Trang chủ » Tin văn và...

Vĩnh biệt Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

TN
Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014 3:47 PM
TNc: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Chuyện kể năm 2000", "Biển và chim bói cá"...Ông bị trọng bệnh và đã ra đi về cõi vĩnh hằng hồi 6 giờ 15 phút ngày 18-12-2014 tại Hải Phòng. Hưởng thọ 81 tuổi.

Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày 19/12/2014 tại số 30/800 đường Thiên Lôi, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Lễ truy điệu và đưa thi hài nhà văn về an táng tại nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng vào hồi 10 giờ 00 ngày 20/12/2014.


Gia đình Trần Nhương và thay mặt bạn đọc TNcom xin vĩnh biệt nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Cầu mong ông về cõi Phật thanh thản.

Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông… khi mới ngoài hai mươi tuổi[1].
Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.
Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Để có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết báo. Ông thân thiết với nhà văn Nguyên Hồng và Bí thư Thành ủy Hoàng Hữu Nhân, người quan tâm đến giới văn nghệ sĩ và đã giúp đỡ ông lúc khó khăn sau này.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973)[2] t Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long[5]. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương[6], ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này[1].
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.

Tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn

  • Mùa cưới
  • Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long, phóng sự
  • Đêm tháng 10
  • Người gác đèn cửa Nam Triệu, truyện ký
  • Nhật ký xi măng
  • Nhằm thẳng quân thù mà bắn
  • Thuyền trưởng, truyện vừa, cuối thập niên 1970 (ký tên Châu Hà)[5]
  • Nguyên Hồng, thời đã mất, 1993
 
  • Một thời để mất, hồi ký, 1995
  • Một ngày dài đằng đẵng, tập truyện ngắn
  • Những người rách việc, tập truyện ngắn, 1996
  • Chuyện kể năm 2000, tiểu thuyết, 2000
  • Rừng xưa xanh lá, ký chân dung, 2004
  • Kiếp chó, tập truyện ngắn, 2007
  • Biển và chim bói cá, tiểu thuyết, 2008
  • Viết về bè bạn, ký, 2012 (in gộp Rừng xưa xanh lá, Một thời để mất và phụ lục)[8]
Theo tự điển mở