Trang chủ » Truyện

MỐI TÌNH MUỘN

Nguyễn Chính Viễn
Thứ bẩy ngày 2 tháng 7 năm 2011 2:57 PM
Truyện ngắn của Nguyễn Chính Viễn
                                 
Làng Kiên thuộc vùng ven sông Hồng. Đứng bờ đê bên này, phóng tầm mắt sang bên kia sông là dãy Tam đảo xa mờ, có dãy núi hình lưỡi hái chạy từ Bắc xuống Nam, là khoảng trời nước mênh mang của ngã ba sông với tên gọi Bạch Hạc (con Hạc trắng), có chiếc cầu  3 nhịp bắc ngang mang tên Việt Trì. Dân vùng quê Kiên vẫn truyền nhau câu ca của ông cha : “Nhất cao có núi Ba Vì, thứ hai Tam đảo, ba thì Anh đây”. “Anh đây” là muốn ám chỉ niềm tự hào của những chàng trai Xứ Đoài quê Kiên. Nghe thật lãng mạn. Cuộc kháng chiến 9 năm làng Kiên bị địch tạm chiếm, khoảng cách giữa 2 thôn là khoảng đất trống rộng thoáng đãng, bọn giặc nhảy dù xuống xây bốt án ngữ dòng sông Hồng, đề phòng cán bộ kháng chiến bên kia vượt sông đột nhập vào quấy dối hậu phương của chúng. Gia đình Kiên được Uỷ Ban Kháng Chiến Hành chính xã giao cho nhiệm vụ nuôi dấu cán bộ. Bố Kiên là Đảng viên Đảng Lao đông Việt Nam, năm đó Kiên mới 11 tuổi , bố mẹ Kiên đã bỏ ra nhiều đêm cùng du kích đào hâm bí mật dưới nền chuồng bò, đất đào được đến đâu đựng vào sọt đem ra ao trước nhà đổ đến đó, lúc này Kiên mới hiểu tại sao bố mẹ lại tự nhiên bảo nhau phá đi cái vườn Hoàng Tinh đang tươi tốt để đào ao thả cá, thì ra để tạo ra chỗ đổ đất đào hầm .Cán bộ đến ở thì Kiên cũng biết tin Kiên được ra vùng tự do học. Thầy giáo làng đã đến nói với bố mẹ Kiên “Trong này (ý nói vùng tạm chiếm) 2 cộng 2 là 4, ra ngoài ấy cũng 2 cộng 2 cũng là 4, ông bà cho cậu ấy đi làm gì, nhớ lắm !”. Sau này người ta bảo phải làm như vậy để bố mẹ Kiên không ăn ở hai lòng, Kiên trở thành con tin. Việc nuôi cất cán bộ hoạt động trong nhà được giữ bí mật tuyệt đối, làng xóm láng giềng không ai biết, nhưng bọn hội tề trong làng cũng mơ mơ màng màng đánh hơi thấy thế nhưng không biết cụ thể. Mãi đến khi Chính Phủ Việt Minh thực hiện cuộc tổng phản công toàn diện trên toàn quốc, mở chiến dịch Điên Biên Phủ, bọn hội tề cũng mở nhiều trận càn liên tiếp để vây bắt lùng sục cán bộ kháng chiến, bố Kiên bị bắt vào dịp này, cùng với một số người trong làng về bốt huyện để tra hỏi . Mọi người đồng tâm nhất mực đấu tranh cãi lý với chúng cả tuần, không có chứng cứ gì cụ thể, chúng phải thả. Khi về, bố Kiên đã hỏi mẹ : “Các anh đi đâu cả?” Mẹ đã buồn buồn trả lời : “Ông bị bắt. các anh ấy chuyển đi luôn!”