Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐÔI ĐIỀU VỀ “ QUỐC HỘI ” CẤP XÃ, HUYỆN.

Nguyễn Bá Cự
Chủ nhật ngày 13 tháng 3 năm 2011 2:10 PM
 
Bấy lâu nay trên thông tin đại chúng đã không ít ý kiến của  văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, các bậc lão thành cách mạng góp ý với quốc hội, Đảng, chính phủ về việc lựa chọn, giới thiệu các vị đại biểu quốc hội phải là những người có tài, có tâm… Có được tỉ lệ lớn những đại biểu như vậy thì hiệu quả mang lại tiếng nói đúng,và trúng cho nhân dân, cho đất Nước dưới sự lãnh đạo của đảng sẽ tạo nên khối đoàn kết nhất trí vững mạnh xây dựng nhà nước Việt nam thành cường quốc giàu mạnh. Còn yếu tố không kém quan trọng cho các “ông nghị” cấp xã, cấp huyện thì chúng ta chưa đề cập nhiều. Thiét nghĩ cấp hạ tầng cư sở đó có khoẻ, có trí, có lực thì sẽ tạo ra được những đại biểu quốc hội có tâm, có trí. Nếu  đại biểu các đại biểu “ quốc hội” cấp xã, huyện chỉ là những ông đi giơ tay, tháng lĩnh phụ cấp, nhận quà mỗi lần họp nhiệm kỳ thì chả bao giờ cuộc sống của nhân dân, đất nước được như cử tri mong mỏi.
Đảng, quốc hội, nhà nước đã tốn nhiều giấy mực nói về dân chủ trong các cuộc bầu cử …các cấp. Song dân chủ đó phải làm thế nào để giải quyết vấn đề thì hầu như chưa có giải pháp mạnh , đồng bộ. Dường như chỉ là lời nói chung chung, dẫn đến sự chủ quan , bè phái , cục bộ vùng miền, anh em dòng họ, “ mua quan, bán chức”, cấp nọ bảo vệ cái sai cho cấp kia. Dẫn đến hoạ tiêu cực về tham nhũng ròi từ dó nếu không chặn đứng được sẽ dẫn tới đại hoạ phiêu diêu cho Đất Nước, dẫn tới cảnh Nước mất, nhà tan là vậy. Tôi đã biết và dự nhiều những cuộc họp HĐND cấp xã, cấp huyện rồi biết những cuộc giới thiệu ứng cử, đề cử đại biểu HĐND hai cấp này còn nhiều phiền toái, day dứt.
Tôi xin đề cập vấn đề sau :
- Vấn đề giới thiệu đại biểu HĐND cấp cơ sở và trình độ :
Về quy trình  nghe ra chỉ đạo rất kín cạnh. Sau những thủ tục sách vở là phần ban mặt trận tổ quốc cụm dân cư giới thiệu đại biểu , sau đại biểu tự ứng cử rồi giới thiệu đại biểu… Thật ra sự bức xúc của nhân dân là vấn đề :  ban mặt trận cụm dân cư “lựa chọn” theo ý các vị cả rồi, hầu như họ bảo nhau “chúng tôi đưa ra 8 vị này thì ít là 6 vị phải vào HĐND. Như vậy số dân giới thiệu cho có lệ “ hạn ngạch chỉ có hai vị nữa”mà cũng trong vòng ngắm cả. Dù có nhiều quy trình nữa tới hiệp thương ở MTTQ xã thì họ đã dự định cả rồi.  có ý kiến tại hội nghị cho rằng thế thì còn đâu dân chủ ? ông cụm trưởng dân cư nói trắng phớ rằng : ông trưởng ban MTTQ cụm với ông bí thư chi bộ, tới ông cụm trưởng dân cư chúng tôi làm rồi. Hoá ra 3 ông này là 3 anh em con cô, cậu, chú bác với nhau (chuyện thực xảy ra ngày 10/3/2011 tại thôn Phú Châu- Xuân Phú- Phúc Thọ- Hà Nội ban thường trực UBMTTQ xã mời các ông bà đại diện cử tri hộ gia đình . Dự hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2011-2016.)
sự viẹc diễn ra như vậy dân nghe không xuôi. tới phần giới thiệu thì… theo cảm tính
