NGUYỄN THỊ HỒNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Hồng. Sinh ngày 1 tháng 2 năm 1948. Quê quán: Minh Tân, Hưng Hà, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Theo đạo Phật. Hiện thường trú tại: 61/G9 Pháo đài Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Vào Hội năm 1993. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970. Công tác biên tập tại nhà xuất bản Phụ Nữ từ 1970 đến 2002. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Em ra đi (1990); Gọi thu (1992); Biển đêm (1996); Những bông hoa thiên sứ (2001); Cuộc bàn giao vĩnh cửu -Hồn khèn (trường ca, 2003). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1984 (cho bài thơ Bình dị). Giải thưởng Thăng Long (1985-1990) của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội (cho tập thơ Em ra đi). Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2003 (cho tập Cuộc bàn giao vĩnh cửu và Hồn khèn). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ là sự trải nghiệm của đời được lọc qua xúc cảm thể hiện bằng ngôn từ. Nó giúp ta được chia sẻ nội tâm với thế giới bên ngoài, điểm đến là những tâm hồn đồng cảm không giới hạn không gian, thời gian.
PHẠM SÔNG HỒNG
Họ và tên khai sinh: Phạm Thị Sông Hồng. Sinh ngày 21 tháng 4 năm 1956. Quê quán: An Nhơn, Nhơn An, Bình Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó tổng biên tập Nxb Hội Nhà văn. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Tự động hóa trường Đại học Xây dựng Kiép (Ucraina) năm 1980, về công tác tại Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng. Từ năm 1984: về làm việc tại nhà xuất bản Hội Nhà văn. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những vùng lặng (tập truyện ngắn, 1993); Nghĩa cử (tập truyện ngắn, 1998); Con gái một (K.Iruncôva, dịch, 1996); Tiếng đáy (tập truyện ngắn, 2007).
SĨ HỒNG (1938-2000)
Họ và tên khai sinh: Đặng Văn Tự. Sinh ngày 27 tháng 12 năm 1938. Quê quán: xã Quỳnh Lâu, huyện Hưng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1983. Mất ngày 26 tháng 10 năm 2000. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, làm cán bộ kỹ thuật ở vùng mỏ (1962-1968). Bắt đầu có thơ, ký, truyện ngắn in trên báo chí địa phương và trung ương. Từ năm 1969, về Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh. Sáng tác chủ yếu là văn xuôi. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người đi xa (tập truyện, 1974); Bốn bề gió thổi (tập truyện, 1975); Dàn đồng ca năm ấy (tập truyện, 1982); Cỏ xuân (tập truyện, 1984); Trăng xanh (tiểu thuyết, 1989); Một ngày yêu nhau (1989); Cái giá phải trả (tiểu thuyết, 1990); Bước chân xa vắng (tiểu thuyết, 1991); Người đàn bà bất hạnh (1991); Ảo ảnh (tiểu thuyết, 1992); Giữa hai mùa lá (1995); Bến trăng (1995); Trái chua (tiểu thuyết, 1996). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Là nhà văn, chỉ có một công việc: Viết! Dù làm bất cứ công việc gì cũng chỉ để có điều kiện viết tốt hơn.
VI HỒNG (1936-1997)
Bút danh khác: HÀ THUÝ SLAO Họ và tên khai sinh: Vi Văn Hồng. Sinh ngày 13 tháng 7 năm 1936. Quê quán: ở bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hoà An, Cao Bằng. Dân tộc: Tày. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1980). Mất ngày 30-3-1997 tại Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 28 năm dạy học, từng là chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Sli lượn - dân ca trữ tình Tày Nùng (nghiên cứu, 1979), Đất bằng (tiểu thuyết, 1980), Vãi Đàng (truyện vừa, 1980), Thung lũng đá rơi (tiểu thuyết, 1985), Núi cỏ yêu thương (1984), Vào hang (tiểu thuyết, 1990), Người trong ống (tiểu thuyết, 1990), Gã ngược đời (tiểu thuyết, 1990), Người làm mồi bẫy hổ (truyện, 1990), Lòng dạ đàn bà (tiểu thuyết, 1992), Dòng sông nước mắt (tiểu thuyết, 1993), Phụ tình (tiểu thuyết, 1994), Ái tình và kẻ hành khất (tiểu thuyết, 1993), Chồng thật vợ giả (Tiểu thuyết, 1994, Tháng năm biết nói (tiểu thuyết, 1993), Khảm Hải (nghiên cứu, 1993), Đuông Thang (tập truyện, 1988), Thách đố (truyện vừa, 1995), Đi tìm giàu sang (tiểu thuyết, 1995). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam 1959 (truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phia Hoàng); Giải nhì báo Người giáo viên nhân dân 1962 (truyện ngắn Cây su su Noọng ỷ); Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1971 (truyện Cọn nước Eng Nhàn); Uỷ ban dân tộc Chính phủ trao giải thưởng năm 1985 (tác giả có quá trình tham gia sáng tác văn học về đề tài miền núi); Giải thưởng của Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam 1993-1994; Giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 1995 (Công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian).
