Trang chủ » Tin văn và...

ĐỐI MẶT TRUNG CỘNG

Theo FB haphamphu
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020 8:43 AM



(Trích phỏng vấn Dư Mậu Xuân- người Mỹ gốc Hoa- Cố vấn hàng đầu về Chính sách và hoạch định chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo- VOA 16/11)
Cuộc phỏng vấn được tiến hành vào ngày 12/11/2020

VOA (hỏi): Có chủ nghĩa Trump không? Nếu có thì đặc điểm của nó là gì?
DƯ MẬU XUÂN (DMX): Bất kỳ chính phủ Hoa Kỳ nào cũng thiết lập những đường lối và chính sách của riêng mình, chính quyền Trump cũng không ngoại lệ, nhưng nó có xu hướng đặc biệt nhất trong nhiều thập kỷ. Do đó, chủ nghĩa Trump thực sự tồn tại, và được nói đến một cách ồn ào.
Điều đầu tiên, cũng là nội dung quan trọng nhất của Chủ nghĩa Trump là "Nước Mỹ trên hết", đó là định hướng chính sách mà Tổng thống Trump đã thực hiện một cách kiên định từ đầu chiến dịch tranh cử cho đến suốt 4 năm cầm quyền. Hoa Kỳ trên hết có nghĩa là Hoa Kỳ coi lợi ích của Hoa Kỳ là trên hết khi hoạch định tất cả các chính sách đối ngoại và đối nội. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ theo chủ nghĩa đơn phương, đi theo con đường riêng của mình, bất chấp thế giới. Bởi vì điều này là không thể.
Hoa Kỳ là một quốc gia quan trọng của thế giới. Chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của nó gắn liền với thế giới. "Nước Mỹ trên hết" chỉ có nghĩa là khi chúng ta hoạch định chính sách, chúng ta trước hết phải xem xét các lợi ích của Hoa Kỳ. Bởi vì Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng to lớn, sâu rộng và sâxa đối với thế giới, có vai trò rất lớn trong việc duy trì trật tự quốc tế hiện có, nên đối tượng hưởng lợi của việc duy trì trật tự thế giới hiện có không chỉ là Hoa Kỳ mà là toàn thế giới. Chính sách ưu tiên lợi ích của Mỹ không chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ mà còn của toàn thế giới.
Điểm thứ hai là chúng ta theo đuổi Chủ nghĩa Hiện thực (Principled Realism). Trọng điểm của nó là giữ vững Nguyên tắc. Những nguyên tắc mà Chính phủ khóa này theo đuổi. Nguyên tắc đầu tiên, cơ bản nhất, được gọi là "Nguyên tắc đầu tiên" (First Principles). Có rất nhiều chủ trương và chính sách, nhưng đừng quên khi lập quốc Hoa Kỳ coi điều gì là cơ bản nhất, mục tiêu cuối cùng mà chúng ta muốn thực hiện là gì. Gần đây, chúng tôi (vào năm 2019) đã thành lập Ủy ban về các quyền bất khả xâm phạm (The Commission on Unalienable Rights) nhấn mạnh vai trò chỉ đạo của niềm tin cơ bản nhất vào việc thành lập Hoa Kỳ về các chính sách đối nội và đối ngoại. Nó bao gồm NHÂN QUYỀN, TỰ DO đặc biệt là TỰ DO CÁ NHÂN. Tất cả đều được phản ánh trong các chính sách đối đối ngoại của Hoa Kỳ.
Một điểm nữa là khi chúng ta hnhiệ định chính sách, chúng ta sẽ không từ bỏ các nguyên tắc cơ bản của mình, và chúng ta sẽ không bao giờ bị các nhóm lợi ích đặc biệt nhũng loạn, can thiệp. Trong các chính quyền kế tiếp của Mỹ, lý do khiến người dân Mỹ ngàyngoài nghi ngờ các chính sách của Chính phủ là do chính phủ bị ảnh hưởng rất lớn của các nhóm lợi ích, đặc biệt và các đặc vụ nước ngoài. Ví dụ, trong quá trình hoạch định chính sách Trung Quốc, Phố Wall, cũng như các cựu quan chức và chính trị gia cấp cao của Hoa Kỳ hiện đang phục vụ với tư cách là "đặc vụ" của Trung cộng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ khóa này, do thực hiện "chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc" đã ngăn chặn được sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích đặc biệtiêtác "đặc vụ" nước ngoài. Tôi đã tham gia vào quá trình này, tự thân trải nghiệm sâu sắc. Chỉ có vô tư mới không sợ hãi, và chỉ khi đó bạn mới có thể thấy chính sách rất táo bạo và tiên phong đối với Trung cộng do Ngoại trưởng Pompeo thực hiện, bởi vì nó không bị các nhóm lợi ích đặc biệt thao túng và kiểm soát.
