Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

XEM PHÒNG TRANH CỦA HỌA SĨ LẬP DỊ: ĐẶNG HUY QUYỂN

Phạm Viết Đào
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2020 9:03 AM


Phạm Viết Đào
Đặng Huy Quyển được bạn bè trong giới ghi nhận anh như một họa sĩ lập dị, không giống ai từ đời tư đến đời tranh; Phải chăng vì lẽ đó nên mặc dù đã 70 xuân mà hình nhưng mãi tới 1/3/2020, lần đầu tiên Đặng Huy Quyển mới thập thò cho khai mở phòng tranh cá nhân tại 16 Ngô Quyền Hà Nội…
Tôi quen biết Đặng Huy Quyển đã lâu, có xem một số tranh của Quyển nhưng vì là dân ngoại đạo nên không dám lạm bàn nhiều về thứ nghệ thuật trừu tượng này. Trước hết nói về con người Đặng Huy Quyển. Trong khai mở buổi ra mắt, Lương Tử Đức, một bạn vẽ của Quyển bật mí: Là bạn từ thời còn ngồi ghế nhà trường, Quyển là một thanh niên có trái tim yếu ớt, hay bị ngất lên ngất xuống khi gặp một sự cố gì đấy, một cơn trái gió trở trời…Tim của Quyển yếu ở tới mức mà một cô người yêu của Quyển thành thật: không dám ôm hôn Quyển sợ “gây án” làm Quyển ngất; Lương Tử Đức không kể theo lối phóng đại chữ nghĩa mà Quyển ngất thật mỗi khi bị xúc động. Yếu ớt là thế mà đến 70 tuổi, không cần sự can thiệp của y học, Quyển vẫn sống nhăn, hình như có mấy đời vợ và có những 4 đứa con…Qua hiện tượng Đặng Huy Quyển, Lương Tử Đức nhận xét: Ngành y trở thành nghề vô tịch sự trước một kẻ có trái tim lạ kỳ như Quyển; một trái tim ngoại biệt…
Cũng theo Lương Tử Đức, Quyển còn có một dị biệt hơn: hơn bốn chục năm cầm cọ vẽ, vẽ mải miết, vẽ không để bán và cũng không bán được cho ai và Quyển sống với cái nghề không có khả năng kiếm tiền; Vẽ để chơi…thế mà vẫn nuôi được 4 đứa con xinh đẹp.Tài đến thế là cùng…
Tuổi 70, chưa một ngày nhận lương nhà nước hay trong một doanh nghiệp nào cả mà vẫn hào hoa phong nhã, thỉnh thoảng có kiếm được đôi đồng thì cũng chỉ là vặt vãnh; Thực ra ra trường, Đặng Huy Quyển tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp được biên chế về Đài truyền hình TW, một cơ quan danh giá; Thế nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn, vào một buổi chiều người ta nhẹ nhàng mời Quyển dắt xe đạp, cặp lồng cơm ra khỏi cơ quan không một quyết định bằng giấy tờ nào cả, không thanh minh thanh nga hay một kỷ luật xóa hợp đồng lao động. Nhiều bạn bè ngơ ngác không hiểu vì sao Quyển bị đuổi việc. Và từ đấy Quyển không vào biên chế một cơ quan nào nữa và sống lang thang ngoài xã hội với cái nghề vẽ tranh không để bán mà để cất vào kho nhà…Có vẽ hội họa như là cái giỏ để Quyển trút vào đó tất cả những gì là sinh khí, sinh lực, nhưng tâm tư của cuộc đời Đặng Huy Quyển…
Thực ra, Quyển bị hất ra ngoài xã hội do bởi lý do sau đây: Năm 1973, Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Pari, chấm dứt cuộc chiến tranh gây tang tóc cho cả hai phía. Trước khi ký, Kissinger bay qua Hà Nội để ký tắt hiệp định. Khi Kissinger tới Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng có tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi và trong số những nhân viên phục vụ cho buổi chiêu đãi có Đặng Huy Quyển…
Những người đứng ra tổ chức buổi chiêu đãi đã quên không điều tra lý lịch, hoàn cảnh gia đình của những người được giao nhiệm vụ đón tiếp Kissinger, không biết rằng trước đó mấy tuần, trong trận bom B 52 của Mỹ ném vào Hà Nội, nhiều dân thường bị chết vì bom B. 52 trong đó có em gái Đặng Huy Quyển. Thế là uất hận vì thù nhà nợ nước, khi giáp mặt Kissinger, Quyển đã cầm dao, cái dao ăn ở khách sạn xông vào tấn công, trả thù Kissinger. Kết quả là Quyển bị lực lượng an ninh hạ gục, đánh ngất, tất nhiên bữa tiệc kém vui, lỗi này phần chính theo người viết do Ban tổ chức…
