Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Khi con gái lây chồng

Cao Năm
Thứ sáu ngày 7 tháng 2 năm 2014 4:14 PM


 Truyện ngắn

Sao trước khi cưới, anh không ngủ với em một đêm. Để đến bây giờ, khi thấy em bất ngờ thức giấc, anh lại như trút sự bực dọc vô cớ lên đầu em như thế. Không, em nói thật đấy. Chỉ cần nằm với em một đêm, dù là chung giường hay chung phòng, miễn là không quá say, đều có thể nhận ra em là người khó ngủ. Anh cười cái gì. Càng tốt à. Đừng hòng. Nhưng em biết, đấy cũng là một cái tật làm người khác khó chịu thì có. Nhưng biết làm sao được! Một khi sự mất ngủ đ• thành cái tật trong em bao nhiêu năm nay.
Cho đến tận bây giờ, em vẫn không làm sao quên được cái đêm thức giấc khủng khiếp ấy. Dẫu đời người có bao nhiêu đêm thức giấc, do mộng mị, bóng đè, tiếng động thình lình đâu đó, hay bất ngờ bị người khác lay gọi. Dù thế nào thì sau ít giây tỉnh giấc cũng mau chóng quên đi. Nhưng đằng này, em chẳng những không quên ngay sau đó, mà đến mươi giây cũng không thể tin vào mắt mình, rằng người đang ngồi kia lại là mẹ yêu dấu của em, chứ không phải ma quỷ nhập đồng nào cả. Vậy mà em vẫn sợ phát run lên. Đến không còn tin vào mắt mình. Mẹ đang ngồi kia ư, trên chiếc ghế tựa bên bàn. Mẹ ngồi, một dáng ngồi không phải của mẹ, một nhà giáo hiền thục, dịu dàng, đoan trang, mà là dáng ngồi chỉ thấy ở những kẻ bất cần đời: đầu cúi gằm, cằm tỳ lên miệng chai, hai tay khuỳnh ra ôm lấy cái chai ghì vào ngực. Cái chai đ• rỗng không. Khuôn mặt mẹ nhợt màu lá chuối non. Mái tóc dài chấm gấu áo, thường ngày trông rất đẹp. Đến em là con gái, có lúc bất chợt nhìn mái tóc dài mượt của mẹ, còn sững sờ cả người. Vậy mà khi ấy, nhìn mái tóc mẹ chẳng khác đầu Xuý Vân, rối tung rối mù. Em giật mình thức giấc, như có thần chú lay dậy. Sau này, bà thầy bói phán rằng, đấy là hồn vía bố nhập vào em, để cứu mẹ qua bước lầm lạc. Chẳng biết có đúng. Nhưng chỉ biết lúc ấy, nhìn dáng ngồi bất cần đời của mẹ, thiếu chút nữa em kêu lên thất thanh. Nhưng mới há hốc mồn ra, đ• thấy mẹ bất ngờ quay lại, cùng một giọng nói tỉnh như sáo: “Con ngoan của mẹ, sao đang ngủ lại dậy”. Rồi rất nhanh, mẹ buông ngay cái chai chỏng trơ trên bàn, quay lại, nhoài người sang giường ôm gọn em vào lòng. Rồi vừa ôm riết lấy em, làn môi mẹ như lướt đi trên hai má em, hôn lấy hôn để, như thể mẹ vừa đi xa hàng tháng trở về. Em như bị nghẹt trong hơi men nồng nặc và những cái hôn cuồng nhiệt ấy. Lần đầu tiên, em biết thế nào là người say. Hơn thế, người say lại là mẹ em, một người đàn bà goá.
Dẫu thế nào thì đấy cũng là một đêm thức giấc khủng khiếp trong đời em. Và đấy cũng là lần duy nhất em được nhìn thấy mẹ trong trạng thái nửa người, nửa ma như thế. Không, ngay lúc ấy thì em không hiểu. Hay đúng hơn, là mẹ cố tình không cho đứa con gái mười ba tuổi của mẹ được hiểu cái điều mà, lẽ ra em phải tìm mọi cách để hiểu nỗi lòng giông b•o của mẹ ngay khi đó. Nhưng em đ• không hiểu, không muốn hiểu mẹ cho ngọn ngành. Để sau này, mỗi khi nghĩ về mẹ, em lại nghĩ ngay đến cái đêm thức giấc khủng khiếp ấy.