phứa đi, cho ra hàng loạt người. Căng thẳng lên đành phải biểu quyết bằng phiếu kín tín nhiệm các vị được giới thiệu, Song vẫn biết không ổn. Nói hy vọng gì khi bầu thật , chỉ gọi là trách nhiệm nghĩa vụ công dân. Ngạn ngữ dân ta vẫn có câu “ bó đũa chọn cột cờ” cũng cởi mở lắm chứ, đã thông cảm cho trình độ địa phương rồi. Mong sao hướng dẫn lựa chọn đại biểu HĐND cấp cơ sở phải là người hiểu biết , nói đúng và trúng nhưng phải có văn hoá trong giao tiếp. Nếu trình độ đại biểu là A,B,C thì họp hội đồng nhân dân máy ông lãnh đạo đọc báo cáo chiếu lệ …đại biểu vỗ tay chứ ngân sách thu chi từ nguồn nào của địa phương, của nhà nước hỗ trợ, chi như thế nào… lãnh đạo chung chung báo cáo. Nhất là mấy năm gần đây Nhà nước đầu tư cho xây dựng phát triển hạ tàng cơ sở tương đối lớn trong giao thông, nông nghiệp, y tế trường học…đều bị vặt ngọn bởi tỉ lệ 10- 12% tiền công trình. Cho nên các chủ công trình cứ mỡ nó sào nó, mình còn có lãi nữa sau cân đối, chi phí rồi. Dẫn tới các công trình xuống cấp rất nhanh chẳng ai chịu trách nhiệm ? Dân quyền gì để biết, bàn để đòi kiểm tra. Thậm chí giám sát công trình là đoạn đường thôn qua xóm ông lãnh đạo báo cáo ông xã chọn ông bà phải vào ê kíp mới được ra đứng “ mà xem” cho gì được ấy. Nói điều này tôi chợt nghĩ cách đây 10 năm  một vị nguyên là phó chủ tịch UBND huyện nói với tôi : “… Nói bảo dân chủ để dân biết, dân bàn, …dân kiểm tra nghe khó lắm.Ai cho để biết, nói ai bảo để đi ( dùng cho người biết) Mình thấy mấy vị đại biểu quốc hội về gặp gỡ cử tri là mấy ông tỉnh, mấy ông tỉnh gặp gỡ cử tri mấy ông huyện, mấy ông huyện gặp mấy ông xã…tốt tất chứ ? vỗ tay rào rào, có quà địa phương khi chia tay. Chứ dân ai cho đến đấy mà nói tiếng nói cử tri.” Ngẫm đúng quá thì ông quan xã chả là cử tri mấy ông huyện ư ? cứ thế mà trượt. Vậy làm sao đại biểu các cấp cơ sở này phải tính đến bớt các vị đã chức sắc ở thôn, xã. phải cần tăng số lượng là NÔNG DÂN có trình độ, nhân sĩ trí thức đang cư trú tại địa phương mới mang tiếng nói trung thành của dân tới các cấp lãnh đạo.
- Nguyện vọng, tâm tư của nhân dân chỉ có thể gửi vào những đại biểu thật sự vì cuộc sống – kinh tế văn hoá,xã hội của dân phải là những người có trình độ nhất định ( chứ không đòi hỏi như đại biểu HĐND cấp tỉnh, thành phố , đại biểu Quốc hội) càng cần cái đầu Lạnh mới rạch ròi tư duy vấn đề, trái tim nóng đập dồn dậpvì mưu sinh của dân . 
Sắp tới toàn quốc diễn ra bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Hy vọng lời nói của kẻ hèn mọn này góp ý nhỏ để các nhà lãnh đạo tường tỏ hơn những vấn đề tế nhị đã và đang xẩy ra hầu như khắp các địa phương trong cả nước mà tôi nói trên. Chỉ khi nào chúng ta làm chuẩn được sự lựa chọn đại biểu HĐND các cấp thì tự các cấp này sẽ ý thức lựa chọn giới thiệu được đại biểu quốc hội chuẩn mực . 
                                                                                                        
Ngày 14-03-2011
Nguyễn Bá Cự