Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

RƯỢU VÀ “CHÉM GIÓ”!

Trọng Hưng
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011 5:42 PM

 

1. Câu chuyện về Rượu: Chuyện về Rượu là câu chuyện muôn đời của người Việt.(mà có lẽ là câu chuyện muôn đời của các dân tộc trên thế giới.)  Rượu gắn chặt với các dân tộc tại Việt Nam từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Mỗi dân tộc, mỗi một vùng miền lại có các dòng rượu đặc trưng của mình. Tôi yêu thích rượu Việt. Rất nhiều người Việt Nam (cũng có rất nhiều người nước ngoài) cũng thích rượu Việt. Rượu đã đi vào thơ ca, văn học, và là cảm hứng của rất nhiều văn nghệ sỹ trong sáng tác nghệ thuật. Rượu cũng là một phương tiện ít khi thiếu trong các nghi lễ ngoại giao….Với tư duy chủ quan của tôi thì Rượu là một nét văn hóa không thể tách rời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

2. Lại câu chuyện “chém gió”: Nhân chuyện có một “đại gia” trong lĩnh vực về rượu vừa qua có “chém gió” (theo lời của http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/20110/xon-xao-clip--dai-gia--thach-thuc-5-ti.html )và “nổ” về rượu của mình sản xuất mà tôi tự thấy nên có vài lời giải thích kĩ cho mọi người hiểu về chuyện “chém gió” và  “nổ” của vị đại gia trên của hãng rượu mang tên AVINA. (http://www.youtube.com/watch?v=n9_JUmKUFJc)

Bản chất của rượu Avina Vodka là loại rượu Vodka. Là loại rượu không màu không mùi không vị. Nó khác hẳn rượu truyền thống của Việt Nam được nấu từ các loại ngũ cốc như Ngô, Gạo tẻ, Nếp, Thóc…… Vodka là loại rượu được pha chế từ CỒN THỰC PHẨM 96đ ộ (xin nhấn mạnh về ý này vì đó là bản chất của rượu Vodka)và nước tinh khiết. Mà bản chất của nó khi pha chế hầu như không còn “chất” ngũ cốc và “vị” đặc trưng. (nếu có là do pha chế hương liệu công nghiệp). Cồn thực phẩm lại được trưng cất từ Gạo, sắn, và phụ phẩm từ quá trình sản suất  đường là rỉ đường qua các tháp trưng cất công nghiệp (không phải là nấu)…... Bản thân hai dòng rượu truyền thống Việt Nam và Vodka là khác nhau. Cũng nhân chuyện này cũng xin nhắc lại rằng hãng rượu này từng quảng cáo quá lố trong một lễ hội trọng đại của dân tộc. (xin xem thêm : http://www.trannhuong.com/news_detail/4544/V%C3%80I-L%E1%BB%9CI-V%E1%BB%80-R%C6%AF%E1%BB%A2U-GI%E1%BB%96-T%E1%BB%94 )

