Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TỌA ĐÀM AI LẤN AI ...?

Võ Tấn
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011 6:02 AM
 
Nhận giấy mời tham dự tọa đàm về kỹ năng sáng tác, trao đổi kinh nghiệm trong Phân hội Văn học Ninh Thuận để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm Tạp chí Văn nghệ của Hội, tôi không có được chút hưng phấn là sao?. Buồn ư?. Ừ, thì nỗi buồn này lâu lắm rồi giờ chẳng còn là của riêng ai nữa, chắc cũng có không ít hội viên ngậm ngùi e ngại chịu đựng nổi buồn khó nói này. Cuộc hội họp nào cũng thấy mấy “bác nhà văn lớn” phát biểu dữ dằn wá nên lớp trẻ chúng tôi hỏng dám lên tiêng “trình bày”, chả ai cấm dưng phải.... ‘sợ” mà im lặng phải “nghe”.
Người viết, ngồi lại với nhau chia sẻ buồn vui qua tác phẩm của mình và bè bạn trong Phân hội, ai cũng vui nhưng sao tui lại buồn nhỉ ???. Buồn thì ... đã sao, đó là nổi niềm riêng tư. Tui chỉ là một cá thể trong một chồng ngựa, lâu nay viết làn xàng có  ai dòm ngó tác phẩm văn chương “cấp phường” của mình, chả thấy ai “quất” cho đau để mà chạy. Tui cứ lầm lì “tự tin” bài vở mình “đạt chất lượng”, thỏa mãn khi thấy truyện, thơ của mình được đăng và sòng phẳng nhuận bút.
Trong Tạp chí Văn Nghệ của Hội, mỗi số ra tui mong thấy có bài của mình, không siêng lắm để tìm vài cái tên “phe mình yêu” đọc, lướt cho qua chứ chả thèm suy tư, bận bịu làm gì. Mặc dù tui cũng thuộc giới đọc giả “không dễ tiêu”. Thế thì vì sao lại buồn? Điên à?. Không điên thì cũng phải “nổi khùng” khi bị các “nhà văn, nhà thơ lão thành” đầu trắng như cước, mướt như đường láng nhựa phát biểu. Trước đây họ đã kinh qua “chủ nghĩa Max và viết rất nhiều “tác phẩm cực kỳ chất lượng” để phục vụ văn học nước nhà mà tui chẳng hề “tiêu” nổi.
Mặc dù, đợt tọa đàm này diễn ra tới 3 ngày (7/11 – 9/11/2011), nội dung đã được ghi rõ trong giấy mời: “nhằm nâng cao sáng tác, trao đổi kinh nghiệm hình thành tác phẩm văn thơ đạt chất lượng cao”. Cụ thể là chất lượng và nguồn bài vở sáng tác dành cho Tạp chí Văn Nghệ Ninh Thuận trong thời gian tới phải...cao!
Buồn thì...chịu ah! Nguồn viết, sức viết và người viết đang họp mặt để tọa đàm nhìn quanh chỉ thấy được hai cây viết trẻ Nguyễn Thị Kim Hòa vừa cho ra mắt tập truyện “Tay chị, tay em – NXB Kim Đồng ấn hành 2011” tự cố tự viết và được nhà xuất bản Kim Đồng bao tiêu. Không biết có chất lượng trong con mắt của các “bác nhà văn, nhà thơ lão thành” tỉnh nhà ? Tui đọc rất thích. Người viết trẻ thứ hai tui thấy là Nguyễn Thị Khánh Liên đang có nhiều cơ hội trở thành nhà văn lắm chứ!. Số người viết có mặt còn lại những mái đầu tóc đã thưa bạc trắng, răng móm (răng giả) thì thào nói tiếng “yêu thương giả tạo”, tác phẩm của mấy bác này tui đọc không tiêu nổi.
Mỗi lần họ nói làm tui cứ ngỡ đang ngồi trong lớp “lý luận chính trị” chứ không phải tọa đàm văn nghệ, văn chương gì cả. Tổng biên tập VNNT, Đình Hy đã phải đứng lên giải bày: “Dạ. Lâu nay Tạp chí VNNT đã thấm nhuần... mong các “bác” đi sâu vào nội dung tác phẩm, làm thế nào để tác  phẩm có chất lượng hơn vì đang thiếu nguồn cho số Xuân 2012.”. Hội trường đông hơn nhiều so với cuộc họp bình thường, vì mỗi ngày có 100 ngàn quyền lợi.
