Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THƯỢNG TÔN DÂN TỘC LÀ PHẢI BIẾT SỬ DỤNG CHỮ VIẾT

Vũ Anh Tuấn
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015 10:13 PM



I. Thế nào là chữ hán và chữ nho .

Chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ thê kỷ 1 trước công nguyên, khi người Tàu đặt chế độ thống trị trên đất nước ta. Theo sử sách ông Nhâm Diên, Tích Quang và Sĩ Nhiếp dùng chữ Hán dạy cho những người thuộc bộ máy cai trị của họ để làm công eụ giao tiếp và đặt ra luật lệ áp bức dân Nam. Thời kỳ này kéo dài tới gần 1000 năm từ năm 43 trước công nguyên đến năm 939 sau công nguyên. Chữ Hán còn gọi là chữ Nho. Do Khổng tử sáng lập ra đạo Nho nhằm xây đựng chế độ phong kiến tập quyền trung quân ái quốc để cai trị thiên hạ. Chữ Hán dùng để phổ biến học thuyết này nên còn gọi là chữ Nho là như vậy.

Cả hàng ngàn năm nội thuộc tàu dân Nam không được học và cũng không tha thiết học thứ chữ ngoại lai này. Cho nên đến bây giờ chúng ta cũng không thấy có áng văn chương nào của thời đó lưu lại. Trên sử sách ta vẫn phải chép lại từ lịch sử Tàu là như thế đó.

Đến năm 939, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng kết thúc chế độ nội thuộc Tàu lập nên quyền tự chủ cho dân Việt. Từ đó dân Việt đã dành lại quyền tự chủ cho dân tộc. Ta lần lượt lập ra các triều đình từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê... cho đến triều Nguyễn để cai quản đất nước.

Việt Nam dựng nước từ thời vua Hùng Vương. Thời đó ta mới có tiếng nói chưa có chữ viết, sau gần 1000 năm nội thuộc Tàu, chữ viết phải dùng chữ Hán. Dân ta dành được quyền tự chủ, lập nên chế độ cai ừị của dân Nam rồi, nhưng vẫn chưa có chữ viết. Do đó chế độ phong kiến Việt Nam được thành lập ta phải vay mượn chữ Hán, mượn đạo Nho để xây dựng chế độ phong kiến tập quyền trên đất nước ta. Chữ Hán lại được sử dụng hơn 1000 năm sau từ 939 đến 1924 là như thế đó.

Năm 1885, Pháp xâm lược Việt Nam ký hiệp định lập chế độ bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam. Từ đó do sức ép của Pháp chữ Hán từng bước bị loại trừ theo tiến trình sau đây:

- Năm 1915 thời Duy Tân bãi bỏ thi Hội, thi Đình bằng chữ Nho ở Bắc kỳ.

- Năm 1918 thời Khải Định bãi bỏ thi ở Trung Kỳ

- Năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ nho thay thế hệ trường Pháp Việt

- Ngày 18/9/1924 toàn quyền Đông Dương ký quyết định đưa quốc ngữ vào dạy năm đầu tiểu học

Như vậy chữ quốc ngữ được thay thế trong mọi văn bản giao dịch trong nhân dân thay cho nhữ Hán từ đây,.

Tóm lại chữ Hán hay chữ Nho là chữ của người Tàu trước đây,

nay gọi là chữ Trung Quốc. Đó là thứ chữ ngoại lai du nhập vào Việt Nam do bọn xâm lược nhà Hán đưa vào Việt Nam, dùng làm phương tiện giao dịch cai trị dân Nam là như thế đổ.

Là người Việt Nam không được mơ hồ chữ Hán là chữ của tổ tiên mình.

