(Dựa theo mạng truyền thông Hoa ngữ: Tiếng nói của hy vọng, Đại Kỉ Nguyên, Aboluo, Bloomberg, Baidu)
Nhậm Chí Cường là nhà phê bình của chính phủ Trung Quốc trong một thời gian dài. Sự mất tích của Nhậm đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang thoái lui và từ bỏ các cải cách. Nhậm Chí Cường không phải là một người cấp tiến. Nhậm là đảng viên Cộng sản, một cựu lãnh đạo của một doanh nghiệp nhà nước, là bạn của một số chính trị gia quyền lực nhất của Trung Quốc. Nhậm Chí Cường nổi bật trong những năm 1980 đến tận khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Mặc dù đảng Cộng sản Trung Quốc không cho phép bất kỳ ai thách thức sự cai trị của họ, nhưng thời gian đó họ cho phép một số người đặt câu hỏi về một số lựa chọn của họ. Sau khi bài viết BỊ LỘT TRẦN TRUỒNG GÃ HỀ VẪN MUỐN LÀM VUA bị tung lên mạng, Nhậm Chí Cường mất tích. Dư luận cho rằng Nhậm bị chính quyền của Tập Cận Bình bắt ở Quảng Đông. Sự mất tích của ông trùm bất động sản 69 tuổi khiến nhóm thân cận và những người ủng hộ lo lắng. Tháng 12 năm ngoái, Nhậm đã tổ chức một cuộc triển lãm các tác phẩm khắc gỗ, một sở thích mà Nhậm theo đuổi. Hệ thống kiểm duyệt của chính quyền ngày càng nghiêm ngặt khiến Nhậm không viết lách, ngoài làm tranh. Nhậm cũng còn tự nhốt mình trong một phòng nhỏ, khách chỉ có thể nhìn thấy Nhậm qua một cửa sổ hẹp. Nhậm giải thích với bạn bè rằng, đó là hành vi nghệ thuật, phản kháng sự cô lập của chính phủ đối với ông, khi cấm ông sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và phát biểu.
Người ta cho rằng, lý do Nhậm Chí Cường bị bắt là bởi ông đã chỉ trích phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với đại dịch virus vương miện mới. Mặc dù bài viết không đề cập đến tên của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, nhưng bài báo nói rằng một "chú hề" khao khát quyền lực và sự kìm hãm tự do ngôn luận của Đảng Cộng sản đã làm trầm trọng thêm dịch bệnh. Bài báo kêu gọi người cộng sản hãy tỉnh giấc thoát khỏi u mê, lặp lại hành động lật đổ "bè lũ bốn tên" năm 1976, kết thúc sự hỗn loạn của "cách mạng văn hóa".
Giống như Tập Cận Bình có cha là Phó Thủ tướng chính quyền cộng sản, Nhậm Chí Cường cũng có cha là một Thứ Trưởng Bộ thương mại. Theo các bài đăng trên mạng xã hội và các cuộc phỏng vấn truyền thông thì mẹ Nhậm là bạn học với nhà độc tài Bắc Triều Tiên. Quan hệ xã hội của Nhậm rất rộng. Nhậm cùng học từ thời phổ thông cơ sở với Vương Kỳ Sơn, Phó chủ tịch Trung Quốc, khóa trước là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình trong chiến dịch đả hổ. Khi đang làm nghiên cứu sinh, Lưu Hạc nay là Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc với Mỹ, đã được Nhậm Chí Cường thuê làm nghiên cứu viên kiêm chức. Du Chính Thanh nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc từng là cộng sự của Nhậm thời kì cùng công tác ở Bộ Xây dựng. Năm 2002, Du đã viết lời giới thiệu cuốn sách đầu tiên của Nhậm. Du Chính Thanh từng nói, không nên phản cảm khi nghe Nhậm Chí Cường nói ngược lại. Nên suy xét những nhân tố hợp lí và triết lí của Nhậm.
Theo những người thân cận, sở dĩ Nhậm Chí Cường giành được sự tôn trọng của các quan chính phủ là vì họ dần nhận ra rằng những lời chỉ trích của ông là chân thành. Nhậm Chí Cường tuyên bố, bất đồng chính kiến là hình thức yêu nước cao nhất.
