Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHỮNG NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG Ở NƯỚC NGOÀI (phần 2)

Quang Lâm
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017 8:29 AM


NHỮNG NHÂN TÀI NGƯỜI VIỆT NỔI TIẾNG Ở NƯỚC NGOÀI (phần 2)


Phần 1: http://trannhuong.net/tin-tuc-52704/nhung-nhan-tai-nguoi-viet-noi-tieng-o-nuoc-ngoai.vhtm


Trong thời đại hiện nay có một số người Việt thành danh ở nước ngoài, song phần lớn hoạt động của họ nằm trong phạm vi hẹp như các ngành khoa học toán, lý, thiên văn, y học, công nghệ… hay trong doanh nghiệp. Dưới đây chỉ muốn giới thiệu những nhân tài người Việt có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng thế giới, nhất là trong lĩnh vực tâm linh, xã hội: Hai nhà lãnh đạo tâm linh thế giới.


7.Thanh Hải Vô Thượng Sư - Tức khắc khai ngộ, hiện đời giải thoát.

Thanh Hải Vô Thượng Sư (THVTS)- (tiếng Anh là Supreme Master Ching Hai) là một thiền sư, người sáng lập Hội thiền đinh quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Image result for Thanh Hải Vô thượng sưThanh Hải Vô Thượng Sư. Ảnh intenet

Sau khi tốt nghiệp trung học ở Sài Gòn Ngài du học ở Anh Quốc, đậu cử nhân Văn, sau đó nghiên cứu sinh thần học tại Pháp. Trong thời gian ở Tây Đức, Ngài làm nghề phiên dịch cho hội Hồng Thập Tự và lập gia đình với một bác sĩ y khoa người Đức.

Ở Đức, Ngài thọ Tam quy ngũ giới với tu sĩ Thích Như Điển. Sau đó Ngài sang Ấn Độ xuất gia. Tại Hymalaya Ngài gặp một vị tu sỹ truyền cho pháp thiền gọi là Pháp môn Quán Âm. Năm 1983 Ngài Thanh Hải sang Đài Loan tiếp tục tu hành. Với một cơ duyên không thể khước từ, Ngài đành phải ra công khai thực hiện sứ mệnh của mình là truyền pháp. Một thời gian sau, Ngài bỏ áo cà sa, để tóc dài với mục đích dễ dàng tiếp xúc với đại chúng hơn và để mọi người cảm thấy tu thiền không bị gò bó bởi hình thức bên ngoài, ai cũng tu tập thiền được, xuất gia cũng như tại gia. Ngay Đức Phật Thích ca khi xưa cũng đâu có cạo đầu mà vẫn đạt đại khai ngộ. Mục đích tu là để thành Phật – nhận biết tự tính của mình kiến tánh thành Phật. Chính vì thế THVTS có tất cả 7 triệu tín đồ trên thế giới, trong đó có 3 triệu tín đồ người Trung Hoa (theo thầy Thích Như Điển cho biết) (1).

Trong Quyển Sách Biếu, Ngài Thanh Hải có nói: “Tôi không thuộc một tôn giáo nào, tôi chỉ thuyết giảng chân lý.” Như vậy là không có cái gọi là “Đạo bà Thanh Hải” như một số người viết chỉ trích trên mạng. Thật ra các tôn giáo từ tiếng Anh đều mang cái đuôi – ism: Hinduism - Đạo Hindu, Catholicism– Đạo Thiên Chúa, Confucianism – Đạo Khổng, Buddhism – Đạo Phật, chứ làm gì có ChingHaiism đâu.

THVTS cho rằng tất cả các tôn giáo đều tốt, đều dạy cùng một điều là làm lành tránh dữ, đúng như quan niệm: các tôn giáo chỉ là một. Vì thế Ngài cho rằng Phật, Chúa hay Ala … tất cả đều là các bậc Minh Sư xuống Trái đất này để cứu độ chúng sinh. Thường trên thế gian có một số tín đồ của Đạo này hay chê bai Đạo kia, gây sự xung đột, thậm chí ngay trong cùng một tôn giáo. Bởi vậy, đã xẩy ra các cuộc thánh chiến đổ máu, “tranh giành Thượng Đế” của nhau, mà ngày nay chúng ta vẫn đang còn chứng kiến.

