Trên trang web Petro Tiames sáng 21-10-2011 đã đăng bài “Chuyện cấm chơi golf - Ai tuýt còi ai?” của tác giả Linh Minh Trang có một số phân tích về lợi, hại của chơi golf, kiểu chơi “thời thượng” của kẻ lắm tiền, dư thời gian. Trong khi cả nước đang tranh thủ thời gian tăng giờ, tăng việc để chống khủng hoảng, lạm phát tài chính, tỉ lệ dân nghèo gia tăng> Cán bộ đương chức lấy tiền đâu chơi golf, bỏ bê công việc nhiều thế? Bài báo nêu:
- Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa ký văn bản số 6630/BGTVT-TCCB ngày 17/10/2011 về việc không tham gia chơi golf được gửi tới tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT. Việc Bộ GTVT yêu cầu cán bộ trong ngành không chơi golf là hoàn toàn có lý và nhận được rất nhiều sự đồng tình của dư luận vì điều đó xuất phát từ lợi ích chung.
Ngay sau khi quy định được ban hành, văn bản này đã bị “soi” bởi Cục kiểm tra văn bản quy phạm Bộ Tư pháp. Cục trưởng Lê Hồng Sơn “thổi còi”, văn bản số 6630 ký ngày 17/10 yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT không chơi golf có nội dung sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức…
Như vậy, ngay sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng “tuýt còi” cán bộ ngành giao thông vận tải về việc chơi golf để bê trễ công việc thì lập tức Bộ trưởng đã bị ngành Tư pháp “tuýt còi” với những nhận xét nêu trên…
Golf là môn thể thao quý tộc. Sân golf là sản phẩm chỉ dành cho số rất ít những đối tượng nhiều tiền, có nhu cầu tiêu tiền, đương nhiên đây cũng là một nhu cầu chính đáng trong một xã hội phát triển. Tuy nhiên, những “mặt trái” của môn thể thao này cũng nhiều điều đáng nói.
…Nhiều chuyện tiêu cực về sân golf ở Việt Nam dường như ai cũng biết và các đại biểu Quốc hội cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Ở Việt Nam, đất nước có diện tích hẹp, đông dân, nhưng sân golf nhiều gấp hơn 10 lần bình quân thế giới. Dự án sân golf chỉ là “trá hình” cho những tiêu cực đất đai. Đất nông nghiệp bị chiếm để làm sân golf, người dân mất đất, mất kế sinh nhai, tiêu cực xã hội cũng từ đấy mà nảy sinh đã rõ.
Nghề chơi cũng lắm công phu, để đến được với sân golf, người ta phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Mỗi chuyến chơi golf mất cả ngày trời, chi phí xăng xe đi lại hàng trăm cây số.
Những dụng cụ mua sắm cho nghề chơi cũng đáng “giật mình”: một cây gậy golf “xịn” giá lên tới gần 40 triệu, giày thể thao: 3-5 triệu; quần áo: 5-7 triệu… Đó là chưa kể những phụ kiện khác như: ống nhòm, mũ, bóng; các chi phí sân bãi, đồ ăn nước uống…
Với những chi phí khủng như vậy thì ai cũng biết, môn chơi này dành cho ai? Liệu những cán bộ, công chức bằng nguồn thu nhập chính đáng có dám bỏ ra một đống tiền thế để chơi golf hay không? Hay chơi golf chỉ để thể hiện sự “thời thượng” của mình?...
Dùng xăng xe Nhà nước, ăn cắp thời gian để đi chơi, quan của chế độ ta mà vậy ư? Sân golf của ta đã lấn chiếm ruộng vườn của dân, lãng phí nhiều đất canh tác, khu dân cư bị khoanh hẹp, đẩy giá đất lên cao. Nhiều khi, golf không đơn thuần là thể thao, mà là kiẻu đánh bặc trá hình của các đại gia, nơi hẹn hò làm ăn lén của các quan tham, những “đối tượng” đang “nghĩ cách tiêu xài” lạm vào ngân khố quốc gia. Vậy, có thơ họa rằng:
Ông tân Bộ trưởng La Thăng
Đã ra quy định rất bằng lòng dân
Công bằng xã hội lệnh cân
Kẻ “ăn không hết, người lần không ra”
Kiểu chơi “thời thượng” bày ra
Mấy ông tham nhũng được đà vênh vang
Cũng là một thứ ngang tàng
Bỏ bê công việc xếp hàng chơi golf
Tiền thừa tìm lỗ…đem chôn
Việc công khoán trắng, vội chuồn đi chơi
Nhiều người nghèo rớt mồng tơi
Ông thì tung tẩy đổi đời theo Tây
Xét về truyền thống môn này
Nước ta đâu có mà bày khắp nơi
Đất đai thì chật quá trời
Sân golf xén lẹm cả nơi ruộng vườn
Ai bày ra lắm sân golf
Đất đai lãng phí, kích cơn chơi bời
Ông La Thăng thật kịp thời
Bước đầu đã móc vào vòi quan tham
Dân tuýt còi đến các quan
Dừng ăn chơi lại, chu toàn chức danh.