Sân khấu chính trị dường như là một sân chơi của những kẻ chơi cờ, mà quân cờ chính là những con người đang sống.
Vì thế, dưới quyền uy của những “người làm chính trị”, thì hy sinh kẻ nào, dùng người nào, cũng như người chơi cờ vậy, miễn là có lợi cho vị trí quyền lực của họ, mà đôi khi không phụ thuộc vào giá trị của các quân cờ, cũng như những lợi ích xã hội khác.
Sân chơi chính trị luôn tàn khốc! Và đáng tiếc là, khi kẻ ác đã lên ngôi, thì nó chỉ có thế bị diệt trừ bởi những hành động ác hơn, hay vị trí quyền lực cao hơn.
Cái ác nắm ở đâu? Tất nhiên là nó nằm ở trong mỗi con người. Và nó được bùng phát dữ dội nhất, trong những cuộc chiến giành quyền lực, một mất một còn. Vả lại trong cuộc chiến này, kẻ ác hơn sẽ thắng.
Dẫu vậy, xã hôi phải có người làm chính trị. Hơn nữa, còn như José Ortega y Gasset đã đúc kết rằng: “Để làm chủ dòng đời phóng túng, nhà học giả ngồi thiền-suy tư, thi sĩ thì rung động-ngâm nga, còn người anh hùng chính trị thì dựng lên thành lũy của ý chí“. Qua đó có thể thấy được, vai trò của người làm chính trị trong xã hội quan trọng như thế nào.
Tuy nhiên, sẽ ra sao, nếu dân lành phải sống ở một thời đại, mà những quan chức, đều là những người làm chính trị. Chưa kể, “người anh hùng chính trị” cực hiếm, còn kẻ “cơ hôi chính trị” thường lại rất đông. Mặt khác, còn như một danh nhân nào đó đã nói:”Thật bất hạnh cho một quốc gia, nếu người ta định làm cho nhân dân hạnh phúc bằng chinh trị“.
Cuối cùng, xin có “nhời” rằng, dưới bất cứ hình thức nào, cũng cần nhớ cho-đừng có “XUI DẠI” nhau, ảo tưởng hay tụng ca về tính “nhân đạo-nhân văn”, hay gì gì đó, khi bàn về cái sân chơi quyền lực-chính trị nghiệt ngã ấy.