Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

HOA ANH ĐÀO VÀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT

Ninh Bình
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011 9:06 PM
 
 Dẫu rằng mỗi quốc gia đều có một hoặc một số loài hoa được người dân bản địa yêu thích và tự hào đem ra khoe với bạn bè quốc tế, nhưng có lẽ chưa có ở đâu và chưa có loài hoa nào được phát triển và ưa chuộng đến mức sùng kính như hoa anh đào ở Nhật Bản. Loài hoa này xuất hiện trang trọng trên những bức phù điêu lớn trong hoàng cung của Nhật Hoàng và là hình ảnh được dùng để bài trí trong hoạ tiết trên đa số những bộ đồ ki-mô-nô truyền thống của phụ nữ xứ Phù Tang. Trong tấm visa mà Bộ Ngoại giao Nhật cấp cho người nước ngoài cũng có một con tem nhỏ, mà khi nhìn nghiêng đi, ta sẽ thấy hình bóng của hoa anh đào. Có thể nói sakura (tên mà người Nhật gọi hoa anh đào) chính là biểu trưng, là danh thiếp của quốc gia này. 
 Hàng năm cứ đến độ xuân về, hoa anh đào lại nở rộ khắp nơi. Cùng với không khí ấm áp của mùa xuân, vẻ đẹp kỳ diệu của loài hoa này làm cho người dân vô cùng phấn khởi. Hoa anh đào được trồng rất nhiều trên toàn nước Nhật. Trên miền sơn cước, hoa mọc thành từng vạt dài bên những cánh rừng của các khu du lịch sinh thái. ở các vùng quê, không chỉ trên những con đường làng mà hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây anh đào trong vườn nhà. Còn ở thành phố hoa được trồng trong công viên, trường học, công sở, đền chùa và đường phố... Bình thường, nếu đến Nhật không vào mùa hoa, bạn sẽ khó lòng phát hiện ra cây anh đào, vì loài cây này cũng bình dị ẩn mình giữa muôn vàn cây khác. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nhiều nơi tuyết rơi dày làm lá rụng hết để lộ ra những cành cây khẳng khiu, trơ trụi... Xuân về, đem lộc biếc và những nụ hoa hồng hào, chúm chím như những búp tay em bé phủ đầy lên những cành cây. Tiếng chim líu lo và nắng vàng rực rỡ mời gọi các loài hoa cùng đua nở. Lúc này hoa anh đào mới bừng lên, phô bày vẻ đẹp quyến rũ và quý phái của mình, không thể pha trộn với những loài hoa khác...
 Tuy đều nở về mùa xuân, nhưng không phải cùng một lúc hoa anh đào nở rộ trên toàn nước Nhật. Trong khi ở thủ đô Tokyo, hoa thường nở vào khoảng nửa đầu tháng Tư, nhằm đúng mùa học trò nhập trường và nhân viên mới bắt đầu vào làm ở các cơ quan, thì ở một số địa phương khác hoa lại nở sớm hoặc muộn hơn. Lý do là ở tại vị trí địa lý của nước Nhật, được tạo thành bởi bốn hòn đảo lớn nằm trải dài từ bắc đến nam, có chênh lệch về vị trí đến 20 độ vĩ bắc. Vì thế khí hậu các vùng cũng khác nhau. Mùa xuân thường đến sớm ở phía nam và muộn dần về phía bắc. Do đó hoa anh đào ở đảo Kyu-syu phía nam nở vào hạ tuần tháng Ba, thậm chí ở một số hòn đảo vùng Okinawa thuộc cực nam, hoa còn nở vào tháng Giêng. Ngược lại, ở Hokkaido giá lạnh nơi phương bắc, hoa lại nở vào thượng tuần tháng Năm... Ngay trên một ngọn núi như núi Phú Sĩ nổi tiếng, thì hoa cũng nở muộn dần từ phía dưới sườn núi lên trên, do càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp...