Về vấn đề NATO, chúng ta không chỉ nhấn mạnh vấn đề thanh toán của các nước thành viên NATO mà chúng ta còn nhấn mạnh rằng các nước thành viên NATO nên trên "Nguyên tắc đầu tiên", tìm ra lý do tại sao NATO vẫn cần tồn tại. Chẳng hạn giải pháp cho vấn đề Triều Tiên. Chúng ta không để sa lầy vào những hình thức quá khứ, chẳng hạn như đàm phán sáu bên. Chúng ta đã hỏi Triều Tiên nguồn gốc của vũ khí hạt nhân ở đâu, chúng tôi từ bỏ đàm phán sáu bên để đàm phán trực tiếp với Kim Jong-un, giảm đáng kể trung gian của Trung Quốc. Đây là những thực hành theo nguyên tắc đầu tiên, tức là chúng ta chú ý đến những nguyên tắc cơ bản.
Điểm thứ ba là chúng ta rất coi trọng uy tín quốc tế của Hoa Kỳ. Chính phủ hiện tại là một chính phủ nói được và làm được. Điều này khác với nhiều chính phủ Mỹ trước đây. Làm những gì đã nói là một trong những đặc điểm lớn nhất của chính quyền Trump. Lý do là chúng tôi muốn khôi phục danh tiếng toàn cầu của Mỹ. Mặc dù nhiều nước nói rằng họ không thích Trump theo cách này hay cách khác, lý do không thích của họ rất đơn giản, vì chính quyền này đã khôi phục uy tín của chính phủ Mỹ trên thế giới và khiến họ khó chịu. Ví dụ, nhiều chính quyền ở Hoa Kỳ đã nói trong chiến dịch tranh cử của họ rằng họ sẽ chuyển thủ đô của Israel đến Jerusalem. Nhưng không ai làm điều đó. Chính quyền hiện tại đã làm những gì họ nói. Còn có các vấn đề như ISIS và các tổ chức khủng bố, Iran và các vấn đề khác, chúng tôi đã thực hiện những gì chúng tôi nói, không chỉ trong cương lĩnh tranh cử, mà còn trong việc triển khai cụ thể. ISIS đã hành hạ thế giới trong nhiều năm. Các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹ đã thề sẽ giải quyết vấn đề này. Chính quyền Obama đã không làm được điều đó, cũng như chính quyền Bush khi chống lại al-Qaeda. Chúng ta hiện đang chống lại ISIS, về cơ bản là nó không còn tồn tại. Đối với vấn đề Syria và vấn đề Iraq, chúng tôi đã có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện những gì chúng tôi nói. Nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học để giết người, chúng tôi sẽ tấn công vào các nơ sở quân sự của Syria. Người Nga đã can thiệp vào đó, vì vậy chúng tôi đã mạng mẽ can thiệp, ngăn chặn việc Nga và Syria thao túng tình hình. Đây là những gì đã nói và làm.
Ngoài ra, các đời tổng thống kế nhiệm thường nói một đằng làm một nẻo. Quốc hội đã thông qua nhiều dự luật về các vấn đề gây tranh cãi, những vấn đề quan trọng liên quan đến Trung Quốc và các nước trên thế giới. Mặc dù các dự luật này phản ánh nguyện vọng của người dân Mỹ, nhưng về cơ bản khi trình lên tổng thống chúng vẫn không được ký. Chính quyền này thì khác, Tổng thống Trump đã làm những gì ông ấy nói. Chúng tôi nói rằng chúng tôi phải bảo vệ tự do của Hồng Kông, tự do và dân chủ của Đài Loan, những dự luật nào được Quốc hội thông qua, Tổng thống Trump đều ký tất cả mà không do dự. Đây là chữ tín. Điều này hiếm thấy trong lịch sử Hoa Kỳ. Do đó, đây là một chính phủ có thể làm những gì họ nói; đó là một chính phủ có thể khôi phục danh tiếng toàn cầu của Mỹ. Đây là lý do tại sao có hơn 10 triệu cử tri đông hơn so với số cử tri bỏ phiếu cho ông ấy trong cuộc bầu cử năm 2016. Ông ấy là một tổng thống được nhiều người Mỹ yêu mến. Đây là một định nghĩa cụ thể về Trumpism.