VÕ HỒNG
Bút danh khác: VÕ AN THẠCH, NGÂN SƠN Họ và tên khai sinh: Võ Hồng. Sinh ngày 05 tháng 05 năm 1921. Quê quán: xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 51 Hồng Bàng, Nha Trang, Khánh Hoá. Vào Hội năm 1982. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Thuở nhỏ học trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An, trường huyện Sông Cầu, rồi học trường trung học Quy Nhơn. 1940 học tú tài ở Hà Nội. Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim làm bí thư toà Tổng Đốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Đà Lạt. Trong kháng chiến Trưởng ty Bình dân học vụ tỉnh Phú Yên, 1949. Từ 1956-1975 dạy ở trung học bán công Lê Quý Đôn và sau đó làm Hiệu trưởng trường PTCS Tân Lập, Nha Trang đến 1978, nghỉ hưu. Truyện ngắn đầu tay Mùa gặt đuợc đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy (Hà Nội, 1939) với bút hiệu Ngân Sơn, khi còn là học sinh đệ tam. Mãi đến 1959 Võ Hồng mới thật sự gia nhập làng văn qua tác phẩm đầu tay Hoài cố nhân. Sau 1975 Võ Hồng thường viết về đề tài giáo dục và tuổi thơ, sống ẩn dật. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đã viết 30 cuốn sách, trong đó có Truyện dài: Hoa bươm buớm (1966), Người về từ đầu non (1968), Gió cuốn (1969), Nhánh rong phiêu bạt (1970), Như cánh chim bay (1971), Thiên đường ở trên cao (1978), Tập truyện ngắn: Hoài cố nhân (truyện, 1959), Lá vẫn xanh (truyện, 1962), Trong vùng rêu im lặng (1988), Vẫy tay ngậm ngùi (1992), Vùng trời thơ ấu (1995). Hồn nhiên tuổi ngọc (thơ, 1993); Thời gian mây bay (thơ, 1996); Một bông hồng cho cha (tuỳ bút, 1994); Trầm tư (đoản văn, 1995); Chúng tôi có mặt (2001), Thơm ngát hương cau (2001); Tuổi thơ êm đềm (2002), Tuyển tập Võ Hồng (2003); Tiếng chuông chiêu mộ (2005)... * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Văn nghệ tỉnh Khánh Hoà (2001) cho tập truyện Thơm ngát hương cau. Giải thưởng văn học UBND tỉnh Khánh Hoà (1975-2000). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn là phương tiện giải phóng con người, đưa xã hội loài người tiến lên. Tôi viết văn làm thơ là do sở thích. Có được chút ít thành công, bẳt đầu viết mạnh thêm, nhiều thêm, hình thành những tác phẩm hoàn toàn độc lập trong suy tư, trong tư tưởng.
VŨ HỒNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Kim Sơn. Sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 Quê quán: Bến Tre. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 1F đường Nguyễn Thị Định, Bến Tre. Vào Hội năm 2000. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Học đại học Tổng hợp Văn thành phố Hồ Chí Minh. 1989 về công tác tại Hội Văn học nghệ thuật Bến Tre. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tháp bụi (thơ, 1991); Người phương Nam (thơ, 2000); Tiếng chuông trôi trên sông (truyện ngắn, 1998, tái bản 3 lần). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1999. Giải thưởng tạp chí Văn nghệ quân đội, năm 1996.
VŨ THỊ HỒNG
Bút danh khác: NGUYỄN THỊ BẮC HÀ Họ và tên khai sinh: Vũ Thị Hồng. Sinh ngày 2 tháng 5 năm 1950. Quê quán: phường Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Đại tá, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội - Tổng cục Chính trị. Hiện thường trú tại: 23B Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tháng 9 năm 1970, học xong năm thứ 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, xung phong vào chiến trường làm phóng viên tạp chí Quân giải phóng Trung Trung bộ, qua nhiều chiến dịch cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1976 đến 1993 làm biên tập viên nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hiện là đại tá, uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội - Tổng cục Chính trị. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Xóm biển (Tập truyện ngắn, 1983); Tiếng rừng (Tập truyện ngắn, 1984); Có một thời yêu (Tập truyện ngắn, 1990); Trở lại là em (tiểu thuyết, 1991); Tuyển tập truyện ngắn Chu Lai-Vũ Thị Hồng (1996). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B - Truyện ngắn Tiếng rừng - viết về đề tài lâm nghiệp do Bộ Lâm nghiệp tổ chức. Giải A - Ký Ở ấp Thanh Mỹ - cuộc thi viết kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội. Giải A - Tiểu thuyết Trở lại là em - viết về người phụ nữ trên mặt trận an ninh do Bộ Nội vụ tổ chức; Giải thưởng văn học 5 năm (1990-1995) Bộ Quốc phòng. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn không phải là nghề chính của tôi, nhưng đã có một thời làm phóng viên mặt trận, từng sống những năm gian khổ với người lính trong chiến tranh chống Mỹ, tôi thấy mình sẽ phải viết, viết suốt đời. Viết về những điều mình đã trải nghiệm, về những hi sinh mất mát to lớn của dân tộc trong cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, về những điều tốt đẹp và cả những mặt tiêu cực còn tồn tại trong xã hội. Phản ánh chân thực cuộc sống với một thái độ trân trọng, tin yêu ở con người, đó vẫn là mục đích những trang viết sắp tới của tôi. Là một nhà văn - chiến sĩ, tôi đã và sẽ còn viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính.