3. Đến câu chuyện “lố bịch” của sự so sánh: Khi nêu tới vấn đề này, tôi không có ý phê phán dòng rượu Vodka. Bởi vì mỗi dòng rượu dù là Vodka trên thế giới hay rượu truyền thống của Việt Nam đề có cái hay cái dở. Nhưng sự phê phán ở đây chỉ là sự “giấu”, “đánh tráo”, và “đồng nhất” các khái niệm của loại rượu chỉ là một. Đồng nhất rượu Vodka và các dòng rượu truyền thống của Việt Nam. Hoặc đồng nhất rượu truyền thống (rượu quê) với các loại rượu được pha chế từ cồn khô hoặc được pha chế từ cồn Công nghiệp mà dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu trong thời gian vài năm trước. Khi “vơ đũa cả nắm” để hạ thấp các dòng rượu như thế, không biết vị “đại gia chém gió” kia có một chút lòng nào tự tôn dân tộc về rượu truyền thống Việt Nam đã được khẳng định qua các thương hiệu nổi tiếng trong nước? hay chỉ vì lợi nhuận của hãng rượu mình mà sẵn sàng hạ thấp uy tín của rượu truyền thống Việt Nam để cạnh tranh một cách không lành mạnh??? Tôi xin dẫn chứng ra rất nhiều hãng rượu truyền thống mà chất lượng được Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia phân tích và công nhận như: Rượu Kim Sơn  của Ninh Bình, Rượu ngô Mông kê của Lai Châu, Rượu thóc San Lùng của Lào Cai, Rượu Ngô Hương Sơn của Hà Giang, Rượu Nếp Tuyết Mai – Can Lộc – Hà Tĩnh, Rượu kim Long – Quảng Trị, Rượu Chuối Hột Mỹ Tho – Tiền Giang………Vài ví dụ như thế để ông đại gia “chém gió” kia đừng vì lợi ích của bản thân mà hạ thấp Rượu Việt như thế. Buồn lắm!

4. Đến sự nhập nhằng về chất lượng: Tôi xin trích nguyên văn lời “chém gió” trong đoạn quảng cáo như sau: “Este: chất dung để gây tê trong y học, có mùi thơm nhưng gây tê liệt thần kinh dẫn tới chứng nát rượu”. Cùng với dòng chữ hiển thị trên video clip Hàm lượng Este < 200.0 mg/l là một sự “đánh tráo” khái niệm không nên có.  Và đồng thời chứng tỏ khả năng cập nhật thông tin của vị đại gia  thích “chém gió” này hơi bị HẠN CHẾ. Bởi vì ngay đơn giản là Este có nhiều gốc. Không phải gốc Este nào cũng dùng trong y học. Có gốc Este có lợi và có hại. Cũng như vi khuẩn, có loại có lợi và có hại. Đừng nhập nhằng khái niệm như thế. Đặc biệt thể hiện vị đại gia thích “chém gió” này chả hiểu gì về quy chuẩn chất lượng. Xin dẫn chứng luôn. Theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 7043: 2009 về tiêu chuẩn dành cho rượu trắng do Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam công bố thì hàm lượng Este do nhà sản xuất tự công bố. Cái mà vị đại gia thích “chém gió” này nêu ra là tiêu chuẩn là TCVN 7043: 2002, tức là các đây gần 10 năm rồi, lại lấy ra mà “dọa” thiên hạ.Lại còn hùng hồn khẳng định các hàm lượng Andehyte, Este, Metanol nhỏ hơn hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó chỉ nhỏ hơn ít lần cho phép mà thôi.  Nổ quá. Tôi đang định gọi điện cho hãng rượu này nhưng website thì không vào được, số điện thoại của ông Tiến sĩ Tô Văn Nhật tìm mãi mà không thấy. Nếu thấy thì đã có 5 tỷ xài chơi.(Không biết không cho vào được hay tôi không vào được http://www.avinaa.com/ ) Hi hi.   Không cập nhật thông tin trong sản xuất và kinh doanh. Buồn thay!

5. Đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh: Đạo đức trong kinh doanh cần lắm trong thời buổi vàng thau lẫn lộn về chất lượng thực phẩm như hiện nay. Đừng vì lợi nhuận mà cố tình hạ thấp truyền thống và những nỗ lực của những người sản xuất rượu Rượu Việt. Tại sao người Việt cứ thích hạ uy tín của nhau bằng những “thủ đoạn xấu” (trong chính trị học thì thủ đoạn không bào hàm ý tốt hay xấu mà chỉ là cách thức. Ở đây tôi nhấn mạnh là “thủ đoạn xấu” với ý nghĩa xấu thực sự). Với tư duy như thế thì Việt Nam mãi chỉ là mảnh đất màu mỡ cho các hãng rượu ngoại kiếm chác mà thôi.

TRỌNG HƯNG