Tôi không thấy khả năng tiếp tục sống, vì nền nghệ thuật mà tôi hiến dâng đời mình cho nó đã bị hủy hoại bởi sự lãnh đạo ngạo mạn đầy ngu xuẩn của đảng và giờ đây không thể cứu vãn được nữa. Những cán bộ văn học ưu tú, trong đó có những tài năng mà vua chúa thời các Sa hoàng không dám mơ ước, đã bỏ mình hoặc bị giết do sự thao túng tội ác của những kẻ cần quyền. Những tài năng kiệt xuất của văn học đã chết yểu, số còn lại có ít nhiều khả năng sáng tạo nên những giá trị thực sự thì cũng bị chết ở độ tuổi 40-50.
Văn chương – lãnh địa thiêng liêng của những điều thiêng liêng – bị đem ra cho đám quan liêu, những phần tử dân chúng lạc hậu nhất xâu xé, thóa mạ, và từ trên các diễn đàn “cao quí” như Đại hội đại biểu toàn Moskow hay Đại hội Đảng lần thứ XX thấy vang lên khẩu hiệu mới: “Xích cổ nó lại!”. Cái cách mà người ta định sử dụng để cải thiện tình hình gây nên sự phẫn nộ: tập hợp một đám ngu dốt, cũng có một vài người trung thực nhưng luôn luôn bị o ép nên không dám mở mồm nói lên sự thật, các kết luận trái ngược hoàn toàn với tư tưởng Lênin bởi bắt nguồn từ thói quen quan liêu đều kèm theo sự dọa dẫm, giống như dùng ”dùi cui” để đe nẹt.
Thế hệ của tôi đến với văn học dưới thời Lênin bằng bao tình cảm tự do, cởi mở, tâm hồn ngập tràn sức mạnh vô bờ bến, chúng tôi đã sáng tạo ra bao nhiêu tác phẩm tuyệt vời mà mình có thể sáng tạo!
Nhưng sau khi Lênin qua đời, người ta đã đẩy chúng tôi xuống vị thế của đám trẻ ranh, hủy diệt chúng tôi, đe dọa chúng tôi về lập trường tư tưởng và gọi đó là “tính đảng”. Giờ đây, khi có thể sửa chữa tất cả những thứ đó thì lại thấy lộ ra sự thô thiển, dốt nát, kiêu căng hợm hĩnh tới mức độ đáng phẫn nộ của những kẻ nhẽ ra phải thực hiện công việc chỉnh đốn này.
Văn học được trao vào tay của những kẻ bất tài, nhỏ mọn, thù dai. Chỉ còn lại một số ít văn sĩ giữ được trong tâm hồn ngọn lửa thiêng, nhưng lại bị cô lập hoặc theo tuổi tác đã gần đất xa trời. Hoàn toàn không có một chút động lực nào trong tâm hồn để sáng tạo…
Được sinh ra để làm công việc sáng tạo lớn lao vì chủ nghĩa cộng sản, từ năm mười sáu tuổi, tôi đã gắn bó với Đảng, với giai cấp Công-Nông, được trời ban cho tài năng nổi trội, tâm hồn tôi tràn đầy những ý tưởng và tình cảm cao cả mà chỉ có thể có được từ cuộc sống của nhân dân gắn với những tư tưởng tuyệt vời của chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng, người ta đã biến tôi thành một con ngựa kéo cỗ xe chở phế liệu, cả đời phải lê bước dưới áp lực của vô số những công việc quan liêu, vụng về, phi lí mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Thậm chí cho đến bây giờ ngồi tổng kết đời mình, tôi thật không thể chịu nổi khi nhớ lại đống công việc được giao, những lời mắng mỏ, khiển trách, hay chỉ đơn giản là sai lầm về vấn đề ý thức hệ… đã trút xuống đầu tôi, người mà nhân dân tuyệt vời hoàn toàn có quyền tự hào vì sự chân thật và khiêm tốn của tài năng cộng sản sâu sắc trong tôi.
Văn học – thành quả cao nhất của chế độ mới – bị hạ nhục, truy sát và chà đạp. Sự tự mãn của những kẻ mới phất lên nhờ học thuyết vĩ đại của Lênin đã khiến tôi mất hết niềm tin vào họ cho dù họ thề thốt sùng bái học thuyết này, bởi vì chỉ có thể chờ đợi từ đám người ấy những điều còn tồi tệ hơn cả những gì ông vua Stalin đã gây ra. Ông này dẫu sao vẫn còn có học, còn đám kia chỉ là một lũ ngu si.