. Nghe thế, ông cảm thấy danh dự đã bị xúc phạm, tối hôm ấy ông đã phá hầm, trong nỗi niềm ẩn ức : “ Không ở thì phá để làm gì!” Bố đã nói với mẹ như vậy. Việc làm này mà bố Kiên bị cắt sinh hoạt Đảng, cho là không có tinh thần cách mạng tiến công, có tư tuởng giao động. Hoà bình lập lại, gia đình có nhận được một khoản tiền là 20 vạn đồng tiền tài chính, nhưng bố mẹ Kiên đã không lấy và xin gửi trả lại , coi đấy là sự đóng góp công sức cho kháng chiến của gia đình. Cải cách ruộng đất gia đình Kiên được xếp vào thành phần bần nông, thuộc loại thiếu ăn, Kiên đã quyết định nghỉ học để đi công trường là vì vậy. Cả miền Bắc là công trường Xây dựng. Khu công nghiệp Việt trì được hình thành. Công trường xây dựng nhà máy xay, nhà máy giấy, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy hoá chất mọc lên…, có hàng nghìn bộ đội chuyển sang làm lao đông trên các công trường…hàng trăm học sinh nghỉ hè đến tham gia lao động. Chỉ huy công trường và trưởng phó phòng ban đa phần là cán bộ miền Nam tập kết . Kiên là con một (con trai), cả làng đều nói “Nhà con một, b…tầy cột, đái nồi canh”, Kiên được chiều chuộng hơn những đứa trẻ trong xóm! Kiên có hai chị gái đều đã đi lấy chồng. Một anh rể đi Thanh niên Xung phong có tham gia chiến dịch Điên Biên phủ, hoà bình lập lại chuyển sang làm công nhân xây dựng, hiện đang ở bộ phận nhân sự của công trường nhà máy xay. Anh đã cho Kiên đi Hà nội chơi hai ngày để cho biết thủ đô. Anh đã nói với Kiên : “ Hai cụ đã già, tiếp tục cho cậu ăn học là chuyện vất vả, cậu đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình là phải, các lớp  bổ túc văn hoá ở đâu cũng có, ban ngày đi làm tối đi học cũng được. Kiên đã nghe lời anh rể, làm đơn xin đi công trường vào chỗ anh rể. Kiên được phân công vào bộ phận văn thư, được toàn quyền sở hữu chiếc xe đạp Thống nhất nam, hằng ngày có nhiệm vụ đem công văn giấy tờ ra bưu điện gửi . Lấy báo về phát cho các bộ phận, chạy thông báo của ban chỉ huy công trường. Cuộc sống trên công trường thật thú vị, Kiên được xem đủ các loại báo chí. Nhiều khi nổi hứng Kiên cũng viết bài gửi cho các báo, nhưng thường là không được đăng mà chỉ được thư trả lời cám ơn và mong được tiếp tục cộng tác. Kiên dùng nhưng tờ báo cũ làm phong bì, kiếm mảnh giấy trắng dán lên làm chỗ viết địa chỉ nơi nhận , bây giờ chẳng ai làm thế, nhưng hồi đó người ta coi việc làm này là có ý thức tiết kiệm. Hàng ngày Kiên đem phích xuống bếp lấy nước về cho các phòng ban . Kiên đi đến chỗ nào cũng được những các cô gái nheo nhéo : “Chị có thư không em ơi?”.Mấy anh thanh niên  thì “ Nhóc con, bỏ hộ tao cái thư nhé…!” Những đêm trăng thanh gió mát Kiên thường được các anh chị thanh niên cho đi theo vào làng để mua sắn, mua khoai về luộc ăn cho khỏi đói hoặc tán tỉnh những cô gái chưa có chồng. Những lúc rảnh rỗi Kiên ngồi tập đánh máy chữ. Người ta bảo đánh máy chữ giỏi là phải  “đít đoa” (Điều khiển bằng 10 đầu ngón tay ), còn Kiên chỉ dùng “nhất ngón” để mổ cò . Nhà máy xay xây dựng xong cũng là lúc Kiên biết đánh máy chữ thành thạo. Công trường giải thể, Kiên được Ban chỉ huy công trường nhận xét “ Nhanh nhẹn, tháo vát, có nhiều triển vọng…”. Một số cán bộ công nhân được chuyển vào làm việc nhà máy. Còn  một số chuyển đi xây dụng nhà máy Suppe Phosphat Lâm Thao, trong đó có Kiên. Một công trường xây dụng vào cỡ lớn do nước bạn Liên Xô giúp đỡ lúc bấy giờ. Có hàng chục Chuyên gia Liên xô sang làm việc tại công trường. Chỉ huy công trường là những Đại tá. Trung tá bên quân đội chuyển sang. Anh rể Kiên cũng được chuyển về làm ở phòng tổ chức nhân sự. Kiên đã nghiễm nhiên trở thành nhân viên đánh máy kiêm văn thư.  