NGÔ XUÂN HỘI
Họ và tên khai sinh: Ngô Xuân Hội. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1952. Quê quán: Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 1/182K Đình Phong Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Vào Hội năm 1998. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1973 tốt nghiệp khoa Xây dựng mỏ trường Trung cấp kỹ thuật mỏ, làm việc tại Cẩm Phả. 1979-1982: Học trường Viết văn Nguyễn Du. 1983-1987: Biên tập viên tại tạp chí Văn nghệ Nha Trang. 1987-1991: Trưởng ban biên tập Nxb Nghệ Tĩnh. Làm thơ, viết văn từ giữa những năm 1970. Hiện sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Con mắt than (thơ, 1989); Bản du ca năm ấy (tiểu thuyết, 1991); Những con chim kêu đêm (thơ, 1995); Bình minh không tiếng chim (tập truyện ngắn, 2000); Đất luôn giấu mặt (tiểu thuyết, 2005); Chú bé nhìn lên vòm lá (thơ, 2007). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học công nhân lần thứ V năm 1989, lần thứ VI năm 1995 của Hội Nhà văn Việt Nam. Giải thưởng văn học Hạ Long lần thứ III (1986-1990), lần thứ VI (2001-2005). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi bập vào văn chương bắt đầu bằng thơ. Sau khi đã in ít nhiều, nhận một vài giải thưởng, tôi vẫn không biết được rành rẽ thơ là gì, là một thoáng rùng mình của tình cảm như nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói với chúng tôi hồi học ở Trường viết văn Nguyễn Du ư? Hay thơ được sinh ra từ chính thơ, như quan niệm của Voznexenxki? Có thể là vậy mà cũng có thể không phải vậy. Dù sao thì trong cái khoảng không rành rẽ ấy, tôi vẫn phải cố gắng viết nên những bài thơ mà mình tâm đắc và cố gắng càng rành rẽ càng tốt.
NGUYỄN TRÍ HUÂN
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Trí Huân. Sinh ngày 20 tháng 9 năm 1947. Quê quán: Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn Nghệ nguyên Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện thường trú tại: 23B Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1977. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1965 nhập ngũ Quân chủng Phòng không quân. 1971 vào chiến trường miền Nam, phóng viên, biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. 1979-1982 học viên trường viết văn Nguyễn Du khoá I. Từ 1982 đến nay công tác ở tạp chí Văn nghệ quân đội và Hội Nhà văn Việt Nam. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mặt cát ( tập truyện ngắn, 1977); Năm 75 họ đã sống như thế (tiểu thuyết, 1979); Dòng sông của Xô nét (tiểu thuyết, 1980); Chim én bay (tiểu thuyết, 1988); Dấu thời gian (ký, 2004). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989), Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989). Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề văn là một nghề khó. Nhưng biết mình ở chỗ nào, đến đâu đôi khi còn khó hơn...
TRIỆU HUẤN
Họ và tên khai sinh: Phạm Triệu Huấn. Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1935. Quê quán: Làng Thuỵ Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương. Hiện ở số nhà 52, ngách 2, Ngõ 3 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1987. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từ năm 1950 đến năm 1952 công tác ở Ban Tuyên huấn sở CAHN. Năm 1953 vào bộ đội thuộc tiểu đoàn 322 Tỉnh đội Tuyên Quang. Sau chuyển về làm báo Quân Việt Bắc. Năm 1959 đến 1961 sinh viên Khoa Toán Lý ĐHSP Hà Nội. Năm 1961 làm giáo viên văn hoá Sư đoàn 308. Năm 1965 xuống đơn vị d14 làm cán bộ chỉ huy pháo cao xạ 37mm. Năm 1968 đi chiến trường làm trợ lí và sau đó là trưởng ban địch vận sư đoàn 308. Hết chiến tranh về là trưởng ban Kí sự Lịch sử Sư đoàn, sau đó được điều về làm biên tập viên Kí sự Lịch sử TCCT tham gia viết bộ sách: Trận đánh ba mươi năm. Về hưu với quân hàm Đại tá. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: 8 tập tryện ngắn: Dòng sông màu mận chín, Mưa thu, Nỗi buồn không bán, Truyện ngắn Triệu Huấn, Dòng sông hoang tưởng, Mả phát, Người chồng của vợ tôi, Con mèo và đêm Giáng Sinh. Gần 50 cuốn tiểu thuyết: Sao đen tập 1, Sao đen tập 2, Sao đen tập 3 (Cái tẩu), Sao đen tập 4 (Những người đến muộn), Sao đen tập 5 (Vũ điệu thoát y), Bức tử, Vết trói, Xin đừng nỗi hẹn, Nhân phẩm, Biển khổ, Người đàn bà phiêu lãng, Kí ức thằng câm, Đôi mắt giả, Xin đừng lỗi hẹn, Thiên đường bé nhỏ, Chạy trốn tình yêu, Người đàn bà tự thú, Hai anh em họ Nguyễn, Cô gái im lặng, Mối tình trong hồ sơ mật, Tình sử Diệu Hoa, Một cuộc tình năm số phận, Cung điện Không Tên, Giải cứu con tin, Duyên kiếp, Điểm hẹn mùa trăng, Những đứa con bất trị, Chính sự làng Be, Kén rể, Về cùng cát bụi, Giấc mộng cuối cùng... * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì truyện ngắn báo Văn nghệ, 1963. Giải ba truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: ...Trong sáng tác tôi trọng lí trí hơn tình cảm. Hiện thực tác động đến tình cảm thường nguyên khôi, sắc nét, nồng thắm sinh động... nhưng cũng dễ phiến diện, nông cạn và sai lạc. Khi viết văn, nó cần được tinh lọc lựa chọn, so sánh, quy nạp qua trắc nghiệp lí trí nghiêm túc và gọt tỉa công phu. Đây cũng là khâu lao động vất vả của nhà văn. Mẫn cảm với hiện thực đến mấy mà không có tư duy suy lí mạnh mẽ thì cũng chẳng thể hình thành vẻ đẹp hoàn mỹ của văn chương được.
MINH HUỆ (1927-2003)
Bút danh khác: MAI QUỐC MINH, NGUYỄN THÁI Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái. Sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927. Quê quán: Bến Thuỷ, thành phố Vinh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957. Mất ngày 1-10-2003. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia Việt Minh (5-1945) và cuộc khởi nghĩa dành chính quyền ở Nghệ An (8-1945). Hoạt động tuyên truyền, văn nghệ, tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu uỷ Bốn và một số nơi. Hội trưởng Hội sáng tác văn nghệ liên khu Bốn. Trưởng ban Ban thơ, lý luận, phê bình; văn học dịch Nhà xuất bản Văn học. Uỷ viên Uỷ ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hoá Nghệ An. Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh. Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991). * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959), Đất chiến hào (thơ, 1970), Mùa xanh đến (thơ, 1972), Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985), Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962), Ngọn cờ Bến Thuỷ (truyện ký, 1974-1979), Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981), Phút bi kịch cuối cùng (tiểu thuyết, 1990), Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất Chi hội văn nghệ kháng chiến khu bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ Dòng máu Việt Hoa). - Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ). Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi thường suy ngẫm, những yếu tố nào đã khiến Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành nhà nghệ sĩ lớn, khai phá con đường văn học vì Độc lập dân tộc và CNXH. Sự tự giải đáp là bằng những vần thơ tiếp nối cái hơi thở Đêm nay Bác không ngủ, chẳng hạn : Giàu sang văn hoá giàu nhân ái Lộng lẫy niềm tin, lộng đất trời Yêu Bác, làm thơ theo chí Bác Tâm hồn yên tĩnh giữa trùng khơi Cùng với những cách khai thác các đề tài về Bác Hồ; người dân và người lính anh hùng Xô Viết Nghệ Tĩnh, thì từ lâu, ngòi bút tôi cũng đã cắm vào môi trường tình yêu và văn hoá gia đình. Tuy nhiên, tôi thấy không nên khu biệt một cách máy móc cái gọi là “đề tài đời thường”. Bút lực Hồ Chí Minh đã nói với tôi điều này. Viết gì, thì cảm hứng và tư duy nhà nghệ sĩ cũng bắt nguồn từ cái thế giới “đời” triết lý nhân gian... Ôi biển đời Việt Nam! Những đỉnh sóng chiến công đẫm máu và nước mắt; chói lọi nhân nghĩa và hoà hiếu, đang dội vào hồn tôi tiếng gọi : Đuốc di chúc toả Thăng Long Thơ ơi, góp gió cánh rồng Vạn Xuân”.
