Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Truyện
NGÀY VÔ VI
Lê Mai
Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2017 7:07 AM
Truyện ngắn
Quái lạ, mấy ngày nay sắp đến 20 tháng 11 rồi mà chẳng thấy thằng con nhắc nhở việc chuẩn bị phong bì đến thăm thày cô, cũng chẳng thấy nó đòi tiền nộp cho ban phụ huynh học sinh của lớp. Trên đường đèo con đi học tôi phân vân về điều này mãi.
Đường phố hôm nay không bị ùn tắc. Mọi phương tiện giao thông lưu thông êm ả trên đường, không ồn ào, không bụi bặm, không tiếng còi xe ầm ĩ…
lại không có cả chiếc xe cảnh sát rà rà chầm chậm đi sát lề đường, chốc chốc các chiến sĩ cảnh sát lại tung mình ào xuống mặt đường giành giật quanh gánh cùng các bà, các cô bán rau, bán ổi… Thế mà, vỉa hè rất thông thoáng, sạch sẽ chỉ dành riêng cho người đi bộ. Đường đúng là đường, vỉa hè đúng là vỉa hè, không nhập nhằng, lẫn lộn.
Chỉ mươi phút tôi đã dừng xe trước cổng trường con học, giảm được 2 phần 3 thời gian. Đây là lần đầu tiên trong đời xe máy của tôi đi nhanh hơn người đi bộ. Sao thế này? Sao cổng trưởng không có tầng tầng lớp lớp xe máy, cái quay dọc, cái quay ngang rì rì phạch phạch… Muộn học chăng? Tôi lo lắng đẩy xe vào trường. Không! Không muộn. Sao hôm nay sân trường sạch thế? Rác rưởi, bụi bặm đâu hết cả rồi? Những cô giáo duyên dáng trong bộ áo dài dân tộc ân cần, niềm nở với phụ huynh, dịu dàng âu yếm với học sinh… Thế thì đúng “cô giáo là mẹ hiền” rồi còn gì nữa! Những cô cậu học trò mặt mũi sáng sủa thông minh, gọn gàng trong bộ đồng phục không đá vút những quả cầu, quả bóng vào mặt khách, không chạy đuổi đâm sầm vào người lạ… Thấy lạ, tôi quay sang hỏi bác bảo vệ:
- Thưa bác! Hôm nay trường ta đón đoàn kiểm tra nào vậy? của Sở hay của Bộ?
- Không! Có đoàn kiểm tra kiểm triếc nào đâu!
Nghe bác trả lời, tôi giật mình. Thế thì trường đúng là trường, lớp đúng là lớp, thày đúng là thày, trò đúng là trò rồi còn gì. Thôi chết rồi! Mải vui với sự lạ, quên béng mất thời gian, giờ nhìn đồng hồ mới biết: nếu đường thông hè thoáng như hôm nay, phóng nhanh đến cơ quan tôi cũng muộn làm đến 5 phút. Tôi ngây người nghĩ tới việc chỉ mươi phút nữa thôi, mình sẽ bị giám đốc chan tương hắt mẻ vào mặt. Ông giám đốc cơ quan tôi nóng tính cực kỳ. Ai đi làm muộn thì… May mà chúng tôi nhẫn nhục quen rồi. Cất xe xong, tôi đi như chạy vào phòng làm việc. Như mọi lần, giám đốc kia rồi… Tôi cúi đầu bước chậm, chuẩn bị chịu trận…
- Thưa giám đốc, tôi xin lỗi, hôm nay tôi muộn làm 5 phút – Tôi lí nhí.
- Xe hỏng hay tắc đường? - Ông nhỏ nhẹ hỏi tôi.
- Dạ không, xe tốt, đường thông thoáng.
Trả lời xong, tôi khẽ nghiến răng sẵn sàng chịu đựng trận cuồng phong bão tố. Da mặt tôi lúc này đã dày lên, lì ra sẵn sàng chống đỡ.
- Rút kinh nghiệm nhé. Thôi về chỗ làm việc đi – Giọng ông nhẹ như tâm sự với người tình.
Tôi thở hắt ra. Gân cơ toàn thân từ từ giãn, nhẹ nhõm. Tôi ngơ ngác nhìn ông rồi buột miệng nói:
- Thủ trưởng còn chưa mắng chửi em cơ mà. Mọi hôm tính thủ trưởng nóng như lửa… Hay hôm nay vô tuyến truyền hình đến cơ quan ta quay chuyên mục “Chuyện lạ Việt Nam”?
Giám đốc cười xòa, vỗ vỗ vai tôi rồi thân mật nói:
- Các cậu cứ coi tôi là người nóng tính nên tôi đâm ra cũng nghĩ như vậy, nhưng… hóa ra không phải. Người nóng tính là người phải nổi xung với bất cứ ai, chứ mình thì… chỉ nổi xung với cấp dưới, chưa lần nào dám nổi nóng với cấp trên. Thì ra, văn hóa lãnh đạo ở mình quá thấp, chẳng nhận ra quan hệ giữa chúng mình chỉ là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau trong tình người ấm áp, mà cứ tưởng là quan hệ bố con. Thôi cho mình “tổng xin lỗi” những sỉ vả trước nhé.