Cuộc sống của tôi với tư cách là một nhà văn đã mất hết ý nghĩa, nên tôi rời bỏ cuộc đời này với niềm vui vô bờ bến như sự giải thoát khỏi sự tồn tại ô nhục, nơi mà chỉ có sự dối trá, hèn mạt và vu khống đổ xuống đầu tôi.
Hy vọng cuối cùng của tôi chỉ là bộc lộ những điều này cho những người đang điều hành quốc gia, nhưng suốt ba năm trời, dù tôi đã thỉnh cầu, họ thậm chí không thèm tiếp tôi.
Tôi mong được chôn cất bên cạnh mẹ tôi.
Alexander Fadeev.
13.05.1956
Не вижу возможности дальше жить, т.к. искусство, которому я отдал жизнь свою, загублено самоуверенно-невежественным руководством партии и теперь уже не может быть поправлено.
Лучшие кадры литературы — в числе, которое даже не снилось царским сатрапам, — физически истреблены или погибли благодаря преступному попустительству власть имущих: лучшие люди литературы умерли в преждевременном возрасте; все остальное, мало-мальски способное создавать истинные ценности, умерло, не достигнув 40—50 лет.
Литература — это святая святых — отдана на растерзание бюрократам и самым отсталым элементам народа, и с самых “высоких” трибун — таких, как Московская конференция или XX партийный съезд, — раздался новый лозунг “Ату ее!”
Тот путь, которым собираются “исправить” положение, вызывает возмущение: собрана группа невежд, за исключением немногих честных людей, находящихся в состоянии такой же затравленности и потому не могущих сказать правду, — и выводы, глубоко антиленинские, ибо исходят из бюрократических привычек, сопровождаются угрозой, все той же “дубинкой”.
С каким чувством свободы и открытости мира входило мое поколение в литературу при Ленине, какие силы необъятные были в душе и какие прекрасные произведения мы создавали и еще могли бы создать!
Нас после смерти Ленина низвели до положения мальчишек, уничтожали, идеологически пугали и называли это — “партийностью”.
И теперь, когда все можно было бы исправить, сказалась примитивность, невежественность — при возмутительной доле самоуверенности — тех, кто должен был бы все это исправить. Литература отдана во власть людей неталантливых, мелких, злопамятных.
Единицы тех, кто сохранил в душе священный огонь, находятся в положении париев и — по возрасту своему — скоро умрут.
И нет никакого уже стимула в душе, чтобы творить...
Созданный для большого творчества во имя коммунизма, с шестнадцати лет связанный с партией, с рабочими и крестьянами, одаренный богом талантом незаурядным, я был полон самых высоких мыслей и чувств, какие только может породить жизнь народа, соединенная с прекрасными идеалами коммунизма.
Но меня превратили в лошадь ломового извоза, всю жизнь я плелся под кладью бездарных, неоправданных, могущих быть выполненными любым человеком неисчислимых бюрократических дел.
И даже сейчас, когда подводишь итог жизни своей, невыносимо вспомнить все то количество окриков, внушений, поучений и просто идеологических порок, которые обрушились на меня, кем наш чудесный народ вправе был бы гордиться в силу подлинности и скромности внутреннего глубоко коммунистического таланта моего.
Литература — этот высший плод нового строя — унижена, затравлена, загублена.
Самодовольство нуворишей от великого ленинского учения, даже тогда, когда они клянутся им, этим учением, привело к полному недоверию к ним с моей стороны, ибо от них можно ждать еще худшего, чем от сатрапа Сталина.
Тот был хоть образован, а эти — невежды.
Жизнь моя как писателя теряет всякий смысл, и я с превеликой радостью как избавление от этого гнусного существования, где на тебя обрушивается подлость, ложь, клевета, ухожу из этой жизни.
Последняя надежда была хоть сказать это людям, которые правят государством, но в течение уже 3-х лет, несмотря на мои просьбы, меня даже не могут принять.
Прошу похоронить меня рядом с матерью моей.
13/V.56.
Ал. Фадеев.