Trang chủ » Tin văn và...

CHIỀU NAY TẠI CÀ PHÊ CHIỀU THỨ BẢY

Trần Nhương
Chủ nhật ngày 27 tháng 3 năm 2016 6:37 AM





TNc: Chiều nay tại Cà phê chiều thứ Bảy - một địa chỉ sinh hoạt văn hóa của trí thức Hà Nội - TS Nguyễn Xuân Diện có buổi trao đổi Ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống. GS Chu Hảo người tổ chức đã có lời thưa và
giới thiệu TS Nguyễn Xuân Diện. Rất đông các nhà trí thức và bà con đã đến dự.
Trần tôi được gặp lại các bậc trí giả như GS Ngô Đức Thọ, GS Mạc Trang, TS Nguyễn Quang A, nhà báo Trần Tiến Đức, Trần Ngọc Kha, TS Tạ Đình Thính, TS Đinh Hoàng Thắng, nhà thơ Đường Văn và còn nhiều bè bạn khác.
Buổi nói chuyện của TS Nguyễn Xuân Diện rất hấp dẫn và sinh động, ông hát chèo, hát ca trù minh họa và đọc thơ về lễ hội. Ông cho biết một năm ta có 8902 lễ hội, tính ra cứ một ngày có 20 lễ hội (con số do Cục văn hóa cơ sở, Bộ VHTT và DL công bố năm 2004). Nước ta lại thêm danh hiệu cường quốc lễ hội.
Nét văn hóa của lễ hội truyền thống rất đáng trân trọng, nó gắn kết cộng đồng, tâm lí về nguồn, phô diễn ẩm thực, âm nhạc, dân vũ, y phục và cân bằng tâm linh. Hãy nhìn lễ hội với góc nhìn văn hóa, không nên áp đặt chính trị và đạo đức một cách khắt khe..
Đáng tiếc hôm nay người ta đã hậu thuẫn cho việc phát triển vô tội vạ lễ hội, người ta biến lễ hội thành ngành kinh doanh miễn thuế. Mê tín hóa lễ hội, biến thái lễ hội. Nhiều địa phương tranh chấp nhau lễ hội. Sự thô bạo, bạo lực đã diễn ra trong một số lễ hội làm cho sự linh thiêng, tao nhã mất đi...
Sau khi trình bày là rất nhiều câu hỏi trao đổi. Có một cô người Thái Lan hỏi rằng ở VN thì ai quản lí việc tổ chức lễ hội. Ý kiến có khi quay sang cả việc phát ấn. Việc phát ấn cũng thành kinh doanh. Có một bạn cho biết họ chở cả xe tải tờ ấn vào miền Nam và tất nhiên khi được ấn không chỉ thanh kiu miệng.
TS Nguyễn Xuân Diện kêu gọi mọi người hãy lan tỏa để xã hội thanh sạch hơn ngay cả trong lễ hội, hãy bảo tồn văn hóa lễ hội dân tộc như cha ông ta để lại.









GS Mạc Văn Trang, nhà báo Trần Tiến Đức và Trần Nhương (trái sang)