Có đi họp là có phát...biểu nhưng Hội không tính thêm tiền văn bản tham luận đâu nhá!. Những giọng nói gió thổi rì rào như “cây cao bóng cả” truyền tải thông điệp văn chương phủ bóng cho mặt đất nơi này “êm ấm”. Và trong đó, cũng có lời “nói mà không ngượng” của người viết “đa hệ” từ làm thơ chuyển sang viết báo, viết văn xuôi và đang “vượt lên chính mình vì tuổi cao sức cạn” bắt đầu thuyết lại “cái tầm viết ao làng của Hội” mà đã lực bất tòng tâm.
Trời đất, mấy lần họp là mấy lần nghe toàn chuyện ngoài sức tưởng tượng của một người trẻ mới bước vào nghề. Tui đang đón nhận cơn lốc, cảm thấy buồn buồn vì các “bác” đi bàn việc “cũng cố hệ thống đội ngũ” chứ không phải chất lượng nội dung tác phẩm. Một ý kiến hơi bị lạ của bác “nhà thơ lão thành” góp ý BBT là: “Phải tuyển người có trình độ đại học vào Hội.....?”. Chả lẽ người có trình độ đại học thì được vào Hội để tiến đến thực thi: “Luật công chức Nhà Văn đang...???. Con xin mấy bác tha cho, đầu óc con “không điên mới tài”.
 Có luồn gió lướt nhẹ qua lỗ mũi tui, mang theo cái mùi hôi hôi làm tui hoang tưởng đang có “sát thủ đầu mưng mủ” đứng nhòm. Không đó chỉ là một tác phẩm “đỉnh cao” tuổi teen đang bị “tít còi”. Cái đầu thối ấy không thể về chỗ Hội này được. Yên tâm đi. Sao, vẫn thấy không được thoải mái hả?. Buồn thì....
Lại một giọng “cây cao bóng ...ngã” nữa. Ông ta đứng lên vẫn cái lối “hăm hăm”, đúng ra tui phải đổi dấu hai từ này mới trúng cảm nhận của mình nhưng cũng vì không thích nghe “Đời là vạn ngày sầu...biết tìm vui chốn nào...”. Lang mang suy tư về “nâng cao tác phẩm” của mình để đáp ứng nhu cầu sử dụng của Tạp chí VNNT nhưng không biết phải nói sao với “bác ấy” hiểu được tâm tình tuổi trẻ, suy nghĩ tuổi trẻ, lo toan tuổi trẻ, trách nhiệm tuổi trẻ...với văn học nên đành viết ra giấy thui.
Vì cũng mong muốn có được tác phẩm chất lượng cao trong những số Tạp chí VNNT kỳ sau mà tui phát biểu: “Xin các bác hãy giành những lời dạy dỗ vào dịp khác vì làm mất thời gian tọa đàm nội dung chính. Cháu nghe chịu hết nổi rồi.”. Vừa dứt lời thì “bác mới phát biểu” lại tiếp tục “nã”: Ai không nghe thì cứ việc ra về.!
Biết ra về là một hành động thiếu tôn trọng những người viết đam mê còn ngồi lại. Dưng mà “bùn wá”, nghe mãi lời của bác ấy hàng chục cuộc hội họp rùi “chán như con dán”. Tui chịu hết nổi những câu nói “cực kỳ chất lượng giáo giục” nên đứng lên xin phép ra về. Có lẽ mình không nên cãi “cá không ăn muối nên cá thối”.
Về đến nhà, tâm trạng bất an nghĩ suy ngu dại đến phát “khùng”. Trong lúc các nhà văn, nhà thơ đang tranh luận “nâng cao....” thì tui lại phải rời sân chơi tọa đàm vì thấy cần phải nói những suy tư của mình nên cặm cụi viết bài này đây. Thực tế, mỗi số Tạp chí VNNT ra, sau mười lăm ngày là Phân hội Văn học họp tọa đàm đều có chung nổi niềm băn khăn vì chất lượng bài vở chưa như ý. Lý do là nguồn văn xuôi, đề tài và người viết tóm gọn trong một chữ “thiếu”. Thiêu thừa như thế nào đã có rất nhiều ý kiến bàn tới, dưng mà “vũ như cẩn”.
Buồn....
Thú thật, tui có cảm giác khi “nhà văn, nhà thơ” của Hội mình tuổi tác thì “già” nhưng văn thơ lại “trẻ” đã cho ra quá nhiều tác phẩm sau những chuyến đi sáng tác do Hội tổ chức không hiểu sao BBT không thể nào “duyệt” vào tác phẩm “chất lượng cao ?”. Thậm chí có những cuộc tọa đàm thường kỳ, Tổng biên tập than phiền rồi “năn nỉ” các bác nhà thơ không đủ sức viết thì nghĩ ngơi cho...... Còn viết như thế thì làm khó cho BBT quá.
