ở dạng khánh tiết quốc lễ này.
Thật sự, quốc khánh của nước nào cũng vậy, chỉ có một ngày. Nó là một sự kiện thuộc về tin tức giản đơn. Nước nào yêu nước mình mà có điện chúc mừng thì cũng chỉ diễn ra loang quanh vài ngày, trước hoặc sau ngày quốc khánh đó, và giả sử rằng, nếu cả hơn một trăm nước trên thế giới gửi điện chúc mừng quốc khanh nước ta thì đăng trên báo khổ như báo Nhân Dân cũng không thể hết một trang. Hơn nữa, nếu báo Nhân dân trước đó đã đăng rồi, thì phần đăng ngày 5/9 phải có dòng trên đầu tin là “tiếp theo số trước” hoặc đăng chưa hết thì phái có lời “hẹn” với độc giả là “còn tiếp” hoặc mời bạn đọc xem tiếp số sau, kỳ sau, hoặc cố điển nhất là thông báo cho bạn đọc là báo chỉ đăng một phần, một phần không đăng bạn đọc “tham khảo thêm các phương tiện truyền thông đại chúng khác”…
 Đằng này, trên báo Nhân ngày 5/ 9 tuyệt nhiên không thấy có ghi những sự “chỉ bảo” này nên bác Lục Dân khăng khăng rằng, chí có ấy nước gửi điện chúc mừng nước ta, trong đó không có anh bạn láng giềng 16 chữ “vàng” là một tâm lý xác tín tự nhiên, chẳng cớ cơ sở gì để chê trách bác cả. Đáng chê  là chê báo Nhân Dân, thông tin như thế là kiểu thông tin chụp giật, cả chớn, cố ý đánh lừa, cài bẩy bạn đọc.
 Ấy mà chả thấy nhà báo kỳ cựu Dương Đức Quảng có một lời phê bình nào về lối làm báo như trên mà chỉ nhăm nhắm đưa thông tin là có điện chúc mừng của anh bạn láng giềng 16 chữ vàng đấy và “cảnh báo” nhà báo Lục Dân “chớ nên định kiến” như vậy.
Sự “định sẵn” mà bác Quảng khuyên là “chớ nên” trong trường hợp này rất không lô gích.
Ý thứ 2: Bác Lục Dân có bình luận rằng, báo Nhân Dân là “…tờ báo to nhất nhưng cũng ít người đọc nhất nước ta hiện nay”. Bác Quảng “ phản biện” lại bác Lục Dân rằng: “ nếu bác (Lục Dân – PT) viết rằng báo Nhân Dân là “tờ báo to nhất nhưng cũng ít người bỏ tiền ra mua báo để đọc nhất nhì nước ta hiện nay” thì tôi có thể đồng ý với bác. Còn bác viết như trên thì quả thật “oan” cho báo Nhân Dân quá, vì tôi biết trong số trên 700 tờ báo ở nước ta hiện nay có rất, rất nhiều tờ báo ít người đọc so với báo Nhân Dân nhiều”.
 Bác Quảng đồng ý rằng, báo Nhân Dân là tờ báo ít người bỏ tiền ra mua “nhất nhì nước ta”, vậy thì làm sao bác lại nói báo Nhân dân còn “ có rất, rất nhiều tờ báo ít người đọc so với báo Nhân Dân nhiều”. Sao lại có mâu thuẫn này nhỉ. Báo bán được ít, tức ít người mua, ít người đọc. Ngược lai, báo bán được nhiều, tức nhiều người mua, nhiều người đọc. Nhưng báo Nhân Dân thì ít người mua, nhưng lại nhiều người đọc?
Hoá ra là báo Nhân Dân “được mua nhiều” bới các chi bộ phả bỏ tiền được trích ở quỹ nào đó cảu đảng  để mua báo Nhân Dân theo chỉ thị của cấp trên.
 Chắc là bác Quảng căn cứ vào đây để xác tin báo Nhân Dân ít người mua nhất, nhưng người đọc thì không phải là ít nhất.
Tôi cho rằng, suy đoán này của bác Quảng là không đúng, vì nếu báo được bán nhiều trên sạp báo, nhất định là người mua sẽ đọc, còn mua theo kiểu “bắt ép” như vậy thì cách mua này là không phải để đọc.Cho nên bác Lục Dân nói “báo to mà ít người đọc nhất” là có lý hơn bác Quảng nói “nhiều tờ báo ít người đọc so với báo Nhân Dân nhiều”.
 Thưa bác trannhương. com. Vậy thì ai mới cần là người phải “rút kinh nghiệm” cho sự “nhanh ẩu đoảng” và “cần phải xem xét kỹ” ở đây? Tất nhiên, không phải là bác Lục Dân rồi.
 P.T