Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ THƠ

Đinh Kỳ Thanh sưu tầm
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010 1:30 PM
    Ngày Hội Thơ Việt Nam đã trôi qua êm đẹp song dư âm của nó vẫn còn đâu đó với những ấn tượng khác nhau không thể làm đẹp lòng tất cả mọi người. Nhân dịp này tôi xin mạo muội nhắc lại một số định nghĩa về Thơ của một số học giả cũng như của các thi hào nổi tiếng trên thế giới mà tôi sưu tầm được lâu nay.
   Đầu tiên là ý kiến của Alfred De Vigny ( 1797-1863) nhận định về Thơ :
      “ Thơ là sự Đẹp tuyệt trần của sự vật, và sự chiêm ngưỡng vẻ Đẹp ấy trong lý tưởng”
   Còn đây là nhận định của Ste’phane Mallarme’ (1842-1898): 
   “Thơ là sự biểu lộ ý nghĩa huyền bí của cuộc sống, bằng tiếng nói của con người được thu về với nhịp điệu thuần túy nhất
   Riêng Aime’ Ce’saire (1913-     ), một nhà văn Pháp, thì viết :
   “Nhà Thơ là một kẻ rất già nua và rất mới mẻ, rất phức tạp và rất giản dị, ở quãng giữa của đường biên từng qua lại, giữa Thực và Mộng, Sáng và Tối, Ẩn và Hiện; trong cơn đảo lộn bất thần của nội tâm, y tìm kiếm và nhận được một thứ ám hiệu, tiếng mật ước để hiểu ngầm mà giao ứng, và đi tới mãnh liệt”.
 Định nghĩa về một nhà thơ hiện đại, Max Jacob (1876-1944) cho là:
   “Cả một thế giới trong một con người, đó là nhà thơ hiện đại”
 Saint John Perse (1887-    ) , một nhà thơ nổi tiếng trong trào lưu thơ hiện sinh của nước Pháp thế kỷ XX thì lại nói về Thơ thật kỹ càng, tỉ mỉ như sau :
  “  Đúng với nhiệm vụ, tức là sự tìm tòi để hiểu thấu bí mật của con người, Thơ hiện đại dấn thân vào một công cuộc cần theo đuổi vì liên quan tới sự hòa đồng toàn diện của con người. Thơ không hề có tính cách tiên tri thần bí gì hết. Cũng không chỉ là một vẻ đẹp thuần túy. Thơ không phải là nghệ thuật của kẻ ướp thơm xác chết, hay của người chuyên môn trang trí vẽ vời. Thơ không tự nuôi loài trai để tạo hạt ngọc châu nhân tạo, không buôn bán những điều giả trá và những biểu tượng tượng trưng, và không một nhạc hội hòa tấu nào có thể làm cho nó thỏa mãn. Trên các nẻo đường, Thơ liên minh với cái Đẹp – một sự liên minh tối ư cao cả - nhưng nó không coi cái Đẹp là mục đích cuối cùng hoặc là chất nuôi sống độc nhất. Thơ từ chối không chịu tách rời Nghệ thuật và cuộc Đời, tình yêu và tri thức, nó là hành động, là cuồng nhiệt, là mãnh lực và cách tân không ngừng để đẩy lùi các giới hạn. Đối với Thơ, tình yêu là chốn nương náu, sự bất khuất là luật lệ, và chỗ của nó là ở khắp nơi trong cõi vị lai tiên đoán. Thơ không bao giờ chịu vắng mặt và chịu giữ thái độ tiêu cực. Tuy nhiên nó không mong đợi chút lợi lộc nào ở thời đại. Ràng buộc vào số phận riêng nhưng thoát ly khỏi mọi lý thuyết, Thơ tự khẳng định mình có giá trị đồng đẳng với cuộc đời.  Và cùng một vòng tay ôm ấp, như cùng trong một khúc hòa tấu bay lên, nó bao gồm vào hiện tại cả quá khứ lẫn tương lai, tính nhân loại và siêu nhân cách, tất thảy không gian của các hành tinh, và không gian của vạn vật”…
   Apollinaire (1880-1918), một đại thi hào và cũng là một nhà lý luận về Thơ ca nổi tiếng ở nước Pháp trong đầu thế kỷ XX cũng đã từng nhận định:
  “ Các thi nhân bao giờ cũng tiêu biểu cho một hoàn cảnh, một dân tộc. Nghệ thuật chỉ mất hết tính cách quốc gia chừng nào toàn thể nhân loại cùng sống trong một bầu khí hậu, cùng ở trong những ngôi nhà xây theo một kiểu, nói năng cùng một thứ tiếng và cùng giọng , nghĩa là không bao giờ cả. Những sự dị biệt về chủng tộc và quốc gia sinh ra nhiều thứ ngôn ngữ văn chương; và chính tình trạng bất đồng đó cần được bảo tồn.
   Một ngôn ngữ nào bộc lộ tâm trạng chung cho toàn nhân loại, sẽ chỉ đem lại những tác phẩm không có giá trị rõ rệt, không có giọng điệu riêng, không có cốt cách, chỉ đáng coi như thứ xảo ngôn nghe quá nhàm tai ở chốn nghị trường quốc tế!”
  Cuối cùng xin trích lời của đại văn hào Victor Hugo (1086-1885), tác giả bộ tiểu thuyết bất hủ “Những người khốn khổ” và tiểu thuyết “thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà Paris” đã từng phán xét :
   “ Phàm nhà thơ nào xứng với tên gọi, không kể những ý tưởng nảy ra nhờ tư chất cá nhân của mình, và vì sự thật muôn thuở, phải chứa đựng được tất cả các ý tưởng của thời đại mình sống”.
 