M•i mấy hôm sau, dì Nga sang chơi. Mẹ và dì nằm trong giường rỉ rẩm rì rầm chuyện trò lâu lắm. Em ngồi phòng ngoài đang chú tâm vào học, bỗng giật thột khi nghe dì Nga trách mẹ: “Cá chuối đắm đuối vì con cũng là lẽ thường. Nhưng đắm vừa vừa thôi, chứ đắm quá rồi có ngày chết đuối cạn. Liều liệu mà lo lấy thân. Không ai chết một mình được đâu, bà ạ!”. Bấy giờ em mới lờ mờ nhận ra. Chẳng lẽ lại là thế, là cái cử chỉ cố ý của em với ông khách của mẹ hồi chiều, mà nửa đêm, mẹ một mình dậy lấy chai rượu Lúa Mới bốn mươi nhăm độ ra uống cạn, rồi gục xuống bàn, hai tay vẫn ôm khư khư cái vỏ chai như còn muốn uống nữa, uống nữa...
Hôm ấy em đi học về, ngang đường chiếc xe đạp xì hơi. ác một nỗi, đúng đoạn đường vắng. Trời nắng, trưa muộn, đám bạn em đứa nào cũng mau chóng về nhà. Bỏ lại mình em lẽo đẽo dắt xe tìm chỗ vá xăm. Gần một giờ trưa mới vá xong xe. Đạp mải về tới nhà, vẫn thấy mẹ đang ngồi tiếp một ông khách, mà có lẽ trong một tuần nay, em gặp ông ta ở nhà em ít cũng “quá tam ba bận”. Em lẳng lặng xách chiếc xe vào dựng góc nhà, rồi làm như đi nắng về đang khát cháy họng, em đi ra đứng sấn vào mé bàn, cầm bình nước nguội lên tu ừng ực. Khi đứng, em cố ý không đứng thẳng, mà cúi khom người cho cái mông em chổng thẳng vào mặt ông khách. ừ, em cũng không hiểu sao lúc ấy mình lại có thể ngố được đến thế. Chỉ biết là những năm ấy, không hiểu sao em lại ghét cay ghét đắng tất cả những người đàn ông lai v•ng đến nhà em. Dù là bạn hay người quen của mẹ, em đều kiếm cớ gì đó mau chóng tống khứ các vị ra khỏi nhà. Nhưng cũng chưa vị nào bị em phản ứng hỗn hào đến thế. Mẹ tím mặt, nhưng giọng nói vẫn bình thản: “Cơm canh mẹ làm xong lâu rồi, chỉ còn chờ con về, Thu ạ. Chắc hôm nay xe lại hỏng, hả con”. Tiếng nói của mẹ bỗng làm dịu đi nỗi bực dọc trong em. Mà thực ra em có bực dọc, giận hờn gì mẹ đâu. Ngược lại, sau mỗi lần gặp người đàn ông ngồi chuyện trò dai như ch•o với mẹ, từ trong sâu thẳm cõi lòng, em lại thấy man mác nỗi buồn vô cơn cớ.
