Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, sinh ngày 24-8-1947 tại Sài Gòn. Quê quán thôn Hương Cát xã Trực Thành (nay là xã Cát Thành), huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Hiện ở khu đô thị Văn Khê Hà Nội.
Sau gần 1 năm chống chọi với bệnh ung thư, mặc dù được các thày thuốc Viện Quân y 103 và gia đình hết sức cứu chữa, nhưng không qua khỏi.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục từ trần hồi 3 giờ 45 phút ngày 20-5-2016 (tức ngày 14 tháng Tư Bính Thân) tại Viện Quân y 103. Hưởng thọ 70 tuổi.
LỄ VIẾNG NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHỤC
- Lễ khâm liệm hồi 7 giờ ngày 22-5-2016 (Chủ nhật)
- Lễ viếng từ 9 giờ đến 11 giờ ngày 22-5-2016 tại nhà tang lễ Viện quân y 103, đường Phùng Hưng quận Hà Đông, Hà Nội. Tiếp sau là lễ truy điệu và hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.
An táng tại quê nhà, thôn Hương Cát, thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
THÔNG BÁO CỦA GIA ĐÌNH NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHỤC
Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: chồng, cha, ông chúng tôi là nhà văn Nguyễn Khắc Phục, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947 tại Sài Gòn, quê quán Hương Cát, Trực Ninh, Nam Định sau một thời gian lâm trọng bệnh, mặc dù đã được các y bác sĩ và gia đình tận tình cứu chữa, chăm sóc nhưng vì bệnh nặng không thể qua khỏi, đã từ trần hồi 3 giờ 40 phút ngày 20 tháng 5 năm 2016, nhằm ngày 14 tháng 04 năm Bính Thân, hưởng thọ 70 tuổi.
Tang lễ được tổ chức vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 103- Hà Đông.
Lễ viếng bắt đầu từ 9h đến 11h.
Di quan vào lúc 11h35 và hoả táng cùng ngày tại Đài Hoá Thân Hoàn Vũ.
An táng tại quê nhà, thôn Hương Cát, thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Thay mặt gia đình: Quả phụ Trần Thị Thanh và Trưởng nữ Nguyễn Vũ An Quý cùng các con cháu đồng kính báo
Gia đình Trần Nhương và trang trannhuong.com xin chia buồn cùng Trang Thanh và các cháu cùng đại gia đình họ Nguyễn Trực Thành.
DANH SÁCH BAN TANG LỄ
NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHỤC
1. Nhà thơ HỮU THỈNH, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban
2. Nhà văn NGUYỄN TRÍ HUÂN, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Phó trưởng ban
3. Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ, Trưởng ban Tổ chức - Hội viên, Phó trưởng ban
5. Nhà văn NGUYỄN XUÂN HƯNG, Giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên
6. Nhà thơ NGUYỄN HOA, Phó ban thường trực Ban Tổ chức- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên
7. Nhà thơ ĐỖ HÀN, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên
8. Ông NGUYỄN QUỐC TUÝ, đại diện gia đình, Uỷ viên
BAN TỔ CHỨC LỄ TANG
ĐÔI NÉT VỀ NGUYỄN KHẮC PHỤC
Ảnh: Tô Hoàng từ Sài Gòn ra cùng Trần Nhương thăm Nguyễn Khắc Phục hồi tháng 3-2016
Học cấp 2 và 3 tại thị xã Hồng Gai. Năm 1965
xong lớp 10 đi học trường Trung cấp Hàng hải tại Cầu Rào, HP. Năm 1968 tốt nghiệp về làm thợ máy tầu tại đội tầu Giải Phóng, công ty 103 vận tải biển HP. Bắt đầu sáng tác văn học với bài thơ “Trên năm cửa sông”, truyện ngắn “Tiếng nói của biển” in trên báo Văn nghệ năm 1968. Truyện ngắn “Hoa cúc biển in trên VNQĐ năm 1969. Tại đây viết kịch bản đầu tay “Người từ giã cuối cùng” (sau này đạo diễn Đặng Nhật Minh làm thành bộ phim “Những ngôi sao biển”. Tiếp tục hàng loạt tác phẩm: “Nga ba vô tình”, “Cô kĩ sư nông hóa của tôi”, trường ca “Con mắt bão”.
Năm 1970 dự bồi dưỡng khóa 4 Hội NVVN lớp viết để đi B. Vào chiến trường Khu 5. Tại QK 5 viết kịch “Vườn Thày Năm” (NXB Giải phóng), năm 1973 viết trường ca “Kể chuyện ăn cớm giữa sân”. Năm 1975 kết thúc chiến tranh về làm biên kịch Xưởng phim truyện VN, viết kịch bản phim đầu tay “Tự thú trước bình minh” do đạo diễn Phạm Kì Nam dàn dựng…..
Sau này rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thăng Long kí, Học phí trả bằng máu….Tác phẩm cuối cùng TT Hỗn độn với hơn 600 trang, phụ bản trang vẽ của NKP và chân dung NKP do bạn bè vẽ tặng.
Nguyễn Khắc Phục viết 13 tiểu thuyết, 70 kịch bản sân khấu, 12 kịch bản phim nhựa và hàng chục kịch bản truyền hình, lễ hội. Ông còn viết nhiều thơ, tiêu biểu là trường ca "Kể chuyện ăn cốm giữa sân"
Tháng 7-2008 NKP trình làng triển lãm tranh với cái tên Hú họa cùng nhà văn Trần Nhương tại Bảo tàng Mỹ thuật VN, anh bày 31 tranh. Hiện nay ông có hàng chục tranh sơn mài, sơn dầu...