( Đọc tập thơ “Du Mê” của nhà thơ Đoàn Thông,
Nxb Hội Nhà văn, 2021)
-----------------------------------------
“Du Mê” là tập thơ thứ 6, tác giả Đồng Thoan (Bút danh của nhà thơ Đoàn Thông). Cái tên đó vừa lạ vừa quen với bạn đọc. Nó làm ta liên tưởng tới miền liêu trai kỳ ảo yêu ngôn trong văn chương thế giới và Việt Nam: “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Mê hồn ca” của Đinh Hùng…
“Du Mê” gồm 4 phần: Tạ lỗi, Du mê, Viết bên ngôi chùa cổ, Bài ca những người tù xứ tuyết. Phần lớn dung lượng tác phẩm là cuộc đi, cuộc dạo chơi, du thám trong chiêm bao, như tên gọi của nó. Và cũng phần lớn là du mê trong cõi âm gian. Phải chăng đó chính là khúc xạ của cõi dương gian. Trong giấc vô thường ấy, bằng cái nhìn của Kinh luận Phật giáo, đồng thời vừa biết khổ lạc vừa biết cảnh giới thiện ác, sự hóa thân vào thần thức (linh hồn) đã giúp tác giả đa dạng trong điểm nhìn, thoát khỏi sự chật hẹp của đời sống và dễ dàng trong bộc lộ tư tưởng.
Có thể nói, mê/mơ và tỉnh là hai trạng thái đối lập, cùng sống chung trong một con người. Người ta thường chú trọng đến phần tỉnh/thức, ít ai tìm hiểu khám phá phần mơ/mê, trừ Freud (1). Thực ra với con người, giấc mơ diễn ra không ít. Nhưng chỉ còn lại những giấc mơ, những cơn mê ám ảnh được ký ức ghi lại. Đó như là những mảnh vỡ của bóng đêm được cắt dán trong vô thức. Ý thức và vô thức như thực và hư. Thơ đi giữa hư và thực. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, “Đêm sáng lên những ý nghĩ không đèn”.
Một trong những ám ảnh của “Du Mê” là hình tượng Con đường. Nó khởi đi và trở lại thao thức trong thơ. Có lúc nó là mê lộ, bởi lề trái đã “bị lãng quên, bị xa lánh nghi ngờ”, bởi “Con đường xuyên qua bóng tối mộng mị và lú lẫn”, bởi “Chúng ta vừa đi vừa quờ quạng”. Nhưng nó bừng sáng ở cõi liêu trai để các thần thức đến được “Quảng trường Bản Thể”. Bởi vì con đường của khát vọng tự do hiện ra không phải do đám đông của bầy đàn, mà từ sự tự tỏa sáng của bản thể. Ở chốn siêu linh, các thần thức “biết tự mình tỏa sáng để mà đi”, tỏa sáng để thành đường. Và ở đó “Họ không quên nói về những cơn mơ bình minh trong mỗi ráng chiều. Nói về nơi có một ngôi nhà, cánh cửa từ lâu đã khép, hàng bản lề đã trở nên han gỉ, vẫn còn những con chữ lách qua khe hẹp, trở mình mọc cánh, bay lên…”. Dọc con đường, trong làn gió thanh tân của thời đại, “Những bức liễn tri âm khuất dần vào dĩ vãng. Chúng không còn như ngày nào háo hức treo mình lên để khoe các cặp từ/Hỏi ai còn mang vác khối bất biến cổ xưa trên đôi vai thanh tân thời đại, ngạo nghễ đi dưới vòm xanh khả biến khôn cùng”. Phải chăng đó còn là con đường của đối thoại, chất vấn đời sống trong thơ. Hơi thở của thời đại mới đang phả vào con đường. Và phía trước “Du Mê” là nhà ga của nhân loại. Hãy để cho chính cuộc sống lựa chọn con đường, lựa chọn con tàu đi tới tương lai.