Hội quốc tế THVTS là một tổ chức gồm những người ăn chay, tu tập thiền định, không phân biệt nguồn gốc xuất thân, tín ngưỡng, tôn giáo và cả sắc tộc, quốc tịch: không hoạt động chính trị mà chỉ hoạt động nhân đạo, bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường với tiêu chí: “Thuần chay, sống xanh, bảo vệ Trái đất” (Be veg, go green, save the Planet).

THVTS thuyết giảng thông thạo bằng tiếng Việt, Trung, Anh, Pháp và Đức, hơn nữa Ngài là một người hùng biện, hài hước và biết kết hợp lý thuyết với các nền văn hóa các dân tộc. Vì thế mà những lý thuyết khô cứng trở nên dễ hiểu và được người nghe ở mọi quốc gia ưa thích, dễ tiếp thu.

Hội thiền định THVTS được phép hoạt động ở nhiều nước trên các châu lục và tại các nơi đó có các trung tâm và liên lạc viên để liên hệ với các đệ tử. Ngài Thanh Hải dạy thiền theo Pháp môn Quán Âm và đã tiến hành 2 cuộc hoằng pháp toàn cầu ở 5 châu lục: Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi (2), đặc biệt Ngài được mời thuyết giảng tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York Hoa Kỳ năm 1992 (19) và ở Geneve Thụy Sỹ năm 1993 (20).

Ngoài ra Hội THVTS còn tuyên truyền Lối sống lành mạnh là ăn chay, sống xanh, bảo vệ Địa cầu. Ngài là người hoạt động môi trường, chống nạn hâm nóng toàn cầu bảo vệ Trái Đất với tác phẩm “Từ Khủng Hoảng Đến Hòa Bình, Thuần Chay Hữu Cơ Là Giải Đáp” được xuất bản nhiều thứ tiếng và có trên internet. Ngài được mời tham dự Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu COP16 tại Cancun, Mexico năm 2010.

Hội THVTS đã tổ chức một chuỗi nhà hàng chay Loving Hut ở nhiều nước trên TG để phục vụ cho thực khách ăn chay, nhất là hiện nay giới trẻ, đặc biệt ở Âu Mỹ, đang có xu hướng ăn chay vì sức khỏe, tránh các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, gút, mỡ máu, tim mạch…

Ngoài ra Ngài Thanh Hải còn là nhà hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, luôn giúp đỡ những người bị hoạn nạn do thiên tai ở các nước và ngay cả ở các vùng bị bão lụt trong nước, những người vô gia cư, những người tỵ nạn trên thế giới (3).

THVTS còn là một nghệ sỹ: sáng tác thơ, nhạc, họa, biết chơi đàn và hát cũng rất hay. Các tác phẩm thơ viết từ khi còn là học sinh đến khi trưởng thành và ngay cả khi tu hành được tuyển chọn thành các tác phẩm như Vô Tử, Giòng lệ âm thầm, Nỗi buồn Bồ Tát, Người tình thiên cổ. Các nhạc phẩm được viết bằng các thứ tiếng Việt, Trung, Anh. Thi phẩm mới nhất được phổ nhạc: Hãy bừng tỉnh! (Please wake up!), Hãy dừng lại! (Please don’t go!) kêu gọi bảo vệ môi sinh và ngăn ngừa chiến tranh – hai vấn nạn nóng nhất hiện nay của toàn nhân loại. Mời xem video tác giả tự ngâm và các ca sỹ trình diễn (10).

Một số bài thơ được phổ nhạc bởi các nhạc sỹ VN tên tuổi như Phạm Duy (Cô đơn) (8), Nguyễn Văn Tý (Người tình, Chờ ai, Có người) (9), Tô Thanh Tùng với CD Tặng em (12), Nhật Ngân (Qua nhà ai, Tóc phai, Mượn bút thần, Nỗi buồn Bồ Tát, Đam mê, Tình bạc) (13,14,15,16) .