Từ xa xưa, hoa anh đào chỉ là loài hoa hoang dại giống như hoa đào núi ở ta, mọc trong rừng. Dần đần, người dân Nhật cảm vẻ đẹp huyền thoại của nó, đ• đem hoa về trồng ở nơi sinh sống của mình để được lưu lại vẻ đẹp ấy trong nhà, và mỗi kỳ hoa nở, người ta lại thấy đó như là một dấu hiệu đánh thức mùa xuân... Ban đầu, chỉ có một vài giống hoa anh đào cánh đơn với màu sắc chủ đạo là trắng và phớt hồng. Ngày nay, người Nhật với công nghệ sinh học tiến tiến của mình đ• tạo ra khoảng 300 giống hoa anh đào khác nhau, cánh đơn, cánh kép, màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm và có cả loài hoa màu đỏ... Thậm chí, họ còn lai ghép được những cây anh đào mà trên một cây có nhiều hoa với màu sắc khác nhau. Xin kể ra một số giống hoa anh đào được trồng phổ hiện nay. Yama-sakura là giống hoa anh đào truyền thống, thường mọc trên núi, có màu trắng tinh, cánh đơn, hiện vẫn được người dân Nhật ưa chuộng vì vẻ đẹp thuần khiết của nó. Tuy nhiên, giống hoa nổi tiếng và điển hình nhất trong họ hàng hoa anh đào, thường được người Nhật chọn để giới thiệu trên các tranh, ảnh ra nước ngoài có tên là Somei-yoshino. Đó là tên ghép của hai làng hoa truyền thống là Somei ở thủ đô Tokyo và Yoshino ở cố đô Nara. Giống Sidare-sakura có hoa nhỏ, màu hồng lại có đặc trưng là các cành hoa mềm mại đổ xuống và thướt tha trong gió như những cành liễu. Trông giống với hoa đào Nhật Tân của ta nhất có lẽ là giống anh đào có tên Yae-sakura, màu đỏ tươi, hoa hơi nhỏ, cánh kép, thường nở muộn hơn các giống khác...
Trong tiết mùa xuân, ở Tokyo và những khu vực xung quanh, đâu đâu cũng thấy rực rỡ màu hoa anh đào. Như hẹn nhau từ trước, tất cả các cây anh đào trong công viên và trên các đường phố cùng bừng nở, như khoác lên thành phố nhộn nhịp hàng đầu thế giới này một tấm áo choàng mới màu trắng, hồng... Tuy vậy, cả năm loài hoa này chỉ nở một lần, rực rỡ trong khoảng 5 đến 7 ngày rồi tàn. Người Nhật tranh thủ thời gian này nghỉ ngơi, giải trí. Họ rủ gia đình, bạn bè tụ tập nhau dưới những tán cây anh đào ăn uống, hát hò, trò chuyện vui vẻ. Tại khu du lịch Kamakura, nơi nổi tiếng với bức tượng Đại Phật cao trên 12 mét đặt ngoài trời, người ta còn trồng hoa anh đào dọc hai bên con đường giành riêng cho người đi bộ dài mấy cây số dẫn ra bờ biển, để đến kỳ hoa nở là du khách từ khắp nơi lại tụ về đây tận hưởng vẻ đẹp như trong cổ tích của loài hoa này. ở ngoại ô và các vùng quê, người dân hàng năm vẫn tổ chức lễ hội có tên là Hanami (tiếng Nhật là lễ hội ngắm hoa). Đối với nông dân Nhật, lễ hội này có ý nghĩa thật đặc biệt. Nhìn ngắm sắc hoa anh đào, nhà nông có thể dự đoán về thời tiết và mùa màng năm đó thu hoạch sẽ ra sao... Không chỉ thưởng thức vẻ đẹp từ loài hoa quý của mình, người Nhật còn biết lấy cánh hoa tạo ra một thứ trà đặc trưng và dùng lá cây quấn vào một loại bánh giống như bánh dày làm từ gạo nếp gọi là bánh sakura để có một hương vị thơm ngon rất riêng biệt.
  Người dân xứ mặt trời mọc cho rằng hoa anh đào từ lúc nở đến khi tàn luôn tượng trưng cho tính cách của họ được thừa hưởng từ truyền thống cha ông, sống hết mình và chết đày khí phách. Hoa anh đào m•i vẫn là niềm tự hào của người Nhật và là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, hoạ sỹ, nhà nhiếp ảnh, nhà soạn nhạc...
 
Ninh Bình