Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
Lê Thọ Bình
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).
 
Cuộc chiến Nga- Ukraine bước sang năm thứ ba mà vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong bối cảnh đó, một cơ hội đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) có thể là bước ngoặt mang tính biểu tượng và thực chất cho hòa bình. Nhưng cuối cùng, ông Putin không xuất hiện, phái đoàn Nga chỉ do cố vấn cấp cao Vladimir Medinsky dẫn đầu. Vì sao nhà lãnh đạo Điện Kremlin lại từ chối một cuộc gặp mặt trực tiếp?
Thứ nhất, Putin không muốn trao cho Zelensky thế chính danh quốc tế:
Từ góc độ ngoại giao, một cuộc gặp trực tiếp giữa nguyên thủ hai quốc gia đang xung đột không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn tạo ra thế cân bằng về địa vị trên bàn cờ quốc tế. Nếu ông Putin đối diện ông Zelensky, điều đó đồng nghĩa với việc ông công nhận vị thế nguyên thủ quốc gia chính danh của Ukraine – điều mà suốt ba năm qua, ông đã cố gắng phủ nhận bằng cách gọi chính quyền Kiev là "chế độ phát xít", là "con rối của phương Tây", hay thậm chí là "phi chính danh" sau những lần sáp nhập lãnh thổ trái phép.
Xem tiếp
  Theo FB Lê Thọ Bình
 Có thể là hình ảnh về bàn cờ và văn bản cho biết 'ZBIGNIE BRZEZINSKI The Grand Chessboard Erderor U MERICAN ERICANPRIMACYANDITS PRIMACY AND ANDITS 스고는에 ITS RTDE Wl EOSTRATEGIC IMPERATIVES MPER'
Năm 1997, Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã viết trong cuốn The Grand Chessboard (Bàn cờ lớn): “Nếu không có Ukraine, nước Nga không còn là một đế quốc Á-Âu. Nếu kiểm soát được Ukraine, Nga sẽ trở lại là một đế chế có tầm ảnh hưởng toàn cầu.”
 
Câu nói đó không chỉ phản ánh một tầm nhìn địa chiến lược, mà còn tiên đoán chính xác một cuộc chiến đẫm máu mà gần ba thập kỷ sau, thế giới phải chứng kiến.
Cuộc xâm lược (mà Putin gọi là "Chiến dịch quân sự đặc biệt") Ukraine năm 2022 không chỉ là một hành động phi pháp, mà còn là một toan tính phục dựng đế chế bằng bạo lực, trong thời đại mà chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết của nhân dân lẽ ra phải được tôn trọng tuyệt đối.
Xem tiếp


Đỗ Trọng KhơiNữ sỹ Hồ Xuân Hương – Tầm vóc của một Danh nhân văn hóa

 
Mạn đàm 
 

Hồ Xuân Hương - người kỳ nữ (1772-1822), ngay từ khi xuất hiện tập Lưu hương ký, còn có tên là Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập, với 48 bài trong đó 26 bài chữ Nôm, 22 bài chữ Hán - thơ bà đã được định danh vào lịch sử thơ ca dân tộc và được hậu thế suy tôn là “Bà Chúa thơ Nôm”. Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ “chính hiệu”, còn trên trăm bài phổ biến rộng trong dân gian cũng được “tương truyền” là do bà sáng tác. Thực hư chưa biết thế nào, bài viết này tôi sử dụng chủ yếu dựa vào phần thơ “tương truyền” đó vì xét thấy có những điều phù hợp với ý tưởng và cảnh tình xã hội đương thời. Cho hay, dù những thi phẩm đó là của ai thì nó vẫn cứ là sản phẩm tinh thần từ hai trăm năm mà bóng chữ của nó vẫn phủ rợp, gây liên tưởng tới tận thời nay, người nay. Nó lưu truyền như một giá trị mang quy luật vận động của muôn đời trong diễn trình tâm thế xã hội con người!

Xem tiếp
Nhà văn, họa sĩ Trần Nhương
 

(Vài tâm sự với những người quản lí VHNT Hà Nội)


Giữa tháng 5 năm 2025 này tôi viết mấy dòng mà tự hỏi đến bao giờ Đất nước mới cởi mở và trưởng thành. Năm 1987, TBT Nguyễn Văn Linh đã gặp VNS nói lên sự “Cởi trói” cho nghệ sĩ để tự do sáng tạo…

Đến hôm nay đã qua gần 40 năm mà sao vẫn như ngày chưa “cởi trói”

Tôi xin dẫn ra vài việc:

1- Việc Nhà thơ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường từ Hải Phòng mang 184 chân dung VNS và các nhà khoa học nổi tiếng mở triển lãm tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.tháng 12 năm 2023.