Tại Đại nhạc hội “Những Vết Tiền Thân & Tình Ca Quê Hương” ở Đại Hí Viện Long Beach Terrace Theater (29/12/1996) và Đại nhạc hội “Đường vào Nhạc Tâm Linh” diễn ra ở Constitution Hall Washington, DC. (27/12/1997) nhạc sỹ Phạm Duy từng phát biểu: “Theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là thơ của những chuyến đi tâm tưởng. Chuyến đi của đời người trên dòng sống tư duy. Hành lý là con tim mở rộng, chốn đến là tự thức an nhiên. Là một quay lưng không bận bịu. Là một trở về rất vô tư. Là những bài thơ "nghiêng tai nghe lại cuộc đời"” (7, 8).

Số tiền bán vé thu được sau nhạc hội được Ngài Thanh Hải gửi về VN giúp những văn nghệ sỹ đang đau ốm hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống. Ngài cũng tặng một trăm ngàn đô la ($100.000) giúp cho hai ông cựu chiến binh Mỹ (Mark Katz, Jim Delgado) và nghệ sỹ Kiều Chinh về xây dựng những trường học ở Gio Linh Quảng Trị.

Đặc biệt hai tác phẩm được dựng thành nhạc kịch Broadway là “Chân Tình” (The Real Love) được trình diễn nhân kỷ niệm 5 năm thành lập Truyền hình Vô Thượng Sư (4), “Giòng lệ âm thầm” (Loving the Silent Tears) được trình diễn 27/10/2012 tại Đại Hý viện Shrine, Los Angeles Hoa Kỳ (5). Các tiết mục âm nhạc đặc sắc do các nhà soạn nhạc từng đoạt giải Oscar, Grammy, Tony và Emma sáng tác dựa trên thi phẩm cùng tên, với phần trình diễn của các ngôi sao nhạc trẻ và Broadway, các ca sĩ quốc tế hàng đầu, cùng với 48 vũ công xuất sắc và dàn nhạc sống! Ca sỹ Hồ Quỳnh Hương được cùng các nghệ sỹ tên tuổi của TG tham gia hát trong vở nhạc kịch này (11).

Ngài Thanh Hải còn có tài thiết kế thời trang không động vật. Thời trang Thiên Y được tổ chức ở Pháp, Ý, Hàn quốc và được người xem ưa thích. Các họa phẩm cũng được tổ chức triển lãm tại một số nơi.

Là người yêu thích nghệ thuật, Ngài Thanh Hải luôn chú tâm tuyên truyền văn hóa Việt qua việc giới thiệu các giai điệu dân ca ba miền, quảng bá cảnh đẹp đất nước như Chùa Hương, Nhà thờ Phát Diệm… trong mục Thơ Nhạc Tình yêu và Tâm linh trên http://suprememastertv.com/au/

Giải Thưởng: THVTS đã được vinh danh với nhiều giải thưởng (6): Dưới đây xin giới thiệu một vài giải đặc biệt:

- Năm 1991, Filipinom Reporter vinh danh THVTS với giải Nhà Nhân đạo Gương mẫu.

- Năm 1991, Trung tâm cộng đồng cho Nhân quyền và Dịch vụ xã hội, Manila, Philippines, đã vinh danh THVTS một giải thưởng về việc đẩy mạnh nhân quyền và đưa đến sự đoàn kết đại đồng.

- Năm 1993, Thị trưởng thành phố Honolulu, Hoa Kỳ, tặng THVTS giải Hòa bình Quốc tế và bằng Công dân danh dự, đồng thời tuyên bố ngày 25 tháng 10 là "Ngày Thanh Hải Vô Thượng Sư". Ông cũng tặng một tượng đồng kỷ niệm THVTS, sau này đã được trưng bày vĩnh viễn tại một nơi công cộng trong thành phố Honolulu cho mọi người ngưỡng mộ.

- Năm 1993, Thị trưởng Frank Jordan của San Francisco, California, Hoa Kỳ, tặng THVTS Giải Công trạng để công nhận những đóng góp của Ngài cho thế giới.