Những lời nói chân tình của ông có tác dụng như liều Viagra cực mạnh làm tôi rất phấn khích. Tôi lao về phòng làm việc, hùng hục làm. Làm để đáp nghĩa, để tri ân người thủ trưởng đầy nhân tính. Tôi đang say sưa làm việc với hiệu quả và chất luợng rất cao thì… Bỗng, có lệnh lên gặp giám đốc. Tôi tái mặt, lo lắng. Hay là bây giờ ông ấy mới lên cơn cho gọi tôi lên để trút giận. Trong phòng giám đốc đã có trưởng phòng hành chính tổng hợp đang ngồi co ro như chú cún con ở góc phòng. Tôi run run bước vào thì giám đốc nói ngay:
- Gia đình cậu Tuấn bảo vệ vừa đến báo, cậu Tuấn vừa đi cấp cứu ở bệnh viện Vinh Quang. Hai cậu đến ngay xem gia đình, bệnh viện cần gì ta giúp. Hết bao nhiêu tiền cũng chi. Con người là vốn quí nhất. Tôi lên phòng họp, cho dừng cuộc họp lãnh đạo cơ quan xong là tôi cũng đến ngay viện đấy!
- Cậu Tuấn là bảo vệ, có phải là giám đốc đâu mà đòi hưởng tiêu chuẩn đặc biệt. – Tôi nói.
- Cậu lạc hậu quá! Bảo vệ hay giám đốc cũng đều là con người, đều đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng, dân chủ. Chức trách khác nhau chẳng qua là do Đảng và Nhà nước phân công thôi. Thôi, đi đi!
Tôi và trưởng phòng hành chính tổng hợp phi vù vù tới viện. Trong phòng cấp cứu, Tuấn đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh. Xúm quanh anh rất nhiều bác sĩ. Người đang lắng mình nghe tim phổi, người đang đo huyết áp, người đang chăm chú dõi theo nhịp tâm đồ, người nắm chân, bóp tay, người xoa trán… Chẳng bù cho tôi, mấy ngày trước cũng nằm trong phòng cấp cứu này, nằm suốt buổi chẳng thấy ma nào đến hỏi. Đến mức, chỉ thoáng thấy bóng áo trắng, áo xanh là tôi phải cố hết sức rên hòng thu hút tình thương hại. Nhưng họ điếc. Điếc tất. Sau gia đình tôi phải dùng phong bì mới chữa được điếc cho họ… Nhờ sự tận tâm của tập thể bác sĩ, mươi phút sau Tuấn hồi tỉnh. Ông bác sĩ (có lẽ là trưởng nhóm) ân cần nói với chúng tôi và gia đình.
- Gia đình yên tâm, anh ấy không sao đâu. Để chúng tôi theo dõi thêm một chút thời gian nữa cho chắc chắn rồi cho về. Mai đi làm bình thường.
Lời nói ân cần của bác sĩ nghe sướng đến tận tim. Theo kinh nghiệm, tôi nháy mắt ra hiệu với trưởng phòng hành chính tổng hợp. Ông ý tứ xích lại gần bác sĩ và tế nhị đút chiếc phong bì vào túi áo blu. Phải công nhận người thiết kế cái túi áo blu là người cực giỏi, miệng túi ở tư thế nào cũng ngoác rộng, sẵn sàng nuốt gọn phong bì. Ông bác sĩ nhíu mày, thò tay vào túi áo lấy chiếc phong bì giơ lên cao, ông phật ý nói:
- Bác làm gì thế này. Bác coi chúng tôi là loại người gì?
Giữa thanh thiên bạch nhật mọi người ngước nhìn theo chiếc phong bì cồm cộp dầy. Trưởng phòng hành chính tổng hợp cơ quan tôi đỏ lựng mặt, thẹn thùng. Nhìn ông, lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được hình tượng “dê già e thẹn”! Trưởng phòng lúng túng thanh minh:
- Có cốc nước chúng tôi thành tâm mời các bác sĩ… Có gì to tát đâu mà bác sĩ phải ngại.
Ông bác sĩ vẫn nghiêm giọng nói:
- Bác có biết như thế là bác sỉ nhục chúng tôi không? Bác hãy nhìn xem…
Ông chỉ ngón tay lên phần cao của bức tường trước mặt. Chúng tôi ngước mắt nhìn theo. Trên đó lấp lánh dòng chữ đỏ: “Lương y như từ mẫu”. Ông chỉ ngón tay lệch sang bên phải, thấp hơn một chút, ở đó trang trọng treo một tấm biển trắng chói lòa dòng chữ đỏ: “Lời thề HYPOCRAT…” Lòng chúng tôi ấp áp! Mắt chúng tôi tin yêu!
Bỗng… choang một cái. Không phải sét mà như sét! Tôi giật mình choàng dậy… Thì ra, đó là một giấc mơ! Giấc mơ đẹp, mà sao mồ hôi tôi lại toát ra như tắm!
LÊ MAI
Các tin khác
HAI NHÀ SÁT NHAU
SỐNG THỬ
MẮT HUYỀN
TRUYỀN THUYẾT CỦA LÀNG
BIẾT NGOẠI NGỮ… THẬT LÀ CÓ LỢI
QUYỀN ĐƯỢC RÊN
NGỤY PHẢ !
CHUỘT CỐNG
ĐONG GIUẰNG THỜ HIỆN ĐẠI
BÙA YÊU
TIN DỮ
NỖI BUỒN MẸ BÊN SÔNG ĐÀ
THẰNG THỐNG NHẤT
SAO LẠI THẾ ?
CỦA NỢ
HỘI CHỨNG CÁ THÁNG TƯ
ÁM ẢNH GIA TRUYỀN
TRONG GIÓ BỤI - phần 1
TRONG GIÓ BỤI – Phần 2
TRONG GIÓ BỤI – Phần 3
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)