1. Tại sao các cụ ta xưa học chữ Tàu, đi sứ sang Tàu nói họ không hiểu cứ phải dùng bút đàm?

- Xin thưa: Chữ Hán là tiếng nói của người Hoa Hạ ở phía Bắc Trung Quốc. Người Quảng Đông, Quảng Tây ở phía Nam lại nói khác nên phát âm chữ Hán bị biến dạng, ta học chữ Hán qua ngươi Quảng Đông giọng ta lại khác hẳn nên phát âm càng bị sai lạc thêm. Các sứ thần ta sang Trung Quốc nói người Bắc Kinh họ nghe không hiểu, chỉ còn cách lấy bút ra viết họ phải xem chữ mới hiểu là như vậy.

Ngay khi ta giao thiệp với sứ thầnm Cao ly, Nhật Bản ta cũng phải dùng bút đàm họ mới hiểu được.

2. Có giáo sư Hán học nói: Âm hán việt của ta là đúng âm của người Hoa Hạ thời nhà Đường đó:

- Xin thưa: Hoàn toàn không đúng đâu

- Ông Nắng Hồng năm 1961 - 1963 làm tùy viên văn hóa Việt Nam tại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh. Ông đã đến nơi nhà Đường dựng nghiệp xưa và đến cả Nội Mông khảo sát và đã viết vào tập thơ Khúc Ân tình II khẳng định ý kiến này là không có cơ sở. Đó chỉ là ý kiến suy luận không có cơ sở của một nhà Hán nôm nào đó thôi.

Đúng thế. Ngay người Thượng Hải, Quảng Đông giọng khác nói tiếng Bắc Kinh, người Bắc Kinh nghe cũng không hiểu kia mà. Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Nhà nước quy định:

Tiếng Bắc Kinh là tiếng phổ thông Trung Quốc, cho nên ngay từ tiểu học đã có bản hướng đẫn thống nhất phát âm cho học sinh từ tiểu học trở lên. Như vậy ngày nay dù người Trung Quốc các vùng miền khác nhau, cho đến người nước ngoài học tiếng Bắc Kinh đều phát âm chuẩn xác. Con cháu các cụ Việt Nam bây giờ học tiếng Trung Quốc, sang Trung Quốc đến đâu nói gì họ đều hiểu cả không phải dùng bút đàm như các cụ ta đi sứ thưở xưa nữa.

- Đạo Nho ở Trung Quốc tồn tại như thế nào?

Cụ Khổng tử người nước Lỗ đem đạo Nho đi rao giảng nhưng đâu đã được các vua chúa các nước theo. Năm Cách mạng tân hợi 1911 thành công lật đổ phong kiến Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã ra sắc lệnh bãi bỏ học thuyết Khổng tử, kể từ đây không thờ Khổng tử, hằng năm không tổ chức kỷ niệm Khổng tử vì học thuyết này trái với chế độ dân chủ.

Đến thời cách mạng văn hóa Trung quốc lại tổ chức phong ữào “Phê Lâm, phê Khổng” rộng rãi khắp toàn quốc.

Thời nay theo thuyết văn hóa thâm nhập tới đâu thì quyền lực mềm, biên giới mềm tới đó. Do vậy các nước đều cảnh giác như Canada, Pháp... đã cho giải thể Viện nghiên cứu Khổng tử ở nước họ khi thấy Trung Quốc ngày càng nổi lên khó lường.

II.Thế nào là chữ nôm và chữ quốc ngữ

A. Theo định nghĩa chữ quốc ngữ là ký tự ghi đúng âm tiếng nói của dân tộc đó. Những người Việt Nam có ý thức dân tộc ngày từ triều nhà Trần đã tìm cách ghi âm tiếng nói của dân Việt. Theo định nghĩa này thì các cụ thời nhà Trần đã dùng chữ hán để ghi biểu ý và thêm phần ghi âm vào hình thành chữ viết gọi là chữ nôm, chữ nôm là chữ quốc ngữ của người Việt thời nhà Tràn. Từ thời đó còn để lại bài văn tế cá sấu của ông Hàn Thuyên cho đến ngày nay. Vi vậy ta mới nói là chữ nôm sáng tạo ra từ ông Hàn Thuyên nhà Trần. Cho nên các đời sau như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát còn để lại nhiều áng thơ nôm nổi tiếng. Đặc biệt là truyền Kiều của Nguyễn Du đã được công nhận là kiệt tác của nền văn học Việt Nam.