Trong hành trình bản thể ấy, cấu trúc của “Du Mê” tạo ra sự tương phản bất ngờ và đầy nghịch lý giữa cõi dương và cõi âm. Nếu cõi dương bất thường, né tránh và nhàm chán khiến “Chúng ta vô tình thành những dị nhân”, thì cõi âm “Ai cũng tỏa sáng. Ai cũng phô ra ruột gan xương cốt của mình. Không còn gì phải giấu”. Nếu cõi dương gian “Người chân thiện ngày càng thưa vắng. Bóng họ mờ dần trong hoàng hôn thế hệ”, thì trong cõi âm gian “Không một tờ ma quy, không quỷ ước được treo/Tôi nhận ra bao ngả đường lấp lánh các thần thức”. Trong bấn loạn của thời cuộc, trong tác động của thân tâm, thiên chấp bị phá vỡ. Sự tương phản bất ngờ và đầy nghịch lý ấy mang trong mình tinh thần phản tư mạnh mẽ, khiến nhà thơ có khoảnh khắc vừa ngỡ ngàng vừa như bừng tỉnh: “Phải chăng tôi từng hoang dại. Phải chăng tôi từng u mê”. Câu hỏi “tôi là ai ?” cứ âm vang nhói sáng âm gian. Và sự trở về trong bản thể nguồn cội ấy được biểu đạt bằng những đoạn thơ trữ tình sâu lắng cảm động, buồn mà đẹp và ân tình: “Ôi dương gian những năm tháng đầy ắp kỷ niệm. Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của nắng và gió, của hạn hán và bão giông. Mẹ tôi kể: Lúc chào đời, tiếng lá chuối trong vườn phần phật đập vào nhau át cả tiếng tôi khóc… Đôi lúc chạnh lòng nơi xứ lạ, tôi như tàu lá héo buồn”.
Đọc “Du Mê”, chúng ta còn nhận ra thế giới nhị nguyên và bi kịch của thân phận con người. Sự giằng xé giữa thiện và ác, giữa sống và chết, giữa cái thiêng và cái phàm… Sự mong manh giữa vong thân và đạt thân, giữa bản ngã và tha nhân. Biết bao tục lụy cùng tham sân si… giăng mắc ở bến trần. Và ở nơi đó vẫn còn “Chiếc tủ lệch hai buồng kim cổ/Chứa đầy sự nhẫn nhịn của quần áo xếp nhàu và của những cơn mưa là lượt”. Trên con đường ấy, “Họ vừa đi vừa kiếm sống, yêu nhau, sinh nở/Vừa cãi vã tranh giành và cả những thương đau”. Bản năng ghì nén họ trên mặt đất, nhưng vẫn muốn bay lên với “những cánh tay trần”. Bản năng và Bản thể chung tên gọi Con Người. Trong bi kịch vĩnh hằng của nhân thế, giấc du mê ấy đã đẩy nhà thơ đến ranh giới giữa bản thể và luân kiếp, để từ đó có điểm nhìn nhị nguyên trăn trở và nhân bản. Vì thế ý nghĩa của cuộc sống đã trở thành đức tin để vượt lên: “Bỏ ác quay đầu là bến thiện/Từ mê trở gót ấy dương gian”. “Du Mê” thấm đẫm tinh thần hiện sinh, khắc khoải lo âu trước hiện hữu và hư vô, là cảm thức về thân phận, về sự hư hao mong manh của kiếp người. Trong âm bản của hiện thực, thơ Đồng Thoan như ngọn nến thắp lên để soi đêm, không làm mất mùi người, chỉ còn lại những gì thanh sạch. Trong “Du Mê” có nhiều câu, nhiều đoạn thơ khiến người đọc phải nghĩ ngợi và thấm thía. Đây là một ví dụ: “Tôi để ý đến hai vị tướng ở hai đầu súng nổ/Về đất rồi, vẫn gườm mắt nhìn nhau, vẫn ôm giữ khư khư dàn huân chương trên ngực/Trong khi phía sau họ là những người lính, giết nhau rồi lại ôm nhau khóc/Và hỏi thăm đâu lối về nhà”. Tôi đã lặng người đi khi đọc những dòng này. Ngoài kia, dưới chân cột đèn, bóng bà lão bán trà khuya vẫn lặng im phăng phắc.