Hỏi: Sau khi Tổng thống Trump rời Nhà Trắng, chủ nghĩa Trump có tiếp tục tồn tại không? Nếu vậy, những lý do là gì?
DMX: Tất nhiên rồi. Lý do là vì chủ nghĩa Trumpism có sức sống rất mạnh mẽ. Sức sống này đến từ đâu? Bởi vì người dân Mỹ đã nhìn thấy điều đó, hàng loạt chính sách mà ông áp dụng đã giúp nền kinh tế Mỹ đạt được mức tăng trưởng chưa từng có, gia tăng đáng kể sức mạnh quốc gia của Mỹ và khôi phục uy tín của Mỹ trên thế giới. Về cơ bản, không ai dám coi lời hứa của nước Mỹ chỉ là trò đùa. Sự tín nhiệm không thể xây dựng trên những lời nói suông hay giữa một quá trình đàm phán kéo dài, mà dựa trên quyết tâm và sức mạnh của Hoa Kỳ. Mặc dù nhiều người không đồng tình với phong cách của tổng thống, nhưng Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia trọng điểm. Tổng thống Hoa Kỳ nói một lời, cả thế giới sẽ phải cẩn thận lắng nghe. Tổng thống Obama đã nói với người Nga rằng, tôi sẽ đặt ra ranh giới đỏ với các bạn, ở Syria, nếu các bạn làm những điều vượt qua giới hạn đó, chúng tôi phải có biện pháp đáp trả. Người Nga đơn giản là không xem Obama là gì, vì ông ấy đã không thực hiện lời hứa của mình. Tổng thống Trump hiện tại thì khác, dù Tổng thống Mỹ có nói gì đi nữa thì tất cả những kẻ độc tài trên thế giới sẽ phải chú ý. Đây là lý do tại sao uy tín của Hoa Kỳ ngày càng lớn, và đây là lý do tại sao sức sống của chủ nghĩa Trump sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Bởi vì nó dựa trên những nguyên tắc và khái niệm tương đối vững chắc, nó có một cấu trúc chính sách, chứ không phải là một biện pháp hay chính sách tạm thời, nên nó sẽ có tác động rất đáng kể đến các chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ.
Hỏi: Chính sách Trung Quốc chiếm vị trí nào trong chính sách đối ngoại của Chủ nghĩa Trump?
DMX: Chính sách Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu trong chính phủ này. Nếu nhìn vào những thành tựu lớn nhất của chính quyền Trump trong vài thập kỷ, rõ ràng chính quyền đương nhiệm đã khiến thế giới có một định nghĩa chiến lược mới về Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Định nghĩa lại này là một trong những đóng góp lớn nhất của chính phủ này.
Bằng định nghĩa này, Hoa Kỳ đã từ bỏ cái gọi là "chơi con bài Trung Quốc" rất thiếu khôn ngoan. Trong những thập kỷ kể từ thời Nixon, Hoa Kỳ về cơ bản chỉ chơi con bài Trung Quốc, mục đích cuối cùng là dùng con bài Trung Quốc để đạt được những lợi ích trực tiếp hơn mà Hoa Kỳ quan tâm, chẳng hạn như đánh bại Liên Xô và hỗ trợ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam. Hoặc hạn chế Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Bây giờ, chúng ta không chơi con bài Trung Quốc để đạt được một mục tiêu chiến lược khác, mà là xây dựng chính sách chống lại Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc sẽ không còn là kẻ qua đường trong chiến lược của Mỹ, chúng ta xác định Trung Quốc là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược an ninh của Mỹ. Đây là lý do chúng tôi phát hành tài liệu "Chiến lược quốc gia Mỹ" vào cuối năm 2017, trong đó nêu rõ "Mối đe dọa của Trung Quốc là một phần rất quan trọng trong các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ"...