Sở Văn hóa và Du lịch Hà Nôi cấp phép chỉ cho treo 154 bức, còn 30 bức là “tranh treo”. Trong đó có người được Giải thưởng Hồ Chí Minh (Trần Đức Thảo), Giải thưởng Nhà nước (Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Nguyễn Duy, Hoàng Quốc Hải); có những người nổi tiếng như Phan Khôi (đã được tỉnh Quảng Nam đặt tên đường tại tỉnh lị Tam Kỳ), Trương Tửu (Hội Nhà văn Việt Nam vừa kỷ niệm 110 năm sinh), Dương Tường, Nguyên Ngọc, Vũ Thư Hiên, Hoàng Hưng, Ý Nhi, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập… Nhìn vào đây thì thấy Nhà nước đã thua Hà Nội, Hà Nội đã thua một Sở của mình. Nhà nước thì phong tặng Danh hiệu cao quý mà Hà Nội thù lâu nhớ dai. Những nhân vật ấy đều là người yêu nước và đóng góp rất nhiều cho phát triển của Đất nước. Hay Hà Nội thiếu hiểu biết ?

Xem tiếp

Tiếng nói Nhà văn

 

Nhà thơ Trần Nhuận Minh

Tôi viết bài này từ năm 2015, cứ nghĩ chả cần mình có ý kiến, mọi người cũng sẽ hiểu như mình hiểu. Nay thấy vấn đề không phải như vậy, nhân vụ án Hồ Duy Hải – chưa biết Hải có oan hay không? – những vấn đề “tử tù oan” lại thêm một lần nữa gióng lên một hồi chuông báo động lương tri tất cả mọi người. Vì tòa án của nhà nước pháp quyền XHCN, do Dân, của Dân và vì Dân, của chúng ta, nhất định phải tốt đẹp hơn, đúng pháp luật hơn và công bằng hơn, cũng là vì Dân hơn. Bởi lẽ đó, tôi muốn các cơ quan báo chí công bố ý kiến này của tôi, để hi vọng trong hàng trăm các đại biểu Quốc hội đáng kính, tôi chỉ hi vọng ít nhất cũng may ra có được vài ba vị đọc được, biết được điều tôi trình bày:


Xem tiếp
 Lão Tạ
 
Hò hẹn mãi, phải nhờ đến ông anh Nguyễn Chí Cư, mới có một buổi sáng uống cafe, nói đủ thứ chuyện với cụ nhà văn Vũ Thư Hiên, năm nay đã vào tuổi 93. Gặp nhau lần đầu, tôi chỉ muốn thốt lên: "Sao cụ hiền hậu thế". Đúng là khác xa so với hình dung trước đó của tôi về cụ. Có thể nói từ vẻ mặt, ánh mắt cụ vẫn ngây thơ, trong sáng y như một "cậu bé".
 
 Dù đã nặng tai, cụ nhà văn đáng kính, thần tượng của tuổi trẻ tôi vẫn rất minh mẫn và ham chuyện. Mọi người háo hức ngồi nghe cụ nói. Chuyện xưa, chuyện nay cụ cứ trộn lẫn vào nhau.
-Này, đất nước tốt lên nhiều đấy. Mình đi khắp nơi, chả ở đâu bị gây khó dễ gì cả. Chỉ thấy chỗ nào mình cũng được đón tiếp và giúp đỡ.
Xem tiếp
 Nguyễn Tham Thiện Kế
 
 
 