Tuy vậy, sau vụ này, Quyển bị xếp vào “phần tử khủng bố”, bị lực lượng an ninh cho vào sổ đen và có lẽ đó là lý do Quyển bị hất ra bên lề xã hội, mặc dù đang là một họa sĩ trẻ tài hoa, đầy khát vọng…Không biết vào đời với hoàn cảnh éo le, dị biệt như vậy nên đã ảnh hưởng tới đời nghệ thuật, đời cầm cọ của Quyển…
Hôm qua FB Dao Pham Viet có giới thiệu một người lính Vị Xuyên Nghiêm Xuân Hàm, vì quá yêu thương đồng đội, quá yêu cái mảnh đất quê hương đất nước bị bọn Tàu dày xéo nên đã có nhiều hành vi mà đối với nhiều người bị cho là khùng? Liệu Đặng Huy Quyển có phải là một “ kẻ khùng” trong hội họa không? Mời quý vị hãy đến phòng tranh của Đặng Huy Quyển vừa mới khai trương hôm qua 1/3/2010 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội…Riêng Dao Viet Phạm là dân ngoại đạo cũng xin có đôi lời về phòng tranh của Đặng Huy Quyển…
Dao Pham Viet đã đôi lần qua Pari và có vào xem Bảo tang Louvre và rất chú ý tới các gian trưng bày hội họa hiện đại ở bảo tang nổi tiếng này. Xem tranh của Quyển thấy có phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái Lập thể ( Cubism ) và Dã thú (Fauvism) với những bậc “tiên chỉ” như Pablo Picasso, Henri Matisse và André Derain…
Giới hội họa thế giới thường nói nhiều tới bức tranh Guernica hay Các cô gái điếm Avignon ('Les Demoiselles d'Avignon') là những bức tranh chứa đựng phần nào những ý nghĩa xã hội; Còn phần lớn tranh của các trường phái này thường không tải về nội dung mà chủ yếu phô bày tài năng về hội họa, tìm tòi về bố cục, đường nét, màu sắc…
Ngược lại xem tranh của Đặng Huy Quyển người xem buộc phải chứng kiến những hình khối, hình ảnh, không gian bị dày vò, bị bóp nghẹt, bị dồn nén, bị chẹn họng, bị tảy não, xoáy như xoáy những cái đinh ốc, vỏ đỗ; Người xem không thể không gai người khi chứng kiến những bức tranh thể hiện những hình khối, đường nét, màu sắc xanh, đỏ, tím vàng như đanh vậtt vã, đau đớn giống như các bệnh nhân bị viêm nhiễm corolla Vũ Hán trước giây phút lâm chung. Theo một số bác sĩ Trung Quốc chứng kiến những bệnh nhân bị viêm phổi ở Vũ Hán, trước khi tắt thở, người bị bệnh trải qua một trận đau khủng khiếp, giống như ngườ bị đuối nước, chết ngạt, đau đớn tới tột cùng, quẫy đạp tận cùng. Đó là cái cảm giác mà Dao Pham Viet cảm nhận sau khi xem tranh của Đặng Huy Quyển…
Xem tranh của Quyển thấy nhiều hình thù như bị nổi gai, nổi mụn ngay cả cái đầu tự họa của Quyền. Tranh của Quyển như chính nội tâm của Quyển thể hiện sự nổi loạn, những ẩn ức ( libido) qua hình khối màu sắc nổi gai, nổi mụn, dị méo….
Người xem có thế thấy qua chân dung tự họa của Quyển, về cái đầu xù xì bị vặn tréo mắt xoay vỏ đỗ, hay có cái khuôn mặt, cặp vú bị bị bóp, cămg dài như cái bơm; Người Hà Nội có thời hay dung thuật ngữ “ mặt dài như cái bơm” để nói về tình cảnh mất số gạo của người thành phố, cái sự nô lệ miếng ăn, có một bức tranh của Quyển thể hiện cái ý này mặc dù không đặt tên…
Cái xã hội không có tự do, con người không được tự mưu cầu sụ sống, tự do mưu cầu quyền sống là cái chất liệu cảm hứng làm nên những đường nét, hình khối, máu sắc trong tranh của Đặng Huy Quyển…
Xem tranh của Quyển thấy chất chứa qua nhiều điều lo âu, nhiều sự quặn thắt bởi cái xã hội mà Quyển trải nghiệm; Cái xa hội, môi trường nó phức tạp và ác hơn cái xã hội phát xít Franco hay Đức quốc xã được phần náo thể hiện trong tranh của Picasso hay các bậc tiên chỉ làng tranh Dã thú…
Trong bộ sưu tập cũng có bức thể hiện những đường nét nghiêm ngắn, đen trắng phân minh nhưng chỉ có một vài bức thôi...
Còn Phạm Viết Đào rất chú ý tới bức tranh vẽ một tập thế được cấu tứ trong bụng một con bò, không biết có phải là CÔNG-NÔNG-BINH?
P.V.Đ

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng
Trong hình ảnh có thể có: 9 người, trong nhà
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.