Trang chủ » Tin văn và...

NHỚ NHỮNG NGƯỜI LÍNH “NGÃ XUỐNG THÀNH TƯỢNG ĐÀI”

Theo Nhịp cầu Thế giới.
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 9:45 AM


TNc: Nhân kỉ niệm 23 năm ngày chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma, chúng ta cùng đọc lại Tạp chí Sông Hương xuất bản tháng 4-1988 để mỗi người hãy nhớ đến những chiến sĩ đã hi sinh vì sự toàn vẹn của Tổ quốc...
 
 Di ảnh và di thư của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương gửi về cho vợ trước khi nằm xuống ở Trường Sa - Ảnh: Ngọc Lan (“VietNamNet”) >>>>>
 
Cùng với cả nước hướng về Trường Sa, Tạp chí “Sông Hương” đã gửi quà tặng sách báo đến các chiến sĩ đang giữ gìn đảo. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bài thơ của nhà thơ Xuân Hoàng đọc trong đêm 2-4-1988. Đêm thơ nhạc bày tỏ tấm lòng và thái độ của lực lượng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên gửi đến các chiến sĩ.

TRƯỜNG SA SÚNG ĐÃ NỔ

Trường Sa, súng đã nổ:
San hô đẫm máu người!
Tàu chiến dập tên lửa,
Lửa cháy ba ngày trời!

(Ta: ba tàu vận tải,
Mấy trung đội trên bờ
Địch: có một hạm đội,
Âm mưu sắp từng giờ)

Những chiến sĩ Trường Sa
Giữ ngọn cờ Tổ quốc
Ngã xuống thành tượng đài
Giữa muôn trùng sấm chớp

Hỡi ơi, người anh hùng,
Bao tháng ngày giữ đảo!
Trơi xanh và phong ba,
San hô và chim bão...

Tổ quốc như thế đấy!
Một tấc cũng giữ gìn:
Từ tim, chuyền máu chảy,
Máu lại trở về tim.

Ứa lệ đọc dòng tin:
Đau cưa và giận cắt
Thơ viết mấy lần liền
Vẫn chưa vừa ý đặt!

Hậu phương đây gian khổ,
Bão tố ở Trường Sa:
Cái thời ta chịu đựng
Mai sau có chói lòa?

26-3-1988
Xuân Hoàng

***

Trên đây là trọn vẹn trang 110 của Tạp chí “Sông Hương” số 30 (tháng 3 & 4 năm 1988), dành cho bài viết “Hướng về Trường Sa”.

Hai mươi ba năm trôi qua, quãng thời gian không lâu lắm so với lịch sử một xứ sở vẫn tự hào về “4 nghìn năm...” của mình. Lần giở trang báo cũ để nhớ: có thời chưa xa, một “lực lượng văn nghệ sĩ” đã dám “bày tỏ tấm lòng và thái độ”.

Bài thơ dung dị, và cảm động. Đọc lại, rồi xem đoạn phim
“Vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam”, ai mà không muốn ứa nước mắt?

Những người lính ngã xuống vào giờ khắc ấy (và trước đó 14 năm), chắc không ai muốn thành tượng đài.

Có người còn nuôi giấc mơ giản dị với người mình yêu: “Em yêu quý, anh sẽ xin xuất ngũ về chỉ ở nhà để giữ nhà cho em...”. Và để sửa lại căn nhà bị bão làm đổ từ năm ngoái...

Nhưng giờ đây, thay vì những trò xa hoa tốn kém, rất cần một tượng đài (chung) vinh danh họ.

Sự hy sinh của họ, bao giờ sẽ chói lòa?
Người Dân
Nguồn: Nhịp cầu Thế giới.

DANH SÁCH 74 CÁN BỘ CHIẾN SĨ VN HY SINH VÀ MẤT TÍCH


Danh sách 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh, mất tích trong ngày 14-3-1988 tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (đăng trên báo Nhân Dân 15-3-1988)

1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.
8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9- Nguyễn Tiến Hùng, quê Quảng Xương, Thanh Hóa.
10- Lê Minh Thoa, quê Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định).
11- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
12- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
13- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
14- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
15- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).
16- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
18- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
19- Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
20- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Trương Văn Hiền, quê Hương Phong, Hương Khuê, Hà Tĩnh.
22- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
23- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
24- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
25- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).
26- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
27- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
28- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
29- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
30- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
31- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
32- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
33- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
34- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
35- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
37- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
38- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
39- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
40- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
41- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
42- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
43- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
44- Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.
45- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Nguyễn Văn Thông, quê Nhân Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
47- Lê Văn Đông, quê Tây Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
48- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Trần Thiện Phụng, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
50- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
51- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
52- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
54- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
55- Mai Văn Hải, quê Liêm Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
58- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
59- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
60- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
61- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
63- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
64- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
65- Phạm Văn Nhân, quê Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Hà Nam Ninh (Nam Định).
66- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam ĐỊnh).
67- Dương Văn Dũng, quê tổ 53, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
68- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
69- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. BÌnh).
70- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
71- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
72- Lê Văn Xanh, quê tổ 38, Tuyên Sơn, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
73- Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
74- Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).

Nguồn:
HSO.
Copy từ nguyenxuandien blog