Do đó, trong dịp này, người viết (hội viên) có dịp ngồi lại với nhau dài ngày để tìm cách giúp đỡ cùng nhau “nâng cao....” chứ không phải nghe giáo huấn. Mong muốn có được những tác phẩm “chất lượng cao” của người viết, chắc chắn BBT phải làm việc vất vả hơn nhiều, nhiệt huyết hơn nhiều.
Theo tui thấy rất khó đòi hỏi “năng lực các bác nhà thơ nhà văn” đã chân chậm tay run mà cái đầu văn chương chỉ dừng lại “phong trào”. Lấy đâu ra nguồn tác phẩm “cao” huống hồ chỉ dăm cây bút đã “mỏi mệt già nua” là hội viên cày tác phẩm trên con đã đường định hình “mỗi thời mỗi khác”. Vậy BBT cần đọc, thẩm định và lắng nghe...quyết định chọn bài vở cần mở rộng ra ngoài hội viên (người viết trong tỉnh), sẵn sàng trả nhuận bút cao hơn cho họ khi nắm bắt được những người viết của Ninh Thuận có tác phẩm chất lương được phổ biến. Bằng cách là thuyết phục, trao đổi mời họ tham gia tác phẩm hoặc thậm chí “đặt hàng” một vài chủ đề theo số Tạp chí ra trong năm. BBT phải mạnh dạn loại bỏ những tác phẩm “không đạt chất lượng, đề tài cũ mòn” của hội viên đã đuối. Đây là điều tế nhị nhưng ưu ái vì tình là “ung nhọt” của nền văn học. Khi anh không còn đủ sức lao vào cuộc hành trình dài hơi thì dừng lại thôi, lịch sử đã định cho mọi người, giai đoạn thành công nào rồi, có cố chỉ thêm đau thân xác.
Vấn đề nữa, tui thấy trong Tạp chí của Hội có khá nhiều tác phẩm của các tác giả ngoài tỉnh thường xuyên xuất hiện “chiếm đất” mà chất lượng cũng không mấy “cao”, họ chỉ là những cái tên đã một thời “lịch sử văn học chọn” nay đã lùi về dĩ vãng. Có thể đây là sự “tương thân, tương trợ” thì cảm thông chứ không nên “lấn sân” sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của người viết đang giai đoạn thai nghén trong tỉnh. Thay vào chỗ ấy, BBT cần dành cho trang văn nghệ “những cây bút mới địa phương” hay trang “văn học tuổi thơ”. Nên hạn chế một số tác phẩm văn học “thơ Đường” trong tạp chí vì đây là mãng thơ đã có sân riêng.
Đối tượng có thể xây dựng từ nguồn viết của các “nhà giáo, các bạn học trò cấp cơ sở hoặc tạm thời lấy từ những tác phẩm văn học thiếu nhi đã được phổ biến, chọn đăng theo chủ đề từng số Tạp chí.”
Sáng tác là quyền tự do cá nhân của mọi người, tác phẩm văn chương chất lượng hay không là “thời gian thẩm định”. Trước mắt, cần phát hiện nhiều người viết, đa dạng thể loại để có nguồn tác phẩm dồi dào để dễ khai thác nâng cao chất lượng.  Mong BBT nâng cao tầm nhìn làm việc khoa học trong chọn bài xuất bản(dám dăng dám chịu), tâm huyết với văn chương thời hiện tại, nắm bắt nhu cầu bạn đọc đang “đói ăn món lẫu nào?”. Nếu chỉ vì phục vụ một phần “độc giả” thì tập trung chọn tác phẩm vào đối tượng độc giả ấy.
Con đường văn học có rất nhiều lối để đi. Tùy vào ta cả ! Không nên thõa mãn cho tất cả sẽ mờ nhạt hình ảnh riêng của một Tạp chí văn chương. Viết tới đây tự dưng tui thấy trút được nổi niềm.
Buồn ơi ta chào mi !
Í chết! Dưng mà còn phải gặp mặt các “bác ấy” hai hôm nữa, cứ tưởng tượng đến lời “nói mà không ngượng” của người viết “đa hệ” mới nổi với những tác phẩm “tự cao” từ làm thơ chuyển sang viết báo, viết văn xuôi và đang “vượt lên chính mình” vì tuổi cao sức cạn bắt đầu thuyết lại “cái tầm viết ao làng của Hội ta” mà đã lực bất tòng tâm. Khiếp quá khi mà bác “nhà thơ lão thành” góp ý BBT là: “Phải tuyển người có trình độ đại học vào Hội.....?” Tui giật mình, dưng nổi buồn chả bay đi cứ đeo bám theo như ma ám. Tự dưng tui thấy yêu thương nhiều bạn trẻ chưa thể nói được tâm tư của mình. Buồn chịu... ah!!!./.

Phang Rang ngày 7/11/2011