Còn bé chưa biết, nhưng từ khi biết cảm nhận em vẫn nghĩ thời trẻ mẹ đẹp lắm. Chẳng thế, gần năm mươi rồi, trông mẹ vẫn như gái ba mươi tuổi đang xoan. Vài năm nay hai mẹ con em không dám đi với nhau, vì đến đâu người ta cũng chào hỏi: “Chị em nhà cô dẫn nhau đi đâu đấy”. Mẹ có dáng người cao, thon thả, thắt đáy lưng ong, với một thân hình hết sức cân đối. Nếu tuổi trẻ của mẹ ở vào thời nay, thì em dám chắc mẹ có đi thi hoa hậu, hoa khôi cũng không có gì phân vân nhiều. Nhưng tuổi trẻ của mẹ đ• trôi đi trong sự nhọc nhằn, chờ đợi. Học xong trung cấp sư phạm, ra dạy học mới được nửa học kỳ, mẹ đ• phải gánh thêm cái phận làm dâu. Vội vàng đến mức, mẹ không kịp chuẩn bị một thứ gì cho hạnh phúc trăm năm của mình. Cũng không kịp cả đăng ký kết hôn. Thời ấy, còn thì giờ tổ chức cuộc gặp mặt hai gia đình trầu cau dẫn lễ gia tiên cũng là thư thả, chu đáo lắm. Bố, một bạn học cùng lớp với mẹ, chỉ được tranh thủ về thăm nhà ba ngày, trước khi cùng đơn vị hành quân cấp tốc lên biên giới. Lễ cưới diễn ra trước đúng một ngày bố trở lại đơn vị, để rồi đi thẳng một mạch, cho m•i đến năm 1994, sau nhiều lần nhờ cậy, mẹ mới dẫn em đi ngày đường ngang nước lên biên giới đưa hài cốt bố về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Bao tháng năm mẹ vất vả làm lụng nuôi con, m•i sau này em mới được các cô chú cùng trường với mẹ kể lại. Bố đi rồi, mẹ vẫn ở nhà tập thể của trường. Mọi thứ được định giá bằng tem phiếu, hết phiếu, hết tiêu chuẩn là treo niêu. Thế nên, một buổi lên lớp, một buổi mẹ tranh thủ ra b•i đất chân đê vỡ hoang gò đống gơ khoai lang làm thức ăn cho lợn. Mẹ nuôi lợn mát tay. Cứ dăm bảy tháng, một năm là có đôi lợn bảy tám chục cân, bán đi cũng được món tiền kha khá, có khi còn nhiều hơn cả mấy tháng lương ấy chứ. Sau này, khi mẹ được điều về dạy trường chuyên trong thành phố, không có chỗ nuôi lợn thì mẹ nhận gia công đan áo len, có dạo lại nhận móc túi ni-lông, thùa khuy áo quần bảo hộ lao động. Cứ hết việc này đến việc khác, mẹ vừa dạy học vừa kiếm thêm tiền nuôi em ăn học, lớn khôn thành người.
Bao nhiêu năm nay, chưa đêm nào em nằm ngủ lại thiếu hơi ấm của mẹ. Trong cuộc đời em, nằm ngủ không có mẹ ở bên, hay đúng hơn, trên giường không có một tý hơi hướng nào của mẹ, là điều em không thể nào tưởng tượng được. Có chứ. Thỉnh thoảng mẹ cũng vắng nhà đi họp hành, tập huấn, coi thi ở xa, không sáng đi, tối về được. Nhưng dẫu chỉ có một mình thì em vẫn nằm trên chiếc giường đêm đêm mẹ và em nằm, với mọi thứ đồ dùng đều phảng phất hơi hướng của mẹ. Và chỉ cần có hơi hướng của mẹ thôi, là em đ• có thể yên trí làm một giấc đến sáng. Còn như đêm nay, em quờ tay sang bên phải không thấy cái gáy với mái tóc dầy của mẹ; em vắt tay sang bên trái cũng không chạm khuôn ngực hừng hực của mẹ như hằng đêm, thì làm sao em không khỏi giật mình. Không. Em không có ý định xa mẹ. Không bao giờ. Thật đấy. ồ, anh cười cái gì? ừ, đúng thế! Nên em mới cố đấm ăn xôi thi đến lần thứ ba mới đủ điểm vào đại học y Hải Phòng, để được học ngay tại thành phố, chứ không phải đi tận Hà Nội, Thái Bình hay bất cứ đâu. Thế là em toại nguyện: ngày hai bữa ăn cơm với mẹ, đêm được ôm chặt lấy mẹ mà ngủ, nhưng vẫn được đi đại học. Hứ hừ, anh không là con gái, không thể hiểu được tình cảm của con gái với mẹ thắm thiết, gần gũi đến mức nào đâu. Thật đấy. Thề có bóng đèn quả nhót đầu giường, từ bé đến lớn chưa bao giờ em nghĩ có ngày phải xa mẹ. Nếu có khi nào cái ý nghĩ dại dột ấy chợt loé lên, là em dập tắt ngay. Cũng như em đ• bằng mọi cách dập tắt bao cuộc tình của những người đàn ông vo ve bay lượn xung quanh mẹ.