NGUYỄN ĐỨC HUỆ
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đức Huệ. Sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950. Quê quán: thôn Bến, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Thanh Xuân, TP Hà Nội. Vào Hội năm 1984. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Xuất thân công nhân. Do tham gia viết báo viết văn được chuyển về làm phóng viên Đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh. Hiện nay là Biên tập viên Website Hội Nhà văn Việt Nam. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Anh thợ tài hoa (tập truyện ngắn, 1982); Thành phố hình trăng khuyết (tiểu thuyết, 1992); Vùng cửa sóng (tiểu thuyết, 2002); Bảo tàng trên biển (truyện vừa viết cho thiếu nhi, 2004); Hai người trền đảo Không Tên (tiểu thuyết, 2006). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất cuộc thi bút ký do Công đoàn xây dựng Việt Nam phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức 1972-1973 cho bút ký Người dẫn đường. Giải ba cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ 1974-1975 với tác phẩm Độ lún. Giải khuyến khích cuộc thi tiểu thuyết và ký do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức 2000-2002. Ba lần giải thưởng Văn nghệ Hạ Long (giải nhất 1985, giải nhì 1995, giải ba 1980) * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Chỉ viết những gì mình thích.
NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Thu Huệ. Sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966. Quê quán: Thanh Phong, Thạnh Phú, Bến Tre. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng phòng phim truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện thường trú tại: Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Vào Hội năm 1996. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sau khi tốt nghiệp đại học, là cán bộ biên tập tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ Văn hóa Thông tin). Sau chuyển sang làm công tác biên kịch, biên tập điện ảnh. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cát đợi (truyện ngắn, 1993); Hậu thiên đường (truyện ngắn, 1994); Phù thủy (truyện ngắn, 1995); 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001); Nào ta cùng lãng quên (truyện ngắn, 2003). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1986 truyện Một khoảng chờ đợi. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội truyện ngắn Hậu thiên đường. Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 tập truyện ngắn Hậu thiên đường. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi luôn coi văn chương là người bạn chung thủy của mình. Tôi thích đọc sách, xem phim, nghe nhạc và đi du lịch. Trong cuộc sống, tôi thích sự bình yên, yêu mẹ, yêu hai con và muốn mọi người hiểu tôi và tôn trọng công việc cũng như sở thích. Đặc biệt sợ những người tốt. Trong sáng tác, tôi không tự thần thánh mình dù đã có những thành tựu nhất định. Tôi viết theo hứng bất chợt, không bao giờ cố ép mình để viết. Tôi được làm công việc tôi yêu thích, đó là làm phim. Từ văn học đến điện ảnh, đó là niềm mê say của tôi. Tôi sẽ “cố gắng” viết được một cái gì đó nếu thấy có hứng. Nếu không thì đành gác bút vậy.
BÙI CÔNG HÙNG
Bút danh khác: HOA LỤC BÌNH Họ và tên khai sinh: Bùi Công Hùng. Sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936. Quê quán: Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Nhà C3, tập thể KHXH , ngõ 35 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội. Tiến sĩ Ngữ văn. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1983. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Dạy học, nghiên cứu phê bình văn học, làm báo. Từng là phó tổng biên tập Tạp chí Văn học, Uỷ viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam (khoá 1983-1988). Từng là Vụ trưởng Vụ Thông tin- Văn hoá kiêm Tổng biên tập Tạp chí Quê hương của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca (nghiên cứu, 1983), Quá trình sáng tạo thơ ca (chuyên luận, 1988); Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại (2001). Viết chung trên 10 cuốn sách. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đã viết bai cuốn sách và nhiều bài nghiên cứu về hình thức nghệ thuật thơ ca, là lĩnh vực còn có thể đi sâu, còn phải tiếp tục nghiên cứu nhiều. Thơ ca Việt Nam hiện đại là miền đất phong phú có thể khai thác nhiều chiều để nghiên cứu. Người làm công tác lý luận phê bình phải có tính chiến đấu thường trực để tham gia đấu tranh tư tưởng, để có nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao và ngăn chặn những khuynh hướng xấu, phản dân tộc, phản nhân dân. Người viết văn, nhất là nghiên cứu văn học phải thường xuyên đọc các tác phẩm văn học trong và ngoài nước. 50 năm qua, hầu như ngày nào tôi cũng đọc sách báo, theo dõi sát các xuất bản phẩm văn học có mặt trong đời sống xã hội. Phải trực tiếp đọc mời có quyền có ý kiến về tác phẩm văn học.