 Có thể là hình ảnh về nhãn
Tùy bút
  
Nhìn bản đồ Bắc Việt Nam: Việt Trì là điểm son, đỉnh châu thổ Bắc Bộ phì nhiêu nối liền dải trung du gập ghềnh nương đồi, ngút ngàn chè cọ và hoa trái nhiệt đới ngọt sắc.
Thì, chỉ một cái nhíu mày nữa trên tấm bản đồ 1/25.000.000 vân vi xoáy chỉ nâu những bình độ, ta thấy một địa danh cổ xuất hiện từ Trần triều: Phù Ninh. Đó là cái tên mong muốn phù trợ của Tạo hóa và linh hồn các Vua Hùng cho sự sáng suốt, giàu sang lâu bền nhân quần ở dải đất gò đồi, nương bãi ven sông Lô, phía Đông Bắc dưới chân núi Nghĩa Lĩnh.
Khúc quanh Phù Ninh. Mặt đường loang nắng mưa. Mái nhà ẩn khuất. Bờ rào cây xanh. Ngõ hút sâu. Vườn cây ăn trái rờn rỡ lan man về khắp các ngả đồi cao thấp. Chiếc quán tre gầy, chõng tre nhỏ đặt liền nhau, mùa nào cũng chất ngất hoa trái đã níu giữ không biết bao nhiêu khách qua dừng xe, nghỉ bước bởi hương sắc đặc thù trái chín Đất Tổ không thể phai lẫn với các vùng miền khác.
Nắng trung du gắt nhức, vàng mắt, sém da. Mưa trung du gõ vỡ chum sành. Rét trung du tím sỏi ong, khô kiệt đất đồi. Và mùa thu trung du thì thông thênh cao rộng bầu trời, mặt đất cuộn sóng bâng khuâng. Và đất. Đồi sỏi khô cằn, vốn chỉ dành cho sim mua cỏ tế và cỏ lau với mối tình học trò mực tím. Người nông phu bặm môi bổ nhát cuốc, lưỡi cuốc bật nẩy ngang mặt vì rễ hoang lẫn đá gan gà.
Nhưng một khi mầm cây được ươm xuống Đất Tổ, chịu đựng qua đủ bốn tiết trong năm thì trằn sâu vào địa tầng rễ cái rễ con, bừng bừng cành nhánh vươn cao mãnh liệt, y hệt tính cách con người trung du được trui rèn qua lửa đỏ can qua. Đơm hoa và đậu quả dâng mật chỉ còn là vấn đề thời gian.
Xem tiếp
 
 Nhân kỉ niệm Chiến thắng phát xítCó thể là hình ảnh về 1 người
 
(Trích bài trả lời phỏng vấn của nhà văn, cựu chiến binh Liên Xô Viktor Astafyev).
 
Phóng viên: Không lẽ người Đức chiến đấu giỏi hơn người Nga chúng ta?
Astafyev: Giỏi hơn! Giỏi hơn về mọi mặt!
Phóng viên: Vậy làm sao chúng ta lại thắng được cuộc chiến?
Astafyev: Bằng máu. Rất nhiều máu. Bằng những hy sinh khủng khiếp.
Phóng viên: Phải chăng có thể thắng được một cuộc chiến tranh lớn chỉ bằng máu và thịt người?
Astafyev: Hóa ra là có thể. Năm 1941, ba triệu người của chúng ta đã đầu hàng làm tù binh, chúng ta đã đầu hàng quân đội chính quy của Đức. Chúng ta chiến đấu với ai? Chúng ta đã chiến đấu đến mức năm 1944, trong các chiến hào đã xuất hiện những người bị loét dạ dày, những người chân cong, những người dị dạng, vì sau khi bị thương lần thứ tư, từ quân y viện họ lại phải ra mặt trận. Nếu nói về sự vô nhân đạo thì đó là chính nó! Chỉ có Chúa mới biết được sự thật về cuộc chiến của chúng ta—nó đầy tội lỗi và máu me. Chúng ta đã bắn một triệu người trên mặt trận. Một triệu! Chỉ có những người đã thực hiện tập thể hóa, bắn người khắp mọi nơi, mới có thể làm được điều đó. Những người đã giam giữ hơn mười hai triệu người sau song sắt, bịa đặt đủ thứ tội ác…
Xem tiếp

 Chi Phương

 Bài trên RFI 5 tàu Trung Quốc vây ép, đâm móp 1 tàu kiểm ngư Việt Nam
 
Mặc dù trong suốt một thời gian dài, Pháp « quên » hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng những chính sách hàng hải của thực dân Pháp đã để lại di sản pháp lý và chiến lược, cho phép củng cố các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông ngày nay. Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt hồi đầu tháng Ba 2025, chuyên gia Didier Ortholland làm sáng tỏ phần lịch sử ít được biết đến này.

Ông Didier Ortholland là chuyên gia về luật hàng hải, cố vấn đối ngoại của Pháp, đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau tại Cục pháp lý, thuộc bộ Ngoại giao Pháp. Hiện là phó vụ trưởng Vụ Đông Nam Á. Ông vừa cho ra mắt cuốn sách « Les Mers de Chine », tạm dịch là « Những vùng biển Trung Quốc ». Cuốn sách nêu ra những khu vực thể hiện tham vọng của Bắc Kinh, đặc biệt là ở Biển Đông, biển Hoa Đông. Liên quan đến Biển Đông, qua các tư liệu lịch sử, ông đã phác thảo lại vai trò của chính quyền thuộc địa tác động như thế nào đến yêu sách chủ quyền của Việt Nam tại khu vực này.

 
 Ảnh: Tầu TQ tấn công tầu VN
Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)