Trang chủ » Tin văn và...

TIN BUỒN: NHÀ VĂN VÕ KHẮC NGHIÊM TẠ THẾ

Theo vanvn.net
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2022 5:50 PM

CNgười tình 15 năm (tiểu thuyết, 1990); Cướp ngày (tiểu thuyết, 1989); Nhân danh công lý (kịch, 1985); Bi kịch ngược chiều (kịch, 1988); Quy luật muôn đời (kịch, 1991); Bỉ vỏ (kịch, 1990); Tình yêu hai quá khứ (kịch, 1990); Mảnh đời của Huệ (tiểu thuyết và kịch bản phim truyện); Chân dung tình yêu, Tìm lại chính mình (1995-1996); Giới hạn của hạnh phúc (tiểu thuyết, 1997); Chân dung tình yêu (tiểu thuyết, 1997); Mạnh hơn công lý (tiểu thuyết, 2000); Phúc hoạ đời người (truyện ngắn, 2004); Huyết thống (tiểu thuyết, 2004); Chiều sâu ngược sáng, Điếm quan (tiểu thuyết, 2010). Thị Lộ chính danh (tiểu thuyết).

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm thuộc thế hệ nhà văn, nhà báo của ngành than và tỉnh Quảng Ninh từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng, trong đó có những tiểu thuyết được dựng thành phim như Mảnh đời của Huệ, Kỷ niệm đồi trăng, Khát vọng xanh, Chân dung tình yêu…

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm đã từng đoạt Giải A Văn học Công nhân (1990-1995). Giải B “Vì bình yên cuộc sống” Bộ Công An – Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2002), Giải A cuộc thi kịch bản sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Sân khấu với vở kịch Bi kịch ngược chiều, Giải thưởng cuộc thi kịch bản điện ảnh của Báo Văn Nghệ – Hãng phim Người Bảo vệ với kịch bản Sự huyền diệu của tình yêu, 3 Giải A Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2017 với 2 tiểu thuyết Mảnh đời của HuệMạnh hơn công lý, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2020 với tiểu thuyết Thị Lộ chính danh.

Với nghề viết ông quan niệm: Văn chương thời hội nhập thật đa dạng và cũng phải chấp nhận quy luật cạnh tranh, đào thải của thị trường, của thời gian. Thật khó tìm một mẫu số chung cho mọi thời đại về cái hay của văn chương. Đừng nên bắt những bạn trẻ phải thừa nhận những chuẩn mực văn chương cũ mà nên xác lập những chuẩn mực văn chương hôm nay. Mãi mãi văn chương vẫn cần cho mọi người, mọi nhà. Bất cứ ai, làm nghề gì khi am hiểu sâu sắc về văn học đều sẽ xử sự thông minh hơn, đằm thắm hơn. Tính hấp dẫn của văn chương hiện đại rất cần lượng thông tin với góc mở rộng giàu trí tuệ, nhưng trước hết vẫn phải có cốt truyện mới lạ và dựng được những nhân vật tiêu biểu của thời đại với những khám phá riêng của nhà văn.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm do tuổi cao sức yếu đã qua đời tại Hà Nội hồi 10 giờ 35 phút ngày 29.9.2022 (tức ngày 4 tháng Chín năm Nhâm Dần), hưởng thọ 81 tuổi.

Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Biên tập Vanvn.vn xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những người yêu quý nhà văn Võ Khắc Nghiêm!