Trong một lần có công văn tuyển sinh lớp Trung cấp kê toán  xây dựng cơ bản , Kiên đã bảo anh rể là muốn được đi học và Kiên đã được xét đi với lý do Kiên còn trẻ cần được đào tạo. Trước khi vào trường Kiên và thí sinh  phải kiểm tra một bài toán đố và một câu hỏi nhận thức về công tác xây dựng cơ bản. Quá đơn giản vì tất cả thí sinh đều có trình độ cấp II và cấp III , nên đều  trúng tuyển. Học sinh đa số là thanh niên mới lớn, đa phần người Hà Nội, đều trẻ khoẻ và duyên dáng. Đi học Kiên có thêm bạn mới. Tự cùng tuổi với Kiên, quê ở Việt Trì, hôm đi nhập học cùng đi chuyến tàu nên đã quen nhau rồi thân nhau từ đấy. Tự khoẻ đẹp trai, ăn nói có duyên, nhà khá giả, còn Kiên thì đen gầy con nhà nghèo, ăn nói giao tiếp kém hơn so với Tự.  Những ngày đầu đi đâu : ăn cơm, quán xá, uống nước ăn kẹo lạc, xem phim ở bãi Kiên Tự đều đi với  nhau. Có những đêm đi xem đi chơi quá giờ phải trèo tường và phải làm kiểm điểm. Hàng ngày buổi sáng lên hội trường nghe thầy cô giàng bài, chiều và tối phải ngồi nhà tự học, nhưng tối họ thường “chuồn” đi chơi . Trong lớp đã hình thành nhiêu đôi nam nữ tâm đầu ý hợp đi chơi với nhau. Có đôi lần Tự đã nói xa nói gần với Kiên là sẽ chỉ đi chơi  với nhau đến khi nào mỗi đứa đều tìm được bạn gái . Kiên cười ủng hộ “Đúng quá chứ sao !” vì Kiên đôi lần đã nhìn thấy Tự đứng nói chuyện với những cô gái trong lớp.Tối thứ 7 hôm ấy, bãi có  chiếu phim “Chung một dòng Sông” bộ phim do những nhà Điên ảnh Việt Nam quay, Kiên chắc mẩm Tự sẽ đến rất sớm đón mình để cùng đi, nhưng đợi mãi không thấy, Kiên đã chủ động đi tìm, thấy Tự đang ngồi với một bạn gái trên lớp cười nói tình tứ lắm, cô ta tên là Bình. Tự đã nhanh nhảu đứng lên giới thiệu “ Đây là Bình bạn của mình, đang định đến rủ Kiên đi xem” và Tự chỉ vào Kiên đây là “bạn cùng quê” ! Kiên hơi phật ý “Tại sao lại không nói là bạn thân?”. Cả ba người cùng đi xem phim. Thời gian đầu họ vẫn cặp ba đi với nhau nhưng rồi dần dần Kiên nhận thấy những cuộc đi có Kiên là vô duyên và không nên. Tuy Tự Bình vẫn muốn duy trì các cuộc đi có cả 3 người như thế, Nhưng Kiên đã bằng cách này cách khác chủ động thoái thác để tách mình ra. Kiên có tâm trạng cô đơn từ đấy ! Thật ra, hồi còn làm ở Công trường Super Phosphat Lâm thao, Kiên cũng có một số bạn gái, nhưng chỉ là bạn bè biết nhau chẳng có gì sâu sắc , với lại vì có anh rể làm ở phòng nhân sự nên họ muốn được làm quen với Kiên để bắc cầu nhở vả này nọ. Kiên có ít bạn gái vì cái tính nhút nhát không biết tán chuyện