- Năm 1994, thống đốc của sáu tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ (Illinois, Iowa, Wisconsin, Kansas, Missouri và Minnesota) đã vinh danh THVTS với giải Lãnh đạo tâm linh thế giới. Thống đốc của sáu tiểu bang Trung Tây đã dâng lên THVTS giải công đức về sự đóng góp hảo tâm của Ngài cho nạn nhân lũ lụt miền Trung Tây, Hoa Kỳ, và một giải thưởng khác về những nỗ lực cứu trợ của Ngài cho nạn nhân núi lửa Pinatubo tại Philippines.

- Năm 1994, Bà Barbara J. Finch, giám đốc Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế , và ông Chen Hung Kwang, tổng thư ký Hội Thông tin Văn hóa Quốc tế, trao tặng THVTS giải Lãnh đạo Nhân đạo Thế giới.

- Năm 1994, chính phủ Thái Lan tặng THVTS giải Ngôi sao của Ðời sống cao thượng.

- Năm 1995, Thủ tướng Campuchia vinh danh THVTS với giải Xây cất Quốc gia tại Campuchia.

- Năm 1999, Chính phủ Đài Loan tặng THVTS một bảng tuyên dương sự đóng góp từ thiện của Ngài cho các nỗ lực cứu trợ động đất ngày 21 tháng 9.

- Năm 2003, Ðại học Văn hóa Quốc tế Hoàng đế Shun (IESCU), Hoa Kỳ, đã tấn phong THVTS làm Khoa trưởng danh dự và mở màn bức tượng đồng tạc hình Ngài. Ðại Học IESCU cũng tặng THVTS Cúp vàng Hoàng đế Shun và một huy chương Giải thưởng Hoàng đế Shun.

-Năm 2006, chương trình "Người đi tìm hòa bình," trình bày các thi phẩm của THVTS, được nhận giải nhất trong Giải Telly thường niên thứ 27.

-Năm 2006, Hội Giải Hòa bình Gusi có trụ sở tại Philippines đã vinh danh THVTS với Giải Hòa bình Gusi tuyên dương những đóng góp của Ngài trên thế giới về Phúc thiện và Nhân đạo.

-Nhiều năm qua, Hội Quốc tế THVTS đã tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo tâm linh trong các trại tù trên khắp Đài Loan, chăm nom cho các tù nhân và dạy họ thiền định. Hội được ban thưởng nhiều lần về những thành tích xuất sắc từ các văn phòng chính phủ, gồm Bộ Tư pháp và Văn phòng Ủy viên Công tố Quốc gia, Tòa thượng thẩm Đài Loan.

-Hội Quốc tế THVTS cũng nhận được nhiều bằng tri ân về sự cống hiến của Hội trong nhiều sinh hoạt từ thiện và công ích, bao gồm cứu trợ thiên tai, làm sạch bờ biển và môi sinh, quét dọn công lộ, bố thí người nghèo và mồ côi, giúp người già và trẻ em, cung cấp dịch vụ y tế miễn phí, chăm sóc người vô gia cư, tặng sách, tổ chức hội thảo tâm linh, triển lãm nghệ thuật, v.v. tại Đài Loan.

……………………….

1.Thầy Thích như Điền (Đức) nói về THVTS:

https://www.youtube.com/watch?v=Dtx9Mn8BhAs

2.Một số video bài thuyết giảng của THVTS:

https://www.youtube.com/results?search_query=Thanh+H%E1%BA%A3i+v%C3%B4+th%C6%B0%E1%BB%A3ng+s%C6%B0+thuy%E1%BA%BFt+ph%C3%A1p

3.Trợ giúp thiện nguyện:

https://news.godsdirectcontact.net/news-magazine-online-issue-213-available-now-au/

4. Nhạc kịch Chân Tình (The Real Love) - phần 1

https://www.youtube.com/results?search_query=nh%E1%BA%A1c+k%E1%BB%8Bch+Ch%C3%A2n+t%C3%ACnh