NGUYÊN HÙNG (1927-2005)
Họ và tên khai sinh: Mạc Đăng Thân. Sinh ngày 19 tháng 4 năm 1927. Quê quán: Cao Lãnh, Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Vào Hội năm 1993. Mất năm 2005. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tự học và tham gia viết báo, viết văn (chuyên về tiểu thuyết lịch sử với đề tài quen thuộc là các giáo phái Nam Bộ, các tướng lĩnh Nam Bộ hồi kháng chiến chống Pháp. Từng làm việc ở Sở Văn hoá -Thông tin thành phố Hồ Chí Minh. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người Bình Xuyên (1985, tái bản nhiều lần); Bảy Viễn - Thủ lĩnh Bình Xuyên (2002); Sư thúc Hoà Hảo (1990); Qua bến (1995); Nguyễn Bình- huyền thoại và sự thật (1995, tái bản nhiều lần). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh và báo Công an TP Hồ Chí Minh năm 1995 (tiểu thuyết Nguyễn Bình- huyền thoại và sự thật. Giải thưởng Văn nghệ Sông Bé năm 1995 (tiểu thuyết Qua bến) * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi đi từ báo qua văn nên chọn loại tiểu thuyết tư liệu - lấy vốn sống nhà báo làm mặt mạnh cộng với kho tàng văn học tư liệu thế giới qua sách báo Pháp và Anh, Mỹ cho đầy đủ. Nhà văn phải có sinh ngữ, ít nhất là hai, mới tự nâng nghiệp vụ ngang với chức năng "kỹ sư tâm hồn"được.
NGUYỄN HÙNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Hùng. Sinh năm 1932. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Hoạt động văn học nghệ thuật sớm, chuyên tâm vào thể loại kịch bản sân khấu. Là tác giả của nhiều vở kịch đã được dàn dựng, phản ánh đề tài nông thôn trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đầu sóng ngọn gió (tập kịch).
NGUYỄN THANH HÙNG
Bút danh khác: LIÊM VĨNH, TỪ DUY Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thanh Hùng. Sinh ngày 21 tháng 11 năm 1940. Quê quán: Vĩnh Hoà, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận và phương pháp dạy Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện thường trú tại: 1B Lý Thường Kiệt, Hà Nội Vào Hội năm 1998. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1964: tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1979: Tiến sĩ (Cộng hoà dân chủ Đức) 1987-1988: Thực tập sinh cao cấp tại CHCD Đức. 1991: phó giáo sư. 1996: giáo sư. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Một số vấn đề tập làm văn nghị luận ở cấp II (1994); Văn học và nhân cách (1995); Văn học, tầm nhìn, biến đổi (1996); Hiểu và dạy văn (2002); Đọc và tiếp nhận văn chương (2003); Phương pháp dạy học văn (những vấn đề cập nhật, 2007); Đọc hiểu văn chương trong nhà trường (2007).
PHẠM MẠNH HÙNG (1935-2004)
Bút danh khác: SỰ THẬT, XÂY DỰNG Họ và tên khai sinh: Phạm Mạnh Hùng. Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1935, tại Hà Nội. Quê quán: làng Dị Sử, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1981. Mất năm 2004. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Làm liên lạc cho các cơ quan kháng chiến, rồi làm dược tá phòng quân dược 4 Việt Bắc, dược tá trung đoàn 88, sư đoàn 306, tham gia chiến dịch Biên giới và Trung du. Sau đó được cử sang học ở Khu học xá trung ương. Từ tháng 7-1954: về dạy học ở Phủ Lý và Nam Định. Sau chuyển về Hà Nội chuyên làm công tác dịch thuật. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch trên 50 đầu sách từ bản tiéng Nga, trong đó có: Tôi đã học viết như thế nào? (của M.Góocki); Sapaép (của Phuôcmanốp); Suối thép (của Xêraphimôvích); Giamilia (của Aitmatốp); Tuyển tập Góocki, Rừng Nga, Quy luật của muôn đời, Anh em nhà Karamadốp, Chuyện thường ngày ở huyện, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Máu người không phải là nước lã... * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng dịch văn học 1981-1984 Hội Nhà văn Việt Nam. Giải thưởng dịch văn học M.Goócki năm 1987. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Nghề dịch cần tự do. Phải ở ngoài biên chế mới có thể lao động theo ý nguyện riêng. Tôi làm việc hăng say. Liên Xô có 9 tiểu thuyết được giải Lênin tôi đã dịch 6. Vả lại, ở thập kỷ 50, 60 đồng nhuận bút đáng giá lắm. Bộ Dũng cảm được lĩnh 3400 đồng trong lúc một xe đạp Tiệp Khắc sáng giá nhất thời đó 370 đồng... Giờ đây gặp khó khăn tôi vẫn không thấy phải hối hận gì. Hạng người chỉ chăm chăm làm một nghề, và muốn thật tinh một nghề như tôi chắc ở lĩnh vực nào cũng khó. Dẫu sao vẫn cám ơn công việc dịch. Nó đã cho phép tôi và gia đình sống lương thiện suốt ba mươi năm qua.