và của đáng tội cũng có tính tự ty nữa cho rằng mình là thằng xấu trai nên không thể cố đấm ăn sôi được. Vì  “Thứ nhất đẹp giai, thứ hai chai mặt”, đằng này cả hai tố chất Kiên đều vào loại kém. Tự Bình càng ngày càng gắn bó xoắn xuýt bên nhau, tuần nào không về nhà Bình bên Hà Nội thì lại về Việt Trì nhà Tự. Bình đôi lúc cũng tỏ ra thương cảm muốn làm được cái gì đấy để khoả lấp bớt sự cô đơn cho Kiên, đã cố gắng tìm tán cho Kiên một cô nhưng chưa có kết quả gì. Một lần Tự Bình đã chủ động thiết kế một cuộc đi về nhà Kiên ở Ba Vì có bạn của Bình tên là Trinh đi cùng. Nhưng sau cuộc đi về, Trinh đã nói với Bình, : “Mình không chê Kiên nhưng tính khí Kiên nó thế nào ấy ”, và có nói đến cái ý “ Gia đình Kiên nghèo quá!”. Bình đã cố giải thích với Trinh là cuộc sống sau này sẽ khác đi chứ, Bình đã tâm tình với Trinh là chỉ việc ghép hai chữ Kiên Trinh lại là đã thấy duyên phận với nhau rồi đấy ! Nhưng Trinh cười và lắc đầu. Việc làm của Bình cũng chẳng xoay chuyển được tình hinh. Còn Kiên cũng cho rằng mình vẫn còn quá trẻ cũng chẳng cần phải nóng vội, để phấn đấu đã! Để giữ chân học sinh, duy trì nội quy kỷ luật học tập, nhà trường liên tục tổ chức những đêm văn nghệ, những cuộc đấu bóng truyền, bóng bàn, cờ tướng.Bình có tham gia đội múa. Kiên đã sáng tác được vở kịch được nhà trường duyệt và cho công diễn. Kiên còn tham gia thi viết báo tường do nhà trường tổ chức và đã được giải nhì, không có giải nhất . Kiên vẫn nhớ nội dung bài báo : Kiên nói về những ngày vui tươi phấn khởi của tuổi trẻ trong lớp học , những ngày say mê miệt mài học tập, ngày ra trường được tung đi mọi miền đất nước làm nhiệm vụ xây dựng cơ bản. Một số vinh dự được phân công đi xây dựng trên Mặt Trăng xa xôi, trong đó có tác giả bài báo được đi cùng, bao chuyện vui buồn ngớ ngẩn trên Mặt Trăng đã xẩy ra đối với đoàn quân xây dựng…Khi bài báo được đọc lên, cả hội trường đều cười ngất và khen Kiên có đầu óc tưởng tượng khá lãng mạn và hoành tráng . Sau lễ bế giảng, Nhà trường đã tổ chức nhiều đoàn thực tập, trong đó : Tự đi thực tập ở công trường xây dựng nhà máy Phân Đạm Bác Giang. Bình về công trường Super Lâm Thao. Kiên về công trường xây dựng Nhà máy Điện Việt trì . Mọi người đều lần lượt được phân công vào các bộ phận nào đấy một thời gian, để đọc xem các chứng từ, lật những trang nhật ký, kiểm tra những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xem những bút toán định khoản hạch toán chi phí…Không khí làm việc nơi công sở như được thay đổi hẳn khi có đoàn thực tập về, người cũ thì tỏ ra thành thạo giỏi giang công việc để sẵn sàng hướng dẫn người tập sự. Người tập sự thì tỏ ra thực sự cầu thị hăm hở tìm hiểu để tiếp thu công viêc…Tuy các đoàn ở xa nhau nhưng họ vẫn thường xuyên thư từ cho nhau.Thỉnh thoảng còn đến với nhau, nhất là những đôi đang yêu nhau thư từ thường nhắc nhở nhau, trách cứ hờn dỗi nhau, đủ chuyện! Thu nhập của mỗi người đều có cao hơn khi ngồi ghế nhà trường nên việc chi tiêu có rủng rỉnh . Kiên đã giành một phần tiền ít ỏi vừa được lĩnh để gửi về cho bố mẹ mừng. Kiên khoe “ Những đồng tiền lương đầu tiên của con”. Trong công việc Kiên đã được phân công kiểm tra tập chứng từ lương của gần 200 công nhân đã chuyển đi làm việc ở công trường Điện Cao Ngạn Thái Nguyên, Tơ là cán bộ của công trường được cử đi lên Thái Nguyên để trao tiền tận tay cho công nhân. Kiên cần mẫn lật giở từng bảng lương, đối chiếu từng chữ ký của người nhận tiền. Kiên đã ngộp thở khi phát hiện có một số tên trùng nhau  (nghĩa là công nhân đã được lĩnh hai lần). Nghe có dư luận bàn tán xầm xì về chuyện tiền nong, Tơ đã chủ động đến gặp Kiên, bảo Kiên hãy bỏ qua cho chuyện này, và hứa sẽ nhó ơn mãi mãi. Lương tâm nghề nghiệp không cho Kiên xuê xoa . Kiên đã trình bày sự suy nghĩ của mình, và tổ chức đã kỷ luật Tơ vì thấy sai không những không phát hiện lại còn lợi dụng cái sai ký mạo chữ ký để biển thủ tiền của công quỹ. Kiên đã được biểu dương và thông báo đến các đoàn thực tập. Tranh thủ một ngày chủ nhật, Kiên ra ga Viêt Trì để mua vé đi Tiên Kiên, đến thăm ông anh rể. Trong lúc đợi nhà ga bán vé, Kiên đến một chiếc ghế có cô gái ngồi, trên tay cầm quyển tiểu thuyết  “Mùa Hoa rẻ” của Nhà Văn Quân Đội Văn Linh, tay kia phe phẩy cái quạt giấy tím. Kiên chủ động : “Xin lỗi, tôi ngồi được chứ?”. Cố gái gật đầu cườì “Mời anh!”. Qua chuyện trò Kiên được biết cô gái có tên là Hận, nghe thế Kiên đã nghĩ rất  nhanh“tại sao lại đặt tên là Hận nhỉ? Chắc bà mẹ có gì ẩn ức trong cuộc đời? Trong tình duyên? Hận đời hay hận tình?” Nghĩ thì nghĩ vậy, Kiên cũng chẳng hỏi làm gì. Cuộc sông là vậy! Hận đang học cấp III tranh thủ nghỉ hè vào lảm lao động hợp đồng ở công trường nhà máy hoá chất Việt Trì để kiếm ít tiền để sau này thi vào Đại học Nông Lâm. Hận nói : “Em đi bệnh viện Phú Thọ để nhổ cái răng sâu, còn anh ?”.- “Tôi thì đi chơi, xuông ga Tiên Kiên” Cái thời ấy, đi lại không thuận tiện dẽ dàng như bây giờ, chuyến tàu nào cũng chật ních, những hành khách đi một hai ga thường chọn cách đứng ở ngoài đầu toa để xuống cho nhanh. Rất tình cờ Kiên lên đầu toa số 4 lại được đứng bên tay trái của Hận, nên được hưởng cái mát từ chiếc quạt luôn phe phẩy của Hận. Kiên tiếp tục câu chuyên ban nãy bỏ dở : “Bao giò Hận về “ – “Mai”. “ Mai tôi cũng về, giữ cho một chỗ nhé!”. Vì con tầu này sẽ xuất phát ga đầu là Phú Thọ. Dặn thì dặn thế thôi, Kiên cũng không chắc Hận nhớ. Thấy Hận cứ liên tục quạt, Kiên xin được đổi chỗ . Hận là cô gái thông minh, nói luôn “chẳng cần, để em quạt , anh sợ em mỏi tay chứ gì…? Nói vậy nhưng Hận vẫn lách người đổi chỗ cho Kiên và giao chiếc quạt cho Kiên.” Hôm sau, con tàu đang phì phò tiến vào ga, Kiên đã nhìn thấy Hận nhoai người ra khung cửa toa tàu,  huơ huơ tay rối rít kéo dài giọng : “ Anh… K.i .