   Và đây Blaise Cendrars (1887-1961), một nhà văn Thụy Điển chuyên viết các tác phẩm bằng tiếng Pháp trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX cũng đã viết : “ Nhà thơ là lương tri của thời đại mình”
 Ý kiến của Jean Cocteau.
    Nous ne pre’tendons pas analyser une puissance occulte (l’inspiration) qui impre`gne l’univers et ne se manifeste pas seulement  par l’entremise des artists. Cette puissance peut nous toucher aux larmes dans les phe’nome`nes ou l’art n’entre pas en ligne de compte. Par exemple, un certain feu d’artifice quelques jours avant la guerre, un goe’land blesse’ qui tombe du ciel, la premie`re fois que j’ai regarde’ la lune avec un te’le’scope, le sinistre du Titanic lu dans un journal, un voleur que la foule essaye de prendre rue de la Bourse… Je cite la` au hasard du souvenir, quelques circontances ou` le fluide poe’tique s’accumulait comme un orage et me remplissait de malaise , de pressentiment , de poesie.
   Nommons donc pour simplifier les choses ce fluide : poesie, et art, l’exercice plus ou moins heureux par quoi on le domine. Voila` le rôle de notre artiste. Mais “si le ciel en naissant ne l’a pas fait poe`te” comme dit l’excellent Boileau, il aura beau poser les fils ne’cessaires, la lampe ne s’allumera pas.
    Tạm dịch ra Việt ngữ là :
  Tôi không dám tự thị phân tích sức mạnh huyền bí kia (thi hứng) nó thấm nhuần vũ trụ và hiện ra ở nhiều trường hợp chứ không chỉ mượn tâm hồn nghệ sĩ. Sức mạnh đó có thể làm ta xúc động đến rơi lệ, trong những hiện tượng không liên quan gì tới nghệ thuật . Ví như , một  vài tai sáng pga1o hoa đốt vài ngày trước lúc xảy ra chiến tranh, một con hải âu bị thương từ trên trời rơi xuống, mặt trăng mà lần đầu tôi được ngắm qua ống kính viễn vọng của đài thiên văn, tin đắm tàu Titanic đọc được trên báo, một kẻ cắp bị quần chúng tóm cổ trên đường La Bourse …. tôi nhớ gì thì cứ thử kể ra vài trường hợp như trên. Khi luồng điện của thi ca tụ lại như khí áp trời giông, khiến tôi rất bực bội, phaa61p phỏng như có sự lạ gì sắp xảy tới, và thấy hồn thơ chan chứa.
  Nói cho dễ hiểu, luồng điện kia chính là Thơ, và nghệ thuật là cách luyện rèn với ít nhiều hiệu quả để làm chủ được luồng điện nọ. Đó là công việc của nghệ sĩ. Nhưng nếu Trời không phú cho tài làm Thơ, như lời Boileau, một nhà thơ rất đáng yêu, đã nói, thì dẫu đã gắn đủ những sợi dây dẫn, ngọn đèn cũng không bật sáng…
      Và đây là ý kiến của Goethe, đại thi hào nước Đức :
   Les lois de la poe’sie et de la peinture peuvent juisqu’a` un certain point être transmises, mais pour devenir un bon poe`te et un bon peintre, il faut avoir du ge’nie, ce qu’on ne saurait communiquer.
  Tạm dịch là : 
  Những quy luật của Thơ và hội họa có thể truyền thụ tới một mức nào đó, nhưng muốn trở thành một nhà thơ hay, một họa sĩ giỏi, phải có thiên tài, một sự không thể truyền thụ được !
     Còn đây là ý kiến của Henri Michaux :
  La Poe’sie est un cadeau de la nature, un gra^ce, pas un travail. La seule ambition de fair un poe`me sufflit a` le tuer.
   Dịch nghĩa :
     Thơ là một tặng vật của Tạo hóa, một ơn trời, không phải là một việc làm khó nhọc mà thành. Chỉ nuôi tham vọng làm được một bài thơ, cũng đủ giết chết thơ.

    Xin trân trọng nhờ bạn Trần Nhương giới thiệu những ý kiến trên cùng bạn đọc yêu thơ và cả các nhà thơ.
     TP. Hồ Chí Minh ngày 01/3/2010.
             ĐINH KỲ THANH