Bà Thái Anh Văn. Ảnh: Soha.
Vấn đề Đài Loan đang rất nóng, không chỉ bởi phát biểu qua lại giữa ông Tập và bà Thái Anh Văn. Một loạt các sự kiện khác đang diễn ra ở đây đẩy nhanh tốc độ nóng của eo biển này.
Tuyên bố của các đảng chính trị ở Đài Loan đã cho thấy quyết tâm rất cao về sự độc lập của Đài Loan. Không sáp nhập vào đại lục là câu trả lời của các đảng phái ở Đài Loan, dù cầm quyền hay đối lập.
Quốc Dân Đảng, đảng đối lập lớn nhất, vốn thân với Trung Quốc đã tuyên bố trong một thông cáo: “Nền tảng "một quốc gia, hai chế độ" được áp dụng khi Hồng Kông quay trở về với đại lục là điều không thể chấp nhận được đối với Đài Loan bởi hình thức này không được công chúng ủng hộ”. Và ông Mã Anh Cửu, cựu lãnh đạo Quốc Dân Đảng cũng đã nói rõ: "một quốc gia, hai chế độ" không có chỗ đứng ở Đài Loan.
Thông tin quan trọng vừa mới được RFI công bố theo thăm dò của Hãng tin Đài Loan CNA được thực hiện sau tuyên bố thu hồi Đài Loan của ông Tập là có tới 84,1 % người dân Đài Loan không chấp nhận sáp nhập.
Như vậy Đài Loan hoàn toàn thống nhất trong nội bộ quyết tâm ly khai với Trung quốc. Giáo sư Lương Vân Tường - thuộc Học viện quan hệ Quốc tế, Đại học Bắc Kinh cũng khẳng định là Đài Loan không đời nào chấp nhận sáp nhập vào Trung quốc.
Và, trong lúc ông Tập bóng gió đe dọa dùng vũ lực cùng với việc các ông tướng Trung quốc huênh hoang tuyên bố này kia thì hải quân Đài Loan lạnh lùng phóng tên lửa siêu thanh “thay lời muốn nói”.
Eo biển Đài Loan đúng là quá nóng khiến ông Tập hết sức lo lắng.
Nhưng có lẽ nỗi lo lắng của ông Tập không chỉ đến từ Đài Loan. Chắc chắn ông Tập phải nghĩ đến cơn sóng ngầm ly khai trên toàn Trung quốc mà khởi đầu là Đài Loan, dù một số nơi đang còn là sóng lăn tăn. Nhưng từ sóng lăn tăn đến sóng lớn đôi khi chỉ cách nhau một khoảng rất ngắn. Vì hai đạo luật cho Tân Cương và Tây Tạng vừa qua của Mỹ đã tạo một cú hích tâm lý mạnh cho 2 vùng đất này rồi và còn tạo thêm hứng thú cho các vùng khác như Hồng Kông hay Ma Cao. Và việc ra các đạo luật thì Mỹ chắc chắn chưa dừng lại đó.
Tới đây tôi xin nói vấn đề mà có thể nhiều người đang băn khoăn. Là liệu Mỹ và đồng minh có thể thúc đẩy các vấn đề có vẻ thuộc nội bộ Trung quốc như vấn đề Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng hay thậm chí là thể chế chính trị của Trung quốc hay không?
Về nguyên tắc chung người ta trả lời rằng không ai được quyền can thiệp vào nội bộ của nước khác nhưng sự thật điều ấy thỉnh thoảng vẫn diễn ra với các nước mạnh như Nga hay Mỹ, còn trong hoàn cảnh này thì câu trả lời của tôi là dư sức có thể.
Can thiệp vào nội bộ một nước như Trung quốc vì nó đang đe dọa sự tồn vong của nước Mỹ, đồng minh và cho toàn thế giới là lý do mà không nước nào có thể ngăn cản.
Liên Xô vào hồi cuối Chiến tranh thế giới thứ 2 chẳng cần bất cứ lý do gì mà cũng đã buộc nhiều nước phải đi theo chủ nghĩa xã hội, thậm chí ép buộc bằng cách chia cắt ra như nước Đức thì Mỹ ngày nay với những lý do quá rõ ràng về sự tấn công của Trung quốc thì việc ép buộc nước này từ bỏ chế độ chính trị đương thời và thúc đẩy cho nó phân ly thành nhiều nước nhỏ là điều hoàn toàn có thể.
Những ngày tới chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện bất ngờ nóng bỏng khác tại eo biển Đài Loan. Tôi không cho rằng có chuyện nổ súng nhưng các sự kiện chính trị thì sẽ rất dồn dập.
Copy từ Têu blog