ê. n,.. e. e. m đây…”. Họ được ngồi cùng ghế và nói với nhau đủ thứ chuyện, nhưng không đả động gì đến nhổ răng của Hận và cũng chẳng nói gì đến chuyện đi chơi của Kiên, Kiên cũng chẳng kể gì đến chuyên đã gặp Bình vá các bạn gái như thế nào!mà Hận có biết gì về họ đâu mà kể! Sau chuyến đi ấy tình cảm giữa Kiên Hận có hiểu biết thông cảm xích lại gần nhau hơn. Sau những giờ phút lao động mệt mỏi căng thẳng hết mình cho công việc, nếu không họp hành sinh hoạt gì, họ lại rủ nhau đi chơi. Vì là phụ nề, suốt ngày đánh lộn với vôi vữa dưới cái nắng trưa hè trang trang, nhưng với cái khăn đen trùm má, gánh vữa lên giàn giáo, Hận vẫn giữ được nét duyên dáng, tươi tắn da không bắt nắng. Hận chỉ kêu mệt mỗi khi gặp Kiên. Hận đến với Kiên, Kiên đến với Hận, cùng vào rạp xem phim . Rặng cây rợp bóng đầu công trường đã chứng kiến những bước chân của đôi bạn trẻ. Những con thuyền dương buồm căng gió rẽ nước đi ngược về suôi  trên dòng sông cũng như reo vui cùng Kiên Hận khi ngồi bên gốc cây gạo bờ kè bên sông. Một lần Kiên Hận rủ nhau lên đồi hái sim, Hận Kiên tung tăng chạy hết bụi sim này sang bụi sim khác để tìm sim chín…thật vô tư, thì cơn mưa mùa hè bất chợt ấp đến, cả hai đều bị ướt phải chạy đến gốc bàng cách đấy mấy chục bước để trú. Hận đã đưa khăn tay của mình để Kiên lau mặt lau tóc. Việc làm của Hận đã làm Kiên cảm động. Cả hai đều như muốn xích lại gần nhau hơn nữa, nhưng hình như có sợi dây vô hình ngăn cách. Kiên hỏi Hận : “ Hận đã có người yêu chưa?” Hận nhìn Kiên cười :  “Tại  sao hôm nay anh mới hỏi em điều ấy?” Sự suy tư thoáng qua đôi mắt Hận và hỏi lại : “Có hai trường hợp xẩy ra, nếu em trả lời “chưa” thì điều anh xử lý tiếp là gì? Trường hợp Em trả lời “Rồi” nhưng em lại hỏi anh là có thể làm ngược lại được không ?”. Kiên nghe phải kêu lên “Sao mà rắc rối vậy?” Rồi cả hai đều cười, tiếng cười  hoà trong hạt mưa rơi. Kiên trả lời : “Anh sẽ vận dụng lý trí để trả lời , được chứ?” Hận đã chủ động vít đầu Kiên áp vào má của mình “ Trả lời được đấy”. Rồi Hận kể cho Kiên nghe là Hận đã có người yêu rồi, là bộ đội. Hận ngước lên nhìn nói với Kiên, cả hai đứa đều cho phép nếu trên đương đời gặp được người tâm đầu ý hợp hơn thì có quyền báo cho nhau đẻ thay đổi. Rồi bằng giọng tâm tư thân mật : Thú thật nhưng ngày gần gũi anh, em đã thấy trái tim mách bảo, là em có yêu anh, em hỏi thật anh nhé, anh có yêu em không ? Kiên nghĩ : “sự hiểu biết của người con gái bao giờ cũng sâu sắc hơn người con trai mặc dù cùng trang lứa!” Kiên đã trả lời Hận “ “Có, anh cũng thấy yêu em, nhưng anh cũng biết hy sinh tình yêu của  mình cho người đang đứng trong hàng ngũ sẵn sàng hy sunh tính mạng để bảo về Tổ Quốc. Hận nghe và gật đầu nói : Cám ơn anh”.Câu chuyện của hai người tạm dừng ở đấy. Tạnh cơn mưa, Kiên Hận sóng vai nhau ra về. Kiên đưa Hận về đến tận lán ở.