5.Giòng lệ âm thầm (Loving the Silent Tears): DVD 1 of 4: Loving the Silent Tears: The Musical

https://www.youtube.com/watch?v=6Jzme3GxvDE

6. Những giải thưởng do các quốc gia trên TG tặng thưởng:

http://www.godsdirectcontact.org/unicode/news/182/lp_85.htm

7.Buổi nói chuyện về thơ nhạc tâm linh của cố nhạc sĩ Phạm Duy:

https://www.youtube.com/watch?v=Cu2XVDMKsx8

8.Suma Ching Hai - Phạm Duy: Đi Tìm Vết Tiền Thân!

https://nhatbaovanhoa.com/a211/suma-ching-hai-pham-duy-di-tim-vet-tien-than

9. Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Tý:

https://www.youtube.com/watch?v=YFIUH9-jgwA

10.Thi phẩm mới nhất của Thanh Hải Vô Thượng Sư và sáng tác phổ nhạc:

https://www.youtube.com/watch?v=0YWQ2WdnQ9g

11. LOVING THE SILENT TEARS - HỒ QUỲNH HƯƠNG:

https://www.youtube.com/watch?v=4e4_8yNzQak

https://www.youtube.com/watch?v=E6-hU9Ufe5Y

12. Thơ Nhạc: Các ca khúc từ đĩa nhạc "Tặng Em"

https://www.youtube.com/watch?v=s0N8Kl66rr4

13. Nhạc sỹ Nhật Ngân phổ nhạc thơ THVTS:

https://www.youtube.com/results?search_query=Nh%E1%BA%ADt+Ng%C3%A2n+ph%E1%BB%95+th%C6%A1+Thanh+H%E1%BA%A3i 14.Tình ca1: Nhật Ngân: https://www.youtube.com/watch?v=UlWMPsOvo0U

15. Mượn bút thần, Nhật Ngân:https://www.youtube.com/watch?v=a2DqEEvVAbs 16. Nỗi buồn Bồ Tát, Nhật Ngân:

https://www.youtube.com/watch?v=PWIpywPIpQQ

17. TV:

http://suprememastertv.com/au/

18.Bản tin:

http://news.godsdirectcontact.net/au/

19.Bí Ẩn Siêu Thế Giới tại Liên Hiệp Quốc New York Hoa Kỳ 26/6/1992

https://www.youtube.com/watch?v=kXSrc3uiqeU

20.THVTS thuyết giảng tại LHQ 1993, Geneve Thụy Sĩ 1993

https://www.youtube.com/watch?v=39iZhOVfFPY


8.Thiền sư Thích Nhất Hạnh người đổi mới Đạo Phật


Tờ New York Times đánh giá: “Trong số các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở Tây phương, thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, sinh tại Thừa Thiên. Năm 16 tuổi Ngài xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc ở miền Trung VN, Ngài Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ngài là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế. Thiền sư Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của Ngài về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của mình đối với thiền: "Ngày mai sẽ tự lo việc của ngày mai". Tuy xuất gia tại VN nhưng phần lớn thời gian tu tập của Hòa thượng lại ở nước ngoài, nên Ngài ít chịu ảnh hưởng bởi dòng Phật giáo trong nước. Ngài gọi Đạo Phật là Đạo Bụt – cách dùng từ rất thuần Việt. (Danh từ Bụt được phiên âm từ tiếng Phạn - Buddha - Shakyamuni Buddha, còn Phật là Hán ngữ).

http://3.bp.blogspot.com/-e0haOfZyH5c/VQRRzAdysDI/AAAAAAAAFxY/2p-QyiuWJuM/s1600/200px-Thich_Nhat_Hanh_12_%28cropped%29.jpg Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh internet

Ngài đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây với pháp môn Làng Mai. Pháp thiền của thầy là đặt hơi thở thành vấn đề số một của tu học. Đó là quán hơi thở - Sổ tức. Các tu sinh được thực hành các pháp môn tu tập như thiền hành, thiền đứng, thiền ngồi, thiền đi. Khác với đạo Phật truyền thống ở VN - tu tập theo niềm tin, Đạo Bụt Làng Mai là đạo Phật ứng dụng, thực tập bằng mỗi hơi thở của mình, thực tập bằng mỗi bước chân của mình. Đó là sự đổi mới Đạo Phật.