Anh đừng nghĩ oan cho em thế. Em không bao giờ là kẻ độc ác. Mà sao lại có thể coi tình cảm của con đối với mẹ là độc ác được nhỉ? ừ, ích kỷ thì có thể có. Nhưng đơn giản chỉ là em không thể sống xa mẹ. Mỗi sáng mai thức dậy, cái đầu tiên em được nhìn phải là thân hình mẹ của em, một thân hình thon thả và cân đối, với bộ ngực căng tròn, mà chỉ nhìn vào đấy người ta đ• thấy cuộc sống chẳng bao giờ là chán nản, một ánh mắt dịu hiền, một giọng nói nhỏ nhẹ và một nụ cười mủm mỉn, chứ không bao giờ cười phô cả hàm răng trắng ởn. Bao nhiêu năm em đ• quen như thế. Nên bỗng rủn cả người khi vừa n•y em giật mình thức giấc không thấy một tý hơi hướng nào của mẹ, dù chỉ là phảng phất đâu đây. Và em cũng chợt nhận ra, từ nay em không được nhìn thấy mẹ mỗi buổi sáng thức dậy nữa rồi!
Em sinh ra không được biết mặt bố. Chỉ có mẹ như cộng hưởng hai khuôn mặt, hai con người, hai tính cách hoà quyện vào em. Bà nội bảo em giống bố ở tính ương ngạnh, dứt khoát; còn chỉ giống mẹ ở cái mau mắn mồm miệng, nói năng nhẹ nhàng. Nhưng em lại nghĩ mình hoàn toàn giống mẹ. Em là âm bản đích thực của mẹ. Chỉ khác là em không có cái sắc đẹp trời phú đến nghiêng nước nghiêng thành như mẹ thời trẻ. Chứ lại không ư. Còn nhớ năm nọ, trường nuôi dạy con liệt sĩ và trẻ mồ côi thành phố cho người về tận nhà định đưa em vào trường. Mọi việc ăn ở, học hành được chu cấp hoàn toàn, mình không phải đóng góp một tý gì. Con đường tiến thân lại thênh thang, không đại học cũng trung cấp, hoặc xuất khẩu lao động dễ như bỡn, chứ không chịu cái nước phó thường dân đâu. Nhưng mẹ em không dứt khoát đường nào, mà lại cho em được tự lựa chọn, chứ mẹ hoàn toàn không ép. Em trả lời: “Con muốn được ở nhà với mẹ. Chim có tổ, người có tông, mẹ nhỉ”. Mẹ bảo: “Mẹ cũng không muốn xa con”. Hai mẹ con ôm nhau cười như nắc nẻ.
Chẳng bù cho trước đó mới hai ngày, mẹ con ôm nhau chỉ thiếu oà lên khóc. Đấy là vào tối thứ bảy, em đi chơi về. Ngỡ trong nhà không có ai, định hù doạ mẹ một tý cho vui. Em mới nhẹ đẩy cửa. Thì giời ơi! Trên chiếc ghế sa lông dài ngoài phòng khách, mẹ và một người đàn ông, dễ nhiều hơn mẹ đến chục tuổi, đang quấn lấy nhau như hai con rắn. Bị bất ngờ, hai người đều ngượng ngập. Mẹ vội quay đi, hai tay hấp tấp đóng lại hàng cúc áo ngực. Còn người đàn ông có vẻ từng trải, quay ra nói với em: “Bác xin lỗi. Chào cháu!”. Rồi bước nhanh ra cửa. Em bất chợt ngó theo, mới nhận ra chiếc xe máy của ông dưới lùm cây hồng xiêm góc sân. Bấy giờ mẹ mới quay ra ôm chầm lấy em. Không hiểu sao, em bỗng thấy chân tay bủn rủn, đứng không vững nữa. Rất nhanh, em ôm chặt lấy eo lưng mẹ, như không nhanh thì mẹ chạy theo ông ấy mất. Mẹ dắt em trở lại ghế ngồi, rồi cứ thế ôm em vào lòng như thể em còn bé bỏng lắm. Em vùi đầu vào khuôn ngực mẹ, như tìm ở đấy một sự nương tựa. Mẹ cúi xuống nâng đầu em lên, định nói gì. Nhưng em đ• đưa nhanh một bàn tay ra che lấy mồm mẹ, như ra hiệu cho mẹ không cần nói gì nữa. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, không nói một lời. Nhưng dường như cả mẹ và em đều hiểu, điều gì đang diễn ra trong cõi lòng mỗi người.
