Trang chủ » Tản văn

ĐI VÀ GẶP (3)

Trần Nhương
Thứ bẩy ngày 26 tháng 9 năm 2009 7:32 AM

Ăn một bữa cơm quê với Hoài Bắc, Tuấn cá sấu rôi chúng tôi lên đường nhằm hướng Cẩm Phả. Đến Hạ Long ghé vào thăm Trần Nhuận Minh. Vũ Quần Phương bấm điện cho Nhuận Minh, may quá ngài có nhà. Anh Nguyễn Tiến Lộc cũng muốn thăm một số anh em nhà văn quê nhà. Theo cau nói vui của Vũ Quần Phương thì Trần Nhuận Minh là Solokhop vùng Sông Đông của Việt Nam. Ông Phương và ông Minh đều trong Hội đồng thơ, cùng trong Ban tuyển chọn thơ Việt Nam thế kỷ 20, cùng được giải thưởng Nhà nước về VHNT nên nhiều thứ đồng điệu.
  Trần Nhuận Minh đứng trên vỉa hè chờ đón chúng tôi. Gian nhà tầng một là trụ sở Công ty du lịch mà con trai lớn của Trần Nhuận Minh làm giám đốc. Tôi thấy vắng hoe, bàn ghế như xếp lại nghỉ ngơi. Tôi hỏi sao du lịch mà vắng vẻ thế này. Trần Nhuận Minh bảo nghỉ rồi vì các đồng chí Trung Quốc cấm công dân họ sang du lịch Việt Nam. Chúng tôi ngạc nhiên hỏi từ bao giờ. Minh nói từ 2005 kia. Lại còn thế nữa, hàng lậu họ tràn sang. Người lậu họ tràn sang theo TKV còn họ cấm dân sang du lịch. Quả là các đồng chí TQ có tính toán, có chiến lược hẳn hoi không như ta được sao hay vậy. Nhưng nếu bạn du lịch TQ thì các đồng chỉ Hảo hảo thật lực. Thế mới biết họ không yêu quý gì đồng chí Việt Nam.
  Trao đổi mấy câu chuyện, thăm hỏi đôi ba lời, thấy nhau khỏe là mừng. Ông Phương thông báo cho ông Minh vài hôm nữa lên Hà Nội họp với ông Thỉnh, bàn chuyện thơ phú gì đó. Khi chia tay chúng tôi chụp một kiểu ảnh để ghi nhớ buổi gặp nhau.
  Đến thị trấn Cái Rồng, Cẩm Phả huyện đã cuối chiều. Anh Nguyễn Tiến Lộc cùng chúng tôi vào nhà Phạm Đình Bắc là cháu của anh Lộc. Phạm Đình Bắc là Chủ tịch HDDQT Công ty du lịch quốc tế Phúc Thịnh. Lại một chàng trai tên Bắc. Đình Bắc cũng từ Canada về một năm trước. Anh mở công ty kinh doanh du lịch, công ty có đội tàu cao tốc đưa khách đi Quan Lạn ,Móng cái, Hòn Gai..Bắc gọi anh Lộc là cậu nhưng còn một tình nghĩa nữa là ân nhân của Bắc. Đúng dịp này cô Ngoạn vợ Bắc từ Canada về thăm chồng. Cả nhà về gồm hai cô con gái, 2 cậu con trai và còn bạn con gái người gốc Hoa nữa. Ngoạn là người Quan Lạn, xinh tươi, cởi mở coi bạn cậu cũng như người nhà. Vợ chồng Bắc đã sang Canada nhiều năm. Cô con lớn đã học đại học năm thứ 2.
  Chưa tối hẳn nên vợ chồng Bắc đánh xe cho chúng tôi đi thăm Bãi Dài và chùa Cái Bàu. Lũ nhóc nhà Bắc đang tắm biển ở đây, nhìn thấy anh Nguyễn Tiến Lộc chúng chạy đến ôm hôn mắc dù quần áo ướt sũng. Vui lây với bọn trẻ. Chúng lễ phép chào các ông. Có điều là bọn chúng sông bên Tây nhưng rất lễ phép. Qua nhưng cuộc điện thoại giữa Ngoạn và các con tôi nhận thấy tình nghĩa mẹ con vừa có sự lịch lãm vừa có sự chứa chan tình mẫu tử. Một điều bai con hai điều bai con nghe rất sướng tai.
 Ngôi chùa mà tôi đã đọc mạng nói họ đã đầu tư vào đây rất lớn. Ngôi chùa lừng lững trên sườn núi cao, hệ thống bậc thang tầng tầng lớp lớp dựng ngược lên sườn núi. Phía bãi biển một pho tượng Di Đà bằng đá trắng cao đền gần chục mét. Tôi thấy lạ nhất là tượng Phật bà hai mặt. Bên Campuchia có tượng Bayon 4 mặt nhưng Phật 2 mặt thì bây giờ mới thấy. Một mặt nhìn lên chùa, một mặt nhìn ra biển. Có một điều gì không ổn. Sao Phật lại hai mặt nhỉ ? Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có lẽ triều đại XHCN các chùa chiền được xây dựng nhiều nhất so với các triều đại trước đó. Tư tưởng nhà Phật là tiến bộ, là bác ái, hỉ sả nhưng những người thực hành đạo Phật thì chưa chắc. Họ biến chùa chiền thành nơi kinh doanh còn hơn cả gà đẻ trứng vàng. Một xã hội đã làm biến dạng các giá trị tín ngưỡng là một xã hội đáng báo động.
Bãi Dài này nghe nói có một doanh nhân nào đó đã đổ hàng vạn khối cát để lấn biển. Ở vùng này hình như người ta vô tư lấn biển để chiếm dụng làm của riêng. Lạ vô cùng, chỉ cần làm việc với quan sở tại là đổ cát vô tư và khai thác thoải mái.
 Lại nói về người chúng tôi gặp Phạm Đình Bắc. Anh cũng vượt biên rồi định cư ở Canada, năm ngoái anh về nước và thành lập công ty du lịch Phúc Thịnh. Làm ăn tại quê nhà Bắc phải làm quen với tất cả lề luật thành văn và không thành văn. Vợ và bốn con vẫn bên Canada làm ăn và sinh sống, một năm đôi lần về thăm chồng thăm quê. Ngoạn vợ Bắc là người Quan Lạn. Cô vẫn đùa gái Quan Lạn đi đâu cũng không lẫn từ giọng nói đến nét xinh tươi. Quả có thế, Ngoạn vẫn giữ được nét xinh tươi mặc dù đã bốn con.
Thế là lại gặp một chàng tên Bắc. Mỗi anh Bắc có nét riêng nhưng có điều chung là họ đã học được bài bản của Canada để tiến hành kinh doanh và ứng xử với một thái độ tôn trọng con người nhất…

Ảnh: Tượng Phật hai mặt
2- Hai bác cháu Nguyễn Tiến Lộc
3- Cô thợ ảnh của nhà
4- Tầu cao tốc của CT Phúc Thịnh