Vừa về đến nhà, Kiên đã thấy Tự đang nằm đợi ở giường mình, vội vàng vùng dạy hỏi Kiên : “Cậu đi đâu về, nghe  người ta nói  cậu đi với cô phụ nề phải không.?” Kiên không trả lời mà hỏi Tự : “Cậu đã đến chỗ Bình chưa, hôm vừa rồi mình lên Suppe thăm ông anh có gặp Bình , Bình có nhắc đến cậu. Bình vẫn khoẻ”. Trong chuyện trò giao tiếp, Kiên có cảm giác quan hệ giữa Tự và Bình có điều gì khang khác thì phải. Trong lúc ngồi ăn, với một giọng thật trầm, Tự đã kể cho Kiên nghe một sự đã rồi. Hằng là bạn học cùng quê với Tự, họ đã gặp nhau ở công trường xây dựng Phân Đạm Bác Giang., trong một lần mất cảnh giác không tự chủ đã bị trúng kế của Hằng và đã làm một chuyện không hay ngoài ý muốn, sau đó vài lần nữa nên Hằng đã có chửa…Hôm nay Tự đến với Kiên là để được giãi bày lòng mình và cầu xin Kiên hiểu và rất cần lòng vị tha và thông cảm, và tự nhận thực sự không xứng đáng với Bình nữa… Kiên cắt lời Tự : “Thôi được rồi…Bình đã biết chuyện này chưa?” – “Chưa, nhưng mình tin rằng chỉ nay mai Bình sẽ biết”  “ Cậu muốn minh giúp gì ?”. Sau sự im lặng khá lâu, Tự rít mấy hơi thuốc lá liền rồi vừa nói vừa thăm dò : “Tự mong muốn Kiên chủ động đến với  Bình, mình nghĩ chỉ có Kiên mới đem lại tình yêu hạnh phúc cho Bình” Kiên biết đây là những lời rất thật thà của Tự, nhưng Kiên đã trút sự bực bội vào Tự : “Cậu quá tồi, đã dã tâm phá đi một tình yêu rất đẹp, cậu bảo, tớ đến với Bình, thay tình yêu như thay áo được sao?...Từ giờ phút ấy không ai nói với ai câu nào nữa, cho đến khi Tự đứng dạy chìa tay cho Kiên bắt với lời nói như khóc  : “ Rất mong Kiên vì mình mà đến với Binh, mình rất thương Bình, Bình rất kiêu sa rất tin tưởng vào tình yêu cho nên Tự không dám làm Bình đau khổ …” Đêm hôm ấy và nhiều đêm tiếp theo Kiên đã trằn trọc mãi không ngủ được. Thế mới biết cuộc sống phức tạp thật. Có nhiều cạm bẫy quá. Chỉ cần mất cảnh giác, sai một là đi một dặm. Tình yêu của Tự Bình đang thật đẹp. Kiên trách Tự đã coi tình yêu như trò đùa không hơn không kém. Bình sẽ nghĩ như thế nào về Tự đây ?, và có hành động gì để giành lại tình yêu của mình không ? Chắc Bình buồn lắm vì là tình yêu đầu đời của Bình. Những điều Tự nói với Kiên, Kiên cũng biết là rất thật lòng, hành động thế nào cho phải đây ? Có nên chấp nhận làm kẻ đến sau, chấp nhận mối tình muộn hay không ? Thât ra trước đây cũng có lúc Kiên ước ao được yêu Bình. Còn đối với Hận nữa, chắc Hận cũng rất yêu Kiên, còn Kiên đang  chờ vào sự may rủi nhiều hơn. Cuộc sống đầy rẫy rủi ro, may hơn khôn mà!... Kiên đã nghĩ nhiều đến Hận, mình sẽ nói tất cả chuyện này với Hận. Kiên tin Hận là người con gái sắc sảo sẽ vẽ đường đi nước bước cho Kiên sẽ có những ý kiến hay… Nghĩ thế rồi Kiên thiếp đi lúc nào không biết.