Bên cạnh vô vàn biến hình của cái ác, cái vô nhân tính, là sự sắp đặt của giáo điều, nhàm chán và huyễn hoặc “Thần thức một ông vua bày đủ mọi nghi trượng để rồi ngồi cắn móng tay”, “Thần thức một nhà thơ có đôi chút nổi danh trên báo/Đang hoang tưởng ném từng trang bản thảo/Vào cõi buồn hư vô mà chẳng để làm gì” và “Một nhà triết học/Lưng ông còng xuống, chất đầy sách/Vĩ đại như lưng một chú lừa/Những cuốn sách ông viết ra vốn dĩ rất dày/Xuống đây, chữ bay đâu cả…”. Giữa hư huyền, tiếng nói của uymua giễu nhại mong cho “cây đời” tự nó “xanh tươi”.
Trong thế giới du mê, trong không gian nghệ thuật ấy còn ánh lên cái nhìn vị tha và nhân văn. Nhà thơ gặp nhiều dạng thần thức khác nhau. Cõi dương gian như thế nào thì ở đây cũng thế. Nó như tờ giấy than được nhìn trong đêm, hiện lên những nét xước phôi pha bao gương mặt cuộc người. Bên cạnh những thần thức “vừa đi vừa tỏa sáng” là thần thức “vừa đi vừa giấu mặt”. Ánh sáng và bóng tối, “Hạnh phúc và bất hạnh đan xen lẫn lộn”. Đó là đau đáu nỗi niềm “Không biết đến bao giờ những thần thức mang nặng nghiệp ác kia mới tới được lối riêng chokiếp phận của mình”. Dẫu “vẫn biết dương gian còn nhiều buồn vui, còn nhiều thiện ác”, nhưng nhà thơ vẫn “thầm mong họ trở về”. Đọc những dòng thơ ấy, tôi chợt nhớ Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Sau khi trẫm mình trên sông quê, ở chốn thủy cung gặp lại những người cùng làng, nàng vẫn mong cho họ được trở lại nhân gian, nơi có tổ ấm gia đình, nơi có cổng làng đó
n đợi. Âm mà vẫn ấm. Viết về cõi chết mà nghĩ nhiều về lẽ sống. Trong du mê mà lấp lánh bao dung thế sự nhân tình.
Có lẽ, để thực hiện cuộc thám du ở cõi chiêm bao trong thơ, cùng với tượng trưng, siêu thực đã trở thành người bạn đường cho nhà thơ trong tưởng tượng và sáng tạo. Trong sương khói liêu trai, hiện thực và siêu thực, tự sự và trữ tình, bên cạnh những trường đoạn thơ văn xuôi là đan xen thơ tự do, nhịp điệu, tiết tấu và biểu đạt trở nên đa dạng, linh hoạt. Đó còn là sự sáng tạo hình tượng trong thơ: “Quảng trường Bản Thể”, Con đường, Thần thức… Đặc biệt trong cuộc diễu hành tới “Quảng trường Bản Thể”, các thần thức đã mang theo nụ cười và nước mắt của trần gian, mang theo “điều chi ưng ức ở trong lòng”. “Dù ồn ào, dù im lặng, dù hoang mang lo sợ/Cuối cùng họ cũng tới đây” để hát lên bài ca mong manh của kiếp người. Hát và hát… Họ hát như chưa bao giờ được hát. Đó là “Bài hát của sự biết ơn, của sự tự vấn, của sự sám hối và cầu xin tha thứ/Của sự nhớ nhung và trìu mến dương gian”… Và đó còn là bài hát của nỗi âu lo trước chủ nghĩa thực dụng vị kỷ và “Nền văn minh hình như đang đi bằng những bước chân chấm phẩy”. Dàn đồng ca của các linh hồn vang xa “kiếp người dội lại”. Có thể nói, đây là những trường đoạn được sáng tạo trong thảng thốt của mê tưởng, trong ám ảnh và u uẩn liêu trai. Ta cùng “đứng lặng im, bùi ngùi và thương cảm” trước các thần thức. “Quả thật họ là những người yêu mến cõi dương g
ian, yêu mến cuộc đời mình. Tại sao họ phải ra đi sớm vậy? Có ai trả lời câu hỏi đớn đau này?”. Những câu hỏi về cõi người vang lên từ thăm thẳm âm gian, vang lên từ bản thể, từ những bức bối và ẩn ức của đời sống. Vì thế, với nhà thơ, họ vừa là kẻ xuất hồn vừa là kẻ tụ hồn. Ranh giới mong manh ấy cũng là sự phân thân của nỗi cô đơn với người cầm bút.