Những chữ hán đã khó học, khó viết, nay chữ nôm sáng tạo trên nền chữ hán lại càng khó hơn. Cho nên chỉ có người giỏi chữ hán mới học nổi chữ nôm, chữ nôm vì thế không được phổ biến trong dân gian là như vậy.

Và ngay truyện Kiều các giáo sư Hán nôm đoc lên còn nhiều tranh cãi chưa có hồi kết, thí dụ câu: Gập ghềnh lên thác xuống ghềnh

Hay là :

Gập ghềnh lên các xuống duyềnh

Câu nào là đúng với văn bản của cụ Nguyễn Du?

Theo tài liệu thì hiện nay người thông thạo chữ nôm trên thế giới không quá 100 người thì đủ biết chữ nôm không còn phổ biến trên đất Việt đã sáng tạo ra nó rồi. Chữ nôm đã khó học lại bị các vua, chúa tôn sùng đạo nho cho nênchứ Hán bám giữ nước ta lâu đời cho đến thời Hồ Quý Ly và thơi vua Quang Trung mới sử dụng chữ Nôm. Nhưng tiếc rằng hai triều đại này tồn tại quá ngắn ngủi nên chữ Nôm không thể phát triển.

Chữ nôm ra đời đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều áng văn chương nổi tiếng cho đến bây giờ. Nhưng do chữ nôm khó học, khó viết nên không được phổ cập tồn tại trong dân chúng một cách rộng rãi.

Hơn nữa nguồn gốc cấu thành từ chữ Hán ngoại lai nên bộ máy chính quyền thuộc địa Pháp loại bỏ, nó đã mai một dàn đi vào đầu thế kỷ 20.

B. Chữ quốc ngữ hiện nay

Chữ quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ chữ Roman du nhập vào từ thế kỷ thứ 17. Người có công lớn trong việc La mã hóa tiếng Việt là các giáo sĩ.

1. Gasphar de Amircal sinh năm 1594 tại Cardeceira Viseu Bồ Đào Nha

2. Antonio Bodosa sinh 1594 tại Suifeua de Songa nay là Peuafile gần Poeto Bồ Đào Nha.

Chữ quốc ngữ song song tồn tại với chữ nôm cho đến đầu thế kỷ 20. Do sức ép của nhà cầm quyền Pháp triều đình Huế phải bãi bỏ sử dụng chữ Hán và chữ nôm thì chữ quốc ngữ theo ký tự Roman bắt đầu được phổ cập và lên ngôi. Các nhà cách mạng Việt Nam sớm phát hiện chữ quốc ngữ có nhiều lợi thế: Dễ học, dễ đọc, dễ viết nên mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hội truyền bá chữ quốc ngữ để phổ biến trong dân gian. Nhất là khi cách mạng tháng tám thành công, toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ chủ tịch xóa giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm nên chỉ ừong 3 năm là hơn 90% dân ta thoát nạn mù chữ. Và ngày nay ta đã phổ cập bậc trung học cơ sở cho toàn dân. Đó là một niềm tự hào của dân Việt. Cho nên thời đại Hồ Chí Minh nói đến thương tôn dân tộc là phải biết sử dụng chữ quốc ngữ ở mọi chốn, mọi nơi, mọi công trình xây dựng và phải biết xóa bỏ mọi thứ chữ ngoại lai không cần thiết.

c. Ai là tác giả sáng tạo ra chữ quốc ngữ hiện nay của dân ta ?

