Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NỖI NIỀM TRĂN TRỞ TRONG “LỜI HÁT RU”

Nguyễn Chính Viễn
Thứ bẩy ngày 6 tháng 8 năm 2011 8:37 AM
Thơ của Nguyễn Xuân Oánh

Bút danh : Nguyễn Xuân Oánh, sinh ngày 15 - 2  - 1929 . Quê quán  Ngũ Phúc- Kiến Thụy – Hải Phòng. Nghỉ hưu , tại Phường Thanh Sơn Uông Bí Quảng Ninh. Hội viên Hội VHNT Quản Ninh. Ông đã có 8 tập thơ văn được Hội VHNTQN & NXB HNV in.

Để kỷ niệm lần thứ 80 của mình, ông đã ra tập thơ “Lời hát ru” ( NXB HNV in ) gồm 53 bài. Tập thơ như một bản tổng kết, đánh giá, kiểm điểm tâm tư tình cảm của ông đối với con người cảnh vật theo trình tư thời gian nơi ông đã sống làm việc. Ông ca ngợi ông bố bà mẹ, bạn bè chiến hữu đã chung lưng đấu cật cùng ông xây dựng quê hương không hề tính toán thiệt hơn. Tôi không có tham vọng giới thiệu cả tập thơ mà chỉ giới hạn ở ba bài nói lên niềm trăn trở của ông. Ba bài “Bọ sâu”, “Người thợ vườn”, “Sơi đắng giăng trên Sông Uông”. Ba bài thơ là gan ruột bức bối của ông với nhân tình thế thái. Có phải vì già mà ông khó tính quá chăng? Không! Ông viết những bài này là đã có sự cân nhắc gạn lọc một cách sang suốt thông minh:

Bài 1 : BỌ SÂU
Chẳng phải bọ sâu- giống bọ sâu
Lù gù bò đất, nhổm bay đầu
Đục toang gố, dễ, thân cây quý
Gặm nát đài hoa, cánh lá  nhàu
Sâu bé lách nhanh cao tiến sớm
Bọ to ma mãnh rúc gầm sâu
Bọ-sâu đồng giống gieo tai ách
Vạch lá lật cành tìm diệt mau!

BAI 2 : NGƯỜI THỢ VƯỜN
Người thợ vườn già
Nheo nheo đôi mắt
Đăm đăm ngắm vườn, ngắm đất, trông trời
Trầm tư ngồi điểm lại từng hồi biến đổi
Vẻ như nuối tiếc điều gì
Tôi tới gần, lễ phép hỏi
Thưa ông, phải chăng:
Ông đang ngược dòng thời gian
Dự đoán tương lai?
Ông phều phào kể lại:
“Cuộc đời tôi và bao đồng đội
Cuốc xới nhân trồng trên mảnh đất vườn này
Từ hạt chua, chát, đắng, cay
Tạo thành quả ngọt dâng đời
Nay cũng mảnh vườn ấy thôi
Lớp thợ trẻ đã buông lơi thao túng
Nể cây đau không tỉa cành sâu, uốn ngọn
Cỏ dại thừa cơ lấn tới
Quả ngọt biến ra quả đắng đó thôi!
Ngày mai điều gì sẽ tấp tới?”
Ông thở dài não nuột
Và cũng như tự trách mình
 Đã vô tâm. Im lặng làm thinh !...

BÀI 3 :  SỢI ĐẮNG GIĂNG BẾN SÔNG UÔNG :
Khi xưa trên bến sông này
Chuông ngân, sáo vọng, hương bay gợi chiều
Mây hồng hôn cánh buồm điều
Nước xanh sóng dậy, nâng diều bổng bay
Chiều nay thăm bến sông đây
Bặt tăm tiếng sáo, nước mây nhạt màu
Người ơi! Sáo vọng về đâu
Để ta mua nhớ chuốc sầu hẩm hiu
Phải chăng, tình nắng cuối chiều
Tâm không tỏa sáng nên diều quẩn quay!
Nhìn sông nay- dạ xót cay
Cảnh xưa bến cũ bồng lai đâu còn
Mặt song hang ống nổi cồn
Cướp đi đường nét vàng son một thời
Đã không rót mật thì thôi
Nỡ nào rót đắng vào ngòi vào sông…

Đọc bài “Bọ sâu” ta cảm nhận được nỗi buồn nhân tình thế thái của ông. Ông lên án những thủ đoạn. cơ hội, lừa lọc, giả dối, gian manh đẻ đục khoét công quỹ lãng phí bạc tiên của nhân dân . Ông kêu gọi : “Vạch lá lật cành tim diệt mau”
Bài “ Người thợ làm vườn” tâm trạng hơn, ông đã dăn vặt, trăn trở vì buông lơi không chăm sóc rèn mình “tỉa cành, uốn ngọn” để  “cỏ dại thừa cơ lấn tới” để bây giờ phải gánh chịu hậu quả!
Qua những vần thơ trong “ Sợi đắng giăng bên sông Uông” người ta thấy dòng sông Uông xưa thật đẹp thơ mộng và lãng mạn, dòng nước trong xanh chảy vào dòng Bạch Đằng để rồi đổ nước ra cửa Nam Triệu một cách êm đềm, hiền hòa, người đọc cũng cảm nhận thấy như mình đang ngồi trên chiếc thuyền cánh buồm đỏ thắm đang lỏng tay chèo cho thuyền trôi bồng bềnh theo dòng nước trong thinh không tĩnh lặng để thưởng thức tiếng “chuông ngân” của chuông nhà thờ, tiếng “sáo vọng” của ông thợ câu đang mơ mộng thả hồn theo dòng nước, hòa quyện với làn khói lam chiều đang lãng đãng trong làng quê thanh bình dọc bờ sông Uông. Nhưng bây giờ những đường ống nước cỡ lớn chạy song song dọc bờ sông. Vì lợi ích nhà máy mà làm mất đi nhũng cảnh quan môi trường tự nhiên sinh đẹp của sông Uông thơ mộng.
Đọc ba bài thơ như thấy được tâm trạng bức xúc trăn trở của ông về một mảng cuộc sống rất đời thường đang diễn ra ở đâu đó mà không làm gì được…
Tôi định đặt cho bài biết của mình với cái “tít”: “ Nỗi niềm trăn trở trong thơ người già” nhưng nghĩ lại thấy to tát quá nên thôi …

Nguyễn Chính Viễn