Trang chủ » Tin văn và...

HOSNI MUBARAK : PHARAONG AI CẬP CUỐI CÙNG

Trần Ngọc Đăng
Thứ bẩy ngày 5 tháng 2 năm 2011 9:47 PM

Hosni Mubarak: Pharaông Ai Cập cuối cùng

Suốt 30 năm, một mình Hosni Mubarak trị vì Ai Cập bất chấp những vụ mưu sát và sức khỏe suy yếu. Uy quyền ổn định của tổng thống Mubarak xây dựng trên sự nghèo khổ và đàn áp.

Đất nước luôn trong tình trạng khẩn cấp

src=http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=131801
Tổng thống Hosni Mubarak – pharaông cuối cùng của Ai Cập – liệu có nhượng bộ? Ảnh: CNN

Là một phi công do Liên Xô cũ đào tạo, Mubarak từng là tổng tư lệnh không quân Ai Cập trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1973. Những thành quả ban đầu của không quân trong những trận chiến chống Israel đã biến Mubarak thành anh hùng dân tộc và rồi thành phó tổng thống vào năm 1975.

Sáu năm sau, khi tổng thống Anwar Sadat thiệt mạng vì chính các binh sĩ Hồi giáo trong quân đội nổi loạn, Mubarak trở thành tổng thống. Việc đầu tiên khi Mubarak lên cầm quyền là tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn tụ họp trái phép, hạn chế tự do ngôn luận và cho phép cảnh sát giam người vô thời hạn.

Mubarak tận dụng tối đa những quyền lực này trong suốt thời gian cầm quyền. Quân đội Ai Cập từng trấn áp những cuộc nổi loạn của các cảnh sát bất mãn vào năm 1986 và Mubarak cũng đã tống khoảng 30.000 người vào tù khi phe jihad (chiến binh Hời giáo) tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhắm vào du khách. Chính quyền Mubarak cũng cho người thâm nhập vào hàng ngũ đối lập đến mức “nếu có năm người ngồi lại mưu đồ chuyện gì thì người thứ năm sẽ báo cáo hết cho Mubarak”. Kết quả là một chính thể có rất ít tính hợp pháp nhưng kháng cự mọi thay đổi.

Tác động từ Tunisia đã làm thay đổi suy nghĩ của dân chúng nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình khổng lồ bắt đầu từ 25.1 của hàng chục ngàn thanh niên và thường dân Ai Cập vẫn khiến những người quan sát đặt dấu hỏi về quyền lực của vị pharaông đương thời.

Mubarak đã từng dẹp tan một phong trào chống đối tương tự vào năm 2005 khai dân chúng Ai Cập tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đòi hỏi những quyền cơ bản và cải tổ triệt để. Khi đó, Mubarak đe dọa các lãnh đạo của tổ chức đối lập Muslim Brotherhood, trấn áp những người biểu tình tầng lớp trung lưu và bắt hết những người tổ chức biểu tình.

Duy trì quyền lực

src=http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=131802
Người biểu tình và xe tăng của quân đội trên đường phố thủ đô Cairo, Ai Cập. Liệu Ai Cập sẽ trở thành một Tunisia thứ hai? Ảnh: Washington Post

Liên tục bốn nhiệm kỳ, Mubarak đều đắc cử tổng thống trong những cuộc bầu cử chỉ mang tính hình thức. Lần đắc cử thứ năm năm 2005 của Mubarak là cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên nhưng bỉ chỉ trích khắp nơi là trò mị dân. Trong khi đó từ 1981 đến 2001, suốt 20 năm cai trị đầu tiên của Mubarak, nền kinh tế Ai Cập luôn trì trệ. Trong thập niên vừa qua, kinh tế phát triển hơn nhờ tư hữu hóa một số lãnh vực và nhờ hàng tỷ đô-la từ ngành du lịch, nhưng phân chia xã hội bất công đã khiến 40% dân số Ai Cập sống trong cảnh nghèo khổ.

Vị tổng thống chuyên quyền này đã hai lần thoát khỏi mưu sát, trong đó có một lần suýt chết vào năm 1995 khi các dân quân Hồi giáo nản đạn vào chuyên xa của ông tại một hội nghị liên Phi ở Ethiopia. Mubarak chưa bao giờ chọn ai làm phó tổng thống bất kể nhiều lần đột quỵ và giải phẩu trong những năm gần đây. Dư luận Ai Cập cho rằng Gamal, con trai ông sẽ là người kế vị nhưng Mubarak cũng chưa hề tuyên bố chính thức điều này.

Những cuộc biểu tình chống Mubarak đang diễn ra khắp Cập đang được thế giới theo dõi kỹ, đặc biệt từ phía Mỹ. Ai Cập từng đóng vai trò quan trọng trong những cuộc hòa đàm Israel-Palestin và đã tham gia vào liên quân do Mỹ lãnh đạo đẩy Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991. Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1,3 tỷ USD và từ 1975 đến nay, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho Ai Cập tổng cộng gần 30 tỷ USD nhưng Ai Cập lại phản đối việc Mỹ xâm lược Iraq năm 2003.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 27.1 đã cảnh báo Mubarak: “Ông có thể thấy những thất vọng dồn nén này đang được phô bày trên đường phố”. Obama thúc giục chính quyền Ai Cập tránh sử dụng các biện pháp vũ lực để trấn áp những cuộc biểu tình. Obma nói: “Tôi nghĩ việc cho dân chúng một cơ chế để bộc lộ những bất bình chính đáng là rầt quan trọng.”

Nathan Brown, giáo sư môn chính trị Trung Đông của Đại học George Washington, cho rằng muốn duy trì quyền lực vị pharaông cuối cùng này phải có động thái nhượng bộ chính trị. Ông dự đoán Mubarak có thể sẽ bãi bỏ tình trạng khẩn cấp để đáp ứng yêu cầu những những người biểu tình. Nhưng ông cũng cho rằng nếu có nhượng bộ, Mubarak cũng “sẽ xúc tiến cực kỳ thận trọng cho nên không thể xem đó là biện pháp tuyệt vọng vào phút chót”.

TRẦN NGỌC ĐĂNG

(Nguồn: SGTT)