Rõ ràng, với “Du Mê” tác giả đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào vần. Dẫu biết rằng trong văn chương đương đại, đường biên giữa các thể loại không còn rõ như trước, nó chỉ là tương đối, nhưng đôi lúc tôi vẫn tự hỏi đây là trường ca hay truyện thơ, hay là sự ngập ngừng sinh ra lưỡng tính giữa hai thể loại đó. Dường như những dồn nén của nghiệm sinh cùng không gian mở trong văn bản đôi lúc khiến nhà thơ say sưa luận về thế sự, một số trang viết vì thế trở nên lan man dàn trải. Trong các “Khúc linh” của “Du Mê” cũng cần cân đối hài hòa hơn.
Mở đầu tác phẩm là “Tạ lỗi”. Đó là lời ngỏ, lời tâm sự trước trang viết của tác giả. Đã bước qua tuổi b
Có thể nói rằng, từ tập đầu đến “Du Mê”, thơ Đoàn Thông đã khẳng định một bản sắc riêng. Với anh, bản ngã đã chọn cho mình một tiếng nói. Đó là phẩm chất thơ không chịu cũ, tư tưởng luôn được coi trọng, đa dạng, sáng tạo trong ngôn ngữ và biểu đạt, giàu suy tưởng, thơ luôn hướng đến con người và đời sống. Đặc biệt, “cảm xúc trí tuệ” (Chữ dùng của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến) đã mang đến cho thơ anh vẻ đẹp vừa rung cảm vừa sâu sắc, sự hài hòa giữa tâm hồn và trí tuệ trong thơ.ảy mươi, nhưng nhà thơ “Hẳn chưa hết nỗi đam mê thời trẻ/Hẳn còn nguyên niềm trăn trở tuổi già”. Và trên con đường thơ vẫn “Một mình hun hút đường xa”. Thật ngỡ ngàng trong “khu vườn thi ca” ấy, anh vẫn nhận ra “Mỗi chiếc lá trên cành biêng biếc một bài thơ”.
Tinh thần Phật giáo, đạo và đời thấm đượm trong “Du Mê”. Giấc mơ/mê như là sự giải phóng của ẩn ức trong thơ, là trăn trở thao thức trước con người, trước thế sự và thời cuộc. Liêu trai nhưng ngòi bút không lạnh lẽo, không trầm mình trong âm khí. Nhân bản, nhân văn vẫn là đích đến của thơ.
Ngoài kia, trước hừng đông ngày mới, bóng ai đang trở về trong quầng sáng hoa sen:
“Sau mưa có một ngôi chùa
Mới thiêm thiếp giấc đã vừa ngàn năm”
Khương Trung, 18/5/2021
LÊ ANH PHONG
(1): Sigmund Freud (1856-1939), người Do thái. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết Phân tâm học.