Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHÀ VĂN LÊ LỰU: GIỌT NƯỚC MẮT CUỐI CHIỀU (3)

Nghiêm Thị Hằng
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016 2:25 PM


Kì cuối: Uớc được thanh thản trở về đất mẹ

Đến một ngày nào đó cuối chiều dốc nắng, nước nhà văn Lê Lựu sẽ cạn và ông sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng như quy luật sinh tử lẽ đời. Ngoài sự nghiệp văn chương sáng giá, Quỹ nhà văn Lê Lựu, ông còn để lại bản di chúc cho cuộc đời mình. Những năm cuối đời, ông mong mỏi được ra tòa - phiên tòa thứ 3 trong cuộc đời, để hủy hôn với người vợ thứ hai, ước được thanh thản trở về đất mẹ. Nhưng đường tới phiên tòa còn đầy ngáng trở, không biết nhà văn có còn đủ quỹ thời gian để đến phiên tòa này?...
Không nói khối tài sản văn chương đồ sộ của nhà văn để lại cho đời, thì tài sản nhà đất của mẹ cha để lại cũng như của Lê Lựu tạo dựng một đời binh nghiệp cũng đã tiĐại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) các nhà văn (từ trái sang): Trần Công Tấn, Trần Hữu Tòng, Cao Tiến Lê, Lê Lựu và Nguyễn Văn Dinh.êu tan theo 2 cuộc hôn nhân. Dường như biết trước việc này nên những tháng năm còn sức khỏe nhưng đã sống li thân với vợ (hơn 30 năm) nhà văn đã tạo dựng cho mình cuộc sống mới.

Từ khi bán nhà bị “vợ bỏ, con từ”, Lê Lựu đã chuyển hộ khẩu về huyện Thanh Trì. Ông làm một bản di chúc về việc phân chia tài sản chi tiết, tỉ mỉ dưới sự chứng kiến của nhiều người và do một luật sư có uy tín trong Đoàn Luật sư Hà Nội soạn thảo, có tư cách pháp nhân của pháp luật giám sát.
Mang trong người nhiều trọng bệnh, với khoản lương Đại tá quân đội nghỉ hưu hơn 11 triệu đồng/tháng, giờ đây chỉ đủ tiền thuê 2 người giúp việc phụ giúp chăm sóc sức khỏe cho ông cả ngày lẫn đêm. Còn lại các khoản chi tiêu khác do các đồng nghiệp và cơ quan ông cáng đáng, khoản tiền 1 tỉ đồng cứ vơi dần theo năm tháng và sức khỏe nhà văn.
Dự định xây nhà thờ tổ và nhà lưu niệm Lê Lựu ở mảnh đất thừa kế quê cha không thành do người vợ cả chiếm quyền sử dụng đất, nhà văn phải mua 250m2 đất của nhà hàng xóm để thực hiện ý định của mình.
Chuyện li hôn với vợ, ông có đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm người mất tích giữa năm 2015. Lê Lựu trình bày: “Tôi cưới vợ năm 1976 nhưng không có giấy đăng kí kết hôn, vợ tôi đã bỏ nhà đi nơi khác ở không có thông tin từ năm 2009. Từ năm 2006, tôi bị tai biến nhưng vợ và con không có trách nhiệm chăm sóc tôi. Vợ tôi cho rằng không đạt được mục đích hôn nhân với tôi thì cần phải li hôn và chia tài sản. Năm 2009 khi tôi đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, vợ tôi tự tay viết đơn xin li hôn và yêu cầu tôi kí. Tôi đã kí vào đơn li hôn và vợ tôi giữ đơn li hôn này, cho tới nay tôi vẫn chưa thấy tòa gọi tôi thụ lí đơn li hôn do vợ tôi thảo và tôi đã kí. Giờ thì đến lượt tôi muốn li hôn để được sống thanh thản những năm tháng cuối đời”. Liên tiếp trong 3 ngày từ 1-3/7/2015, nhà văn Lê Lựu đã đăng tin tìm người thân bà Nguyễn Thị Lạng (tên thường gọi là Hạnh) trên Báo Hà Nội mới. đề nghị bà Lạng nhận được tin tìm người thân thì trở về để giải quyết việc li hôn. Thế nhưng vẫn biệt vô âm tín.
Năm 2016, nhà văn Lê Lựu sức khỏe ngày càng đến dốc nắng cuối chiều, những giọt nước mắt cạn kiệt. Trời xui đất khiến thế nào mà kể từ khi bán nhà biệt tin, Tết năm 2016 người vợ và hai con ông xuất hiện tại trung tâm Văn hóa Doanh nhân - nơi nhà văn sinh sống, ngỏ ý muốn đón ông vào Nam chăm sóc và lo hậu sự khi ông mất đi. Nhưng Nhà văn không đồng ý, bởi ông muốn những năm tháng cuối đời sống tại cơ quan, nơi những đồng nghiệp yêu quý ông, con cháu ông từ quê lên thăm ông được thuận tiện, việc hậu sự cho mình ông cũng đã chuẩn bị và lập di chúc cách đây mấy năm. Khi đặt vấn đề li hôn có luật sư và một số bạn bè chứng kiến tại buổi gặp gỡ sau 6 năm vắng tin trở về, người vợ của nhà văn trước đó đã đề nghị ông kí vào đơn li hôn, giờ nhất định từ chối không li hôn, đẩy nhà văn vào ngõ cụt đầy ngáng trở. Lê Lựu quyết tâm gửi đơn xin đơn phương hủy hôn đến tòa án.
Một ngày giữa tháng 8/2016, vợ và con trai ông xuất hiện lần nữa tại nơi ông sinh sống, báo “tin vui” con gái kết hôn, mời ông đi dự lễ cưới tại Nhà hàng Đông Đô, số 196, đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, TP Hà Nội. Đôi mắt đờ đẫn của nhà văn lại ràn rụa nước mắt, ông mừng cho con gái và chàng rể ngoại quốc, nhưng ông bất lực chẳng thể đi dự được ngày vui của con. Vợ con ông cũng không để lại địa chỉ liên lạc, chỉ đề trên thiếp cưới nơi nhà hàng tổ chức lễ thành hôn với sự hiện diện nhà gái ông Lê Lựu, bà Nguyễn Thị Hạnh- nhà trai ông Đavidl.DuVall, bà Colleen Schaefer.
Sau đám cưới con gái, Lê Lựu hi vọng vợ ông có thể ra tòa cùng ông giải quyết việc hôn nhân, bằng không ông cũng quyết tâm xin đơn phương hủy hôn, vì quỹ thời gian của ông không còn bao lâu nữa. Con ma cuộc đời, con ma sức khỏe, con ma thời gian đang đuổi theo theo sát nút rượt bắt ông về thế giới bên
kia.Giọt nước mắt cuối chiều của Lê Lựu đã cạn, ngang trái cũng bỏ lại cõi người. Giờ đây ông chỉ mong có một phiên tòa có lí và tình cho ông được hủy hôn, cởi trói sợi dây tình oan nghiệt để ông có thể thảnh thơi về đất mẹ. Thế nhưng mong ước cuối đời với sức khỏe hiện nay của Lê Lựu thì tòa cũng “chịu” vì ông không còn đủ hành vi dân sự, chuyện hủy hôn lại không thể ủy quyền cho người khác được. Uớc được thanh thản trở về đất mẹ của nhà văn Lê Lựu cũng khó lòng được như ý.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) các nhà văn (từ trái sang): Trần Công Tấn, Trần Hữu Tòng, Cao Tiến Lê, Lê Lựu và Nguyễn Văn Dinh.