Nhậm Chí Cường có hỗn danh là Nhậm Đại Pháo, nhưng có một điều lạ là cho tới giờ mới bị bắt. Là chủ tịch một công ty nhà nước về phát triển bất động sản, Nhậm đã có nhiều cuộc đụng độ với chính quyền địa phương và trung ương, kể cả Du Chính Thanh. Nhậm Chí Cường tuyên bố, quyền lực của bất kỳ quốc gia nào cũng là tham nhũng vì vậy phải khuôn nó vào trong tầm giám sát của dân chúng. Nếu không quyền lực sẽ bị lạm dụng và mọi người sẽ phải chịu tổn thất.
Khoảng những năm 2010 đến 2015, tiếng nói của Nhậm Chí Cường có vị trí quan trọng trên mạng xã hội. Trước đó, Nhậm bị mạng xã hội công kích dữ dội, khi tuyên bố công việc của mình là xây dựng nhà ở cho người giàu, đồng thời đổ lỗi cho chính sách của chính phủ gây nên thiếu nhà ở giá rẻ. Sau đó, bất chấp các biện pháp giảm nóng của chính phủ, giá nhà tăng vọt và mọi người bắt đầu nghĩ rằng Nhậm là người trung thực, không tham lam.
Năm 2011, khi sự cởi mở của Trung Quốc đối với những ý tưởng mới đạt đến đỉnh cao, Nhậm Chí Cường, một người thích đọc sách, đã thành lập một câu lạc bộ sách. Câu lạc bộ thu hút các doanh nhân, trí thức và quan chức chính phủ hàng đầu của Trung Quốc. Danh mục sách có những cuốn Nền dân chủ Mỹ của Alexis de Tocqueville, hay Nguồn gốc chủ nghĩa toàn trị (The Origins of Totalitarianism) của Hannah Arendt. Những sự kiện do Câu lạc bộ thu hút sự quan tâm và tham gia của cả nước. Nhậm Chí Cường nói rằng, mục tiêu của Câu lạc bộ đọc sách của ông là giúp thế hệ trẻ Trung Quốc phát triển ý thức độc lập, không mù quáng tuân theo quyền lực. Vào thời điểm đó, chính quyền Trung Quốc cũng đã ngăn chặn một số chủ đề và diễn giả, nhưng nói chung vẫn cho phép Câu lạc bộ tồn tại.
Đến đầu năm 2016, Weibo của Nhậm đã có gần 38 triệu người theo dõi. Nhưng thái độ của đảng đối với Nhậm Chí Cường đã thay đổi.
Trong cùng năm đó, Tập Cận Bình tuyên bố rằng tất cả các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều phải phục vụ Đảng. Kể từ sau Mao Trạch Đông đến thời điểm đó, không có nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc nào nói trắng phớ như vậy. Nhậm Chí Cường đã phán đối, viết trên Weibo rằng các phương tiện truyền thông nên phục vụ người dân, không phải các đảng chính trị, nếu không người dân sẽ phải chịu đựng mọi tai ương.
Lập tức Nhậm Chí Cường bị trừng trị. Tài khoản Weibo của Nhậm bị xóa. Nhậm bị kỉ luật khai trừ lưu đảng một năm. Hộ chiếu bị tịch thu. Người nhà Nhậm không được phép rời khỏi đất nước. Nhậm phải đối mặt với cuộc điều tra và thẩm vấn liên tục.
Nhưng đại ôn dịch coronavirus đã xảy ra. Các bác sĩ đã cố gắng công khai cảnh báo người dân nhưng bị các quan chức chính phủ đe dọa. Nhậm Chí Cường tin rằng quan điểm của ông là đúng. Bài viết Chú hề muốn làm vua ra đời. Trong bài viết có đoạn: "Không có phương tiện truyền thông nào đại diện cho lợi ích của nhân dân công bố chân tướng của sự thật, kết quả là sinh mạng và cuộc sống của người dân bị tổn hại vì coronavirus và vì sự tệ hại của thể chế."