*          *
      *
Khỏang hơn 40 năm sau.Trên một con phố ở một thành phố ven biển, có ngôi nhà hai tầng năm ẩn mình sau dặng cây “Hoa Sữa”. Có 2 ông bà đang sông với nhau rất hạnh phúc, tuy già rồi nhưng họ vẫn giữ cái nếp là gọi nhau băng anh em. Tên ông là Vũ Đình Kiên tên bà là Tạ Thuý Binh, hôm nay ông bà mở tiệc mừng tuổi Kim Cương, cũng là mừng ngáy sinh nhật của ông, Bữa tiệc có đầy đủ con dâu con rể đều đã ngoại tứ tuần cả,  các cháu nội ngoại đều đang học những lớp cuối cùng của chương trình Phổ thông. Trong nhà đang đầy ắp tiếng cười, thì  trước cửa nhà có chiếc ôtô 4 chỗ xịch đỗ rồi một vị trung tá Công an bước xuống, tay bê lẵng hoa đi vào và tự giới thiệu là Nguyễn Kiên Thành , con mẹ Hận PGS TS Trường Đại Học Nông Nghiệp…đến chúc mừng sinh nhật ông, vị khách đã trịnh trọng đưa ông lá thư. Cả nhà đều vui mừng và có ý giữ vị khách ở lại dự tiệc với gia đình, nhưng vì công việc ngoài biên giới đang cần có mặt nên cả nhà đã ra tận ôtô chia tay. Quay vào Ông bình tình ngồi vào ghế bành bóc thư ra xem. Ông mời cả Bà cùng ngồi và nghe. Sau đây là toàn văn bức thư của Bà Hận gửi ông : “Anh Kiên thân yêu- Xin lỗi cho phép Em vẫn được gọi như thế - Mặc dù đã xa anh nhiều năm rồi, nhưng em vẫn rõi theo những bước thăng trầm của Anh trong đường đời. Duyên phận “Ông Trời” nó bắt em phải thế, vì tên em là Hận mà! Hôm nay con Em về công tác vùng duyên hải, lại đúng ngày sinh nhật của Anh Em có nhờ conEm vào chúc mừng sinh nhật Anh.     ( Sở dĩ biết điạ chỉ của Anh vì Em thấy tên anh xuất hiện nhiều trên tờ báo của Ngành…) Em xin gửi tới Anh( cả ChịBình)lời cầu mong hạnh phúc. Em cũng rất hạnh phúc.Hãy Email cho Em : tyhk@gmail.com. …”Cả nhà đã tập trung lắng nghe thư tình yêu của ông …Bà Bình đã nhìn ông cười : “Hận nó đặt cái Email thật đẹp phải không Anh ?”…Chỉ thằng cháu ngoại năm nay học lớp 10 dám lên tiếng thắc mắc “Bà không nói gì đến ông của bà…” thì bị mẹ nó mắng liền “ Con không được nói như thế!”?

Nguyễn Chính Viễn                                                                                                      
   ĐTDĐ   : 0125 773 9970