PHÙNG NGỌC HÙNG
Họ và tên khai sinh: Phùng Ngọc Hùng. Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1950. Quê quán: Xã Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam. Hiện thường trú tại: 36 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Vinh, học trường bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế Trường chính trị cao cấp (Matxcơva, Nga). Từ 1972-1977: là giáo viên trung học, Phó bí thư, Bí thư tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ 1987-1991: là Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương. Từ 1992-2002: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Từ 2003 đến nay: là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em trung ương. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bé Hương và mèo con (thơ, 1989); May áo cho mèo (thơ, 1992); Khoảng trời thẫm (thơ, 1996); Chùa tiên, giếng tiên (thơ, 1997); Gọi bạn (thơ, 1999); Trẻ em và biển (thơ, 2001). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ viết cho nhi đồng do Trung ương Đoàn và Hội Nhà văn tổ chức năm 1987. Giải thưởng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1989 (giải B cho tập Bé Hương và mèo con). Giải thơ báo Văn nghệ các năm 1990, 1995, 2000. Giải thưởng cuộc thi thơ báo Phụ nữ Việt Nam năm 1995. Giải thưởng cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2001-2002. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ là đời, là nghiệp, là số phận, sang trọng và thủy chung. Thơ trước hết là cho mình...
TẠ KIM HÙNG
Họ và tên khai sinh: Tạ Kim Hùng. Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1934. Quê quán: Khu 4 thị trấn Tiền Hải, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Tổ 17A, phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Vào Hội năm 2002. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1959 vào bộ đội, làm trợ lý văn hoá D9, E238. Năm 1960 về dạy bổ túc văn hoá cho sĩ quan quân đội tại Quân khu Tả Ngạn, rồi tỉnh đội Hải Ninh. 1962 chuyển ngành về Ty Văn hoá Hải Ninh, phụ trách biên tập các tập san Văn nghệ. 1964 tỉnh Quảng Ninh thành lập, về Ty Văn hoá Quảng Ninh, làm biên tập các tập san Văn nghệ. 1969 về Hội Văn nghệ Quảng Ninh, tập tạp chí Người vùng mỏ, báo Văn nghệ Hạ Long và làm Chánh văn phòng Hội Văn nghệ Hạ Long đến khi nghỉ hưu. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dòng suối cũ (tập truyện ngắn); Chú ve chăm học chăm làm (thơ thiếu nhi, 1967); Thảm rượu mật (tập truyện ngắn, 1974); Người đánh trống nước (tập truyện ngắn, 1985); Chuyện đời của Phin (tiểu thuyết, 1994); Phiên toà xử lại (tập truyện ngắn, 1996); Kẻ phản bội ân nhân (tập phóng sự, 1999); Vỡ mộng (tập phóng sự, 2006). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải B, Văn nghệ Hạ Long, tập truyện ngắn Người đánh trống nước, 1986. Giải B, Văn nghệ Hạ Long, tiểu thuyết Chuyện đời của Phin, 1996. Giải nhì Văn nghệ Hạ Long, tập phóng sự Kẻ phản bội ân nhân, 2001. Giải ba, cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn và Tổng cục thống kê với truyện Con số và lương tâm. Giải khuyến khích cuộc thi bút ký, phóng sự do tuần báo Văn nghệ 1996-1997 với phóng sự Thấp thỏm từ đầu nguồn. Giải tư cuộc thi phóng sự, bút ký của tuần báo Văn nghệ 2002-2003 với phóng sự Vết sẹo cùm chân. Giải B cuộc thi viết của Bộ Công an năm 2003 tác phẩm Một giám thị không có thời gian. Giải nhì cuộc thi phóng sự của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội chữ thập đỏ VN, năm 2006 với 2 phóng sự: Chốn trần gian có một lò bát quái, Những con nghiện lột xác thành ông chủ… * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Những mảnh đời bất hạnh, những số phận cần được cứu rỗi và hướng thiện, khiến tôi động tâm, tạo bức xúc cho tôi phải viết về họ hoặc. Họ là mô hình để tôi có cơ sở hư cấu, tái tạo những điển hình về cái thiện thắng cái ác. Phải kết thúc các số phận sao cho, cái thiện thắng cái ác, dù cho cái ác có thế lực lớn và tàn ác đến đâu... để chứng minh Con Người, kết cục vẫn đúng cả nghĩa đen, nghĩa bóng của chữ Nhân.