Sau lần ấy, bác Hậu- tên người đàn ông ấy- còn đến nhà em một, hai lần nữa. Nhưng lần nào cũng chỉ ngồi chưa nóng chỗ đ• đứng dậy về. Dường như bác ấy cũng nhận ra, ngôi nhà này không phải là bóng cây râm mát cho khách bộ hành nhỡ độ đường, muốn dừng chân. ít lâu sau, em nghe bập bõm mấy bà bạn của mẹ kháo nhau ở nhà em, là bác Hậu lấy một người làm kế toán ở công ty may xuất khẩu chưa đến năm mươi, tiếng là không phải rổ rá cạp lại, nhưng nghe đâu lại “cau điếc”, có chán mớ đời không cơ chứ. Mấy bà vừa nói vừa cười ngật ngưỡng, nhưng không thấy mẹ cười tán thưởng như mọi lần. Khi ấy em cũng chỉ biết thế, chứ đâu đ• hiểu là mẹ cũng rất yêu bác Hậu. Còn bác Hậu thì lại càng yêu mẹ nhiều hơn. Bởi lâu nay, đàn ông qua lại nhà em thì nhiều, nhưng người được mẹ dành cho tình cảm đến bồng bột cuồng si như bác Hậu cái tối thứ bảy ấy, thì nói có quỷ thần hai vai chứng giám, em mới chỉ thấy có bác là một. Ngay cả với người đàn ông mà em đứng chổng mông vào mặt ông ta ở nhà em, giữa trưa hè oi nồng em bị hỏng xe về muộn ấy, cũng chưa một lần được mẹ em ban phát cho đặc ân nào. Dù mẹ cũng yêu ông ta lắm lắm. Chả thế mà để chắm dứt quan hệ với ông, dẫu mẹ đ• có câu thơ thề độc: “ước gì chết hết đàn ông; cho em trút bỏ gánh gồng vòng vo”, thì mẹ vẫn phải tìm đến rượu, như một thứ thần chú, một cú quyết định vĩnh viễn từ bỏ bất cứ người đàn ông nào.
Và đúng là từ sau cái đêm mẹ như Xuý Vân giả dại ấy, thì cái gạt tàn thuốc lá ở bàn uống nước cũng được nén ra thùng rác ngoài đường. Nhà em cả tuần, thậm chí mấy tuần cũng không có người đàn ông nào bén mảng qua ngõ. ừ, anh nói có lý. Tất cả là vì mẹ yêu thương em, muốn dành trọn tình cảm của một người mẹ cho đứa con côi cút. Nhưng nếu em nghĩ thoáng ra, đừng ích kỷ quá như anh vừa nói, thì với một người đàn bà như mẹ, đâu đến nỗi giờ lại sống quạnh hiu một mình. Đừng, anh đừng giằng thế, rách bây giờ. Cứ để em đọc. Đọc cho vơi nỗi nhớ mẹ đêm nay. Đọc để hiểu hơn nỗi lòng mẹ mà những tháng năm ở gần em không hiểu, không chịu hiểu kỹ về mẹ. Vâng, em có biết. Thậm chí còn biết mẹ có tới hai cuốn sổ dày, ghi chi chít những bài thơ mẹ viết giữa đêm khuya thanh vắng, và cả những ngày mưa dầm dề. Nhưng thơ viết cho em, lại ghi rõ ràng “Khi con lấy chồng” mà mẹ đưa cho em trước lúc lên xe hoa, thì chỉ lần này là một. ừ, em đọc lại ngay đây: “Lẫn lộn buồn vui tiễn con; tần ngần khi xe hoa mất hút; con đi rồi, mẹ ngồi đứng không yên; nỗi nhớ con da diết những chiều hôm”…
ừ thôi, anh nói đi, em đang muốn nghe đây. Vâng, đúng thế. Em là đứa con gái ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ biết đòi hỏi sự hy sinh của người khác. Gì cơ, những điều em nghĩ được về mẹ giờ vẫn là chưa muộn à. ừ nhỉ, sao lại không thể như thế. Dẫu trong một bài thơ mẹ có viết: “Đ• năm mươi tuổi trời cho; hồi xuân em sợ, em lo mỗi chiều”, thì vẫn có thể lắm chứ, anh nhỉ. Vâng, mẹ vẫn đang ở tuổi hổi xuân mà./.


____________________________
ĐT: 0912.926.613; Email: nam3564856@vnn.vn