Trả lời tường tận câu này phải tìm đến bài nghiên cứu của giáo sư Phạm Văn Hưởng tại đại học Bordeaux ở Pháp.

Ông khẳng định Ạlexandre de Rhodes không phải người sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà là 2 ông người Bồ Đào Nha thế kỷ thứ 17.

1. Ông Gaspore de Amiral sinh 1594 tại Carveceira Viseu Bồ Đào Nha đi Á Đông năm 1610 ở Ma Cao, ông đến đàng ngoài 1629, trở về Ma Cao 1638 sau khi hoàn thành phiên âm chữ quốc ngữ Việt Nam. Tháng 2/1646 trên đường đi Việt Nam thì bị đắm thuyền chết ngoài biển Ma Cao.

2. Ông Antonio Berbose sinh 1594 tại Auifana do Souga nay là Penafile gần Poeto Bồ Đào Nha ông đi Á Đông năm 1626 và đến đàng trong 1629 rồi đàng ngoài 1636 cho đến 1642 đi Ma Cao. Ông họp tác với Gaspar do Auaral hoàn tất phiên âm chữ quốc ngừ Việt Nam.

Hai ông đã sáng tạo ra cách dùng chữ la tinh để ghi âm tiếng Việt sau này gọi là chữ quốc ngữ từ 1638. Người Việt nắm được lối viết này bổ xung thêm dùng trong giao dục và tiếp nhận làm chữ quốc ngữ của mìn h.

Hai ông ghi lại làm thành từ điển Việt - Bồ - La để lại bản thảo trong văn phòng tại Ma Cao. Hai ông sau khi đắm thuyền mất đi ông Alexander de Phodes mang từ điển này về cho in vào năm 1651 tại Rome là như vậy. Trong bài tựa của từ điển ông Alexandre de Rhodes đã nói rõ việc này. Nhưng tên tự điển ông vẫn ghi tên ông nên người đời sau vẫn hiểu lầm là ông là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Tóm lại chữ quốc ngữ hiện nay là do hai ông Gaspar do Auiral và ông Antonio Berbosa sáng tạo dùng ký tựRoman ghi âm tiếng Việt qua quá trình trao đổi với cư dân người Việt ở đàng ừong và đàng ngoài góp sức, sàng lọc, lựa chọn ra những âm tương đối chuẩn xác lập ra từ điển Việt - Bồ - La. Chữ viết đó qua thực tế sửa đổi, hoàn thiện dần cho đến ngày nay.

Chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh phú quý sinh lễ nghĩa. Nhiều công trình nhà thờ họ được tạo dựng, nhiều đình, chùa miếu mạo được dựng xây mới. Đó là niềm vinh hạnh lớn của các dòng họ, của nhân dân khắp thành thị đến thôn quê. Tiếc rằng sự hiểu biết về văn hóa về chữ nghĩa chưa được tường tận. Đáng lẽ chữ nghĩa phải viết bằng chữ quốc ngữ thì dân ta mới hiểu câu đối này nói gì, hoành phi kia nói gì. Nhưng do bệnh “Sùng cổ” đã lỗi thời nên đã bê nguyên si chữ hán của Trung Quốc. Mà dân ta hỏi máy ai đọc được chữ hán bây giờ. Có nhiều ông tự xưng là ông đồ nhưng viết chữ nọ sọ chữ kia thật đáng chê trách, làm sai lệch cả nền văn hóa lâu đời của ta. Mong các nhà văn hóa, các cấp cho rà soát lại và sớm loại bỏ các chữ ngoại lai đã du nhập một cách vô nguyên tắc vào nền văn hóa Việt. Hiện nay, nhằm tôn vinh n ề n văn hóa Việt và luôn luôn giữ vững bản sắc dân tộc tr ong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử là phải biết tôn vinh và không ngừng làm phong phú chữ quốc ngữ viết bằng ký tự la tinh mới được.

VŨ ANH TUẤN


.