THẾ HÙNG
Họ và tên khai sinh: Phạm Thế Hùng. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1947. Quê quán: Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện thường trú tại: 23C Tông Đản, Hà Nội. Tiến sĩ mỹ học, nghệ thuật học. Vào Hội năm 2002. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1985-1993: tốt nghiệp Đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội về công tác tại tuần báo Văn nghệ. 1984: giảng dạy ở trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Hiện nay là cán bộ giảng dạy Đại học Quốc gia Hà Nội. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Mưa lá (thơ, 1989); Tím chiều (thơ, 1992); Tuyển tập Thế Hùng 1 (thơ, nhạc, họa, phê bình nghệ thuật, 2001); Thơ tình Thế Hùng (thơ, 2002); Tình khúc mùa hè (nhạc, 1992). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi phiêu linh giữa ranh giới thơ, nhạc, họa. Nhưng niềm đam mê nhất của tôi vẫn là thơ. Tôi làm những bài thơ dễ dàng hơn viết một bản Xônát, một ca khúc hay vẽ một bức tranh. Thơ là thánh địa, là ngôi đền thiêng liêng của tôi.
TRẦN HÙNG
Họ và tên khai sinh: Trần Xuân Hùng. Sinh ngày 4 tháng 12 năm 1957. Quê quán: xã Minh Tân, Phú Xuyên, Hà Tây. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Cao Bằng. Hiện thường trú tại: phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Nhập ngũ năm 1975, công tác trong quân đội hơn 13 năm. Chuyển ngành năm 1987. đã làm một số công việc: Chánh văn phòng Thị uỷ Cao Bằng, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng, hiện làm Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Cao Bằng. Sáng tác văn học từ năm 1979, bài thơ đầu tiên đăng ở báo Tiền phong. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gọi bạn (thơ, 1991); Mơ quê (thơ, 1998). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi cảm thấy không thích hai chữ "nghề văn". Tôi luôn bị ám ảnh về sự tồn tại của con người, ý nghĩa cuộc sống, số phận… Viết về tất cả những điều đó có trở thành nghề được không? Chính tôi cũng không biết.
VĂN CÔNG HÙNG
Bút danh khác: HOÀNG HƯƠNG GIANG Họ và tên khai sinh: Văn Công Hùng. Sinh ngày 19 tháng 5 năm 1958. Quê quán: Điền Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Hiện thường trú tại: 96/4 đường Lê Lợi, thành phố Pleiku, Gia Lai. Vào Hội năm 2001. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hóa. Sau 1975: học Đại học ở Huế. 1981: tốt nghiệp xung phong lên Gia Lai, Kon Tum công tác. Đã làm các công việc: cán bộ Sở Văn hóa- Thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian, phóng viên báo Văn hóa, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, giảng dạy tại trường trung học Văn hóa nghệ thuật Gia Lai... * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Các tập thơ: Bến đợi (1992); Hát rong (1999); Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002); Hoa tường vi trong mưa (2003); Mắt cao nguyên (tản văn và phóng sự, 2006). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhì thơ tỉnh Gia lai năm 1985. Giải C Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2002. Tặng thưởng cuộc thi thơ tạp chí Sông Hương năm 2001-2003. Giải A giải thưởng văn học nghệ thuật Gia Lai lần thứ nhất 2000-2005. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Sáng tác văn chương, xét cho cùng là chắt cái lương tâm mình ra, vừa để “khoe”, vừa để an ủi mình. Những lúc buồn nhất thì... làm thơ. Và kỳ lạ thay, như vậy nỗi buồn lại được thăng hoa thành những thứ vô cùng lãng đãng chả nắm bắt được. Ở đời tôi nghiệm ra, con người rất cần cái trạng huống lãng đáng ấy. Nó giúp cân bằng đời sống. Và vì thế mà thơ cần cho công chúng. Nhà thơ là người thấy được cái điều người khác không thấy, đọc được cái điều người khác không đọc được và viết được nó ra. Người bình thường không làm được việc này… Vì thế mà đời cần nhà thơ.
ĐẶNG THANH HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Đặng Thị Xuân. Sinh ngày 23 tháng 9 năm 1939. Quê quán: Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: B6 khu tập thể Quốc Hội, 217 La Thành, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1985. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1962: Tốt nghiệp Đại học, công tác biên tập, sáng tác tại Vụ nghệ thuật, Bộ Văn hóa thông tin. 1968-1992: Uỷ viên Ban chấp hành, Uỷ viên thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Chánh văn phòng Hội. 1992-2003: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội khóa 9, 10. Uỷ viên Ban chấp hành đảng ủy khối Tư tưởng (khóa 10). Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Kịch: Cái vuốt cọp (1970); Mây (1973); Ngôi sao ban ngày (1973); Bản tình ca màu xanh (1978); Thung lũng tình yêu (1980); Vàng (1985); Khi tình yêu lên tiếng (1990); Niềm hạnh phúc không tên (1990); Đỉnh cao và vực thẳm (1991); Tình