Làng Mai có tại Pháp từ năm 1982, hàng vạn người Pháp đã đến học và hành với thiền sư. Họ đã thực tập theo pháp môn Làng Mai của thầy Nhất Hạnh suốt hơn 30 năm qua. Làng Mai ở Pháp hiện được xem là một nơi tu tập đạo Phật lớn nhất tại châu Âu. Tại Làng Mai có ba ngôi chùa dùng làm thiền viện: Chùa Pháp Vân ở Xóm Thượng dành cho tăng sỹ, Chùa Từ Nghiêm ở Xóm Mới và chùa Cam Lộ ở Xóm Hạ dành cho các ni. Ngoài cơ sở chính Làng Mai, tổ chức này còn có một số trung tâm tu thiền khác trên thế giới gồm chùa Từ HiếuHuế; tu viện Bích Nham ở New York, Lộc Uyển ở California và Mộc Lan ở Mississippi, Mỹ; Viện Phật học Ứng dụng châu Âu ở Koln, Đức; Thai Plum Village ở Thái Lan và chùa Đại Bi. Số thiền sinh theo học lên tới hàng nghìn, thuộc 30 quốc tịch khác nhau.

Theo Quốc Phương BBC Việt ngữ: “Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngay ở một nơi ở 'trời Tây', nằm cách Thủ đô Paris tới 600 km, qua những bờ tre, tháp chuông, mái chùa, tượng Bụt, chúng tôi đã thực sự lọt vào một ngôi làng ấm áp của văn hóa VN. Một sư thầy ở Làng Mai cũng nói với chúng tôi là làng tồn tại vì nhờ vào nhiều nguồn lực đa dạng, trong đó có các nguồn thu từ phật tử, cúng dường từ khách thập phương, thiền sinh tới 'ở lại và thực tập', hay phát hành và bán các ấn phẩm, sách vở, băng đĩa v.v. do chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm tác giả. Làng có nhiều hoạt động từ thiện, xã hội tiến hành quanh năm. Chẳng hạn như cung cấp, hỗ trợ tài chính cho một số trường học ở bên VN, các lớp học được gọi là “Hiểu và thương”, theo ‎ý một bài thơ của Thiền sư Nhất Hạnh và xin được trả lương cho các thầy cô giáo ở những nơi giáo dục còn khó khăn ấy.” Một tu sỹ cho biết: “Để có thể chia sẻ tốt nhất với cộng đồng bằng những công việc thiết thực chúng tôi đã giúp đỡ văn nghệ sỹ, học giả gặp khó khăn và nhiều chương trình khác mà quốc tế đã ghi nhận.”

Ngay từ khi mới bước chân vào cửa Phật, lúc còn là học tăng, Ngài đã làm thơ với các bút danh Thạc Đức, Nguyễn Lang ..., được người đọc chú ý, vì văn chương trong sáng, giản dị, ý tứ sắc, thâm thúy. Thích Nhất Hạnh là một nhà tu có chí lớn, vừa tu, vừa học - ban đầu học đại học ở Sài Gòn, sau sang Mỹ du học trên đại học; và làm giáo sư giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ và Pháp.

Thầy Nhất Hạnh xuất bản nhiều bộ sách quan trong như Lá Bối, Đường Xưa Mây Trắng… Nhà phê bình Paul Williams của Hoa Kỳ đã xếp hạng cuốn Đường xưa mây trắng là một trong số 40 cuốn sách hàng đầu của thế kỷ XX. Bản tiếng Việt được xuất bản vào năm 1988, nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Tỷ phú Bhupendra Kumar Modi là người theo Ấn độ giáo, nhưng khi đọc được quyển Đường xưa mấy trắng viết về cuộc đời Đức Phật, đã quyết tâm thực hiện thành phim có giá trị, để cho đời sau nhìn vào tấm gương “bi, trí, dũng” của Đức Phật mà tránh được đau khổ, phiền não. Tỷ phú đã vượt qua sự phản đối của gia đình, quyết bỏ ra 120 triệu đô la Mỹ để thực hiện cuốn phim lớn này.