Năm kỷ Sửu đã đến, năm con trâu mưu mẹo trước hổ, khoẻ mạnh kéo gỗ, kéo cày chăm chỉ làm ăn sinh lúa ,sinh khoai. Mấy năm qua nhiều nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh tế vĩ mô, các nhà quản lý ngân sách, vẽ nhiều kế hoạch đầu tư,lao vào thành tích tăng trưởng, rồi đưa dư luận vào sự hồ hởi chưa đáng có. Đến khi gặp khó,cái không bền vững đã bắt đầu lung lay, vì thế sinh ra lạm phát như cơn sốt cao của người mắc chứng bệnh nan y. Các Bộ ngành luống cuống, lúng túng đưa ra nhiều kế sách vô lý lại làm cho dân tình hoang mang dao động.Lạm phát rồi thiểu phát, chính phủ đã chi 17 nghìn tỷ VN đồng cho những “Vùng Trũng” trong hoạt động sản xuất để nhằm “kéolại thăng bằng cho những anh đang trong cảnh “Chân không tới đất, cật không tới trời”,và chúng ta lại có quyền hy vọng cho một mùa xuân sẽ bền vững của nền kinh tế thị trường đầy đủ.Vậy TĂNG TRƯỞNG là gì? nếu chỉ trả lời bằng chữ nghĩa thì dễ, nhưng trả lời bằng việc làm cụ thể thì thật khó.Cứ lấy Tăng Trưởng làm thành tích thì sẽ là tai hoạ, vậy khi ta phát ra một câu là Tăng trưởng thật sự thì cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình phải được “sờ” “ Ngửi”và ăn được nó, chứ không phải chỉ mắt thấy trên khẩu hiệu.Cái thời ấu trĩ của tăng trưởng để hoá RỒNG, hoá HỔ đã phải chấm dứt nếu không lại chỉ làRỒNG,HỔ …giấy.Không hiểu có phải vì tăng trưởng thật không mà Hà Nội ta ltiêu sài lãng phí quá. Chỉ nhìn vào cái đào bới vỉa hè, thay đổi hình thức ở ngã tư ngã năm đường phố,các loại dải ngăn cách , các qui hoạch sai ..v.v.. đã làm rơi vãi hàng nghìn tỷ đồng. Vậy mà phố sá vẫn rối rắm, bẩn thỉu,mưa lầy, nắng bụi và giao thông tắc nghẽn, dây điện vẫn loằng ngoằng, rối tung như tổ tò vò,ra đường vẫn lo nơm nớp bởi tai nạn giao thông, xe bus vẫn là Hung thần đường phố, văn hoá quảng cáo mãi không sạch đẹp.Nói như thế không phải Hà Nội không có thành tích, Hà Nội đã làm được nhiều việc hay, vậy tại sao vẫn cứ bị eo xèo nhiều,Tôi cho rằng người dân luôn coi trọng cái giầu sang ,phú quí, nhưng trên cả cái đó là thái độ ứng xử ,quan hệ giữa “Quan” và Dân, và các loại “HÀNH” là chính của các ban ngành khi giao diện với dân, luôn đẩy dân về phía “ĐỊCH” để giải quyết vấn đề.Ngay ở Thủ Đô mà bây giờ vẫn bị phường xã hằng năm thu bao nhiêu loại tiền “đóng góp” cho quĩ nọ quĩ kia.Thành phố cần tiến dần đến sự công khai ngân sách, thu chi và các qui hoạch cụ thể cho từng thời kỳ.Chứ đùng một cái tuyên bố qui hoạch mà chưa có đủ dữ kiện gì thế là làm dân hoang mang ,nhốn nháo, chẳng hiểu ra sao.Ví như kiểu qui hoạch Thành Phố Sông Hồng vừa rồi gây nên một sự hoang mang tột độ.Nhà người dân đang bán hàng tỷ đồng ,thế mà bỗng nhiên có tin Hà Nội chỉ có đủ tiền đền bù bình quân mỗi nhà 600 triệu?,Họ bảo bán cho Hàn Quốc cả một dải đất đẹp thế này mà chỉ có 7 tỷ đô la hay sao?, Đấy cứ như thế Hà Nội luôn gây ra những cú sốc ,nên người dân lại có quyền eo xèo ,kêu ca,và đấy cũng chưa kể đến chuyện ứng xử hống hách của các ông “quan” phường.Từ những việc này, chúng tôi cho rằng chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Thăng long Nghìn tuổi phải bằng những việc làm rất thiết thực cho người dân. nước sạch nhiều nơi chưa đủ, chưa có, hoặc có ống dẫn rồi mà nước không chảy.các ngõ xóm nên làm lại hoặc tu sửa ngay các con đường nhỏ,một ngọn đèn cao áp ngoài phố,quy định lại cách treo công-tơ cho văn minh, đặc biệt là cải cách hành chính, dân tình vẫn sợ sệt mỗi khi đến phường “Xin” vịêc gì đó.Chỉ một việc nhỏ như thế này mà ông nhà đèn cũng gây khó: khi con ngõ mở rộng, cái cột đèn bỗng đứng chắn giữa lối đi ,thế mà hàng chục năm không ai chịu di chuyển, Có anh đánh tiếng: muốn chuyển đi dân góp vào vài triệu cho nhà đèn thì cột mới …Chạy ra chỗ khác.Thực ra kể mãi không hết việc “nhỏ” dân sinh như thế này, nhưng đó là những việc thiết thực,sát với đời sống hằmg ngày của dân, nên chăng khi tổ chức lễ hội kỷ niệm Nghìn năm thì xin đừng Rồng bay, phượng múa, mà cần có những chương trình quốc kế dân sinh cho thiết thực, thì chắc chắn Hà Nội ta sẽ có một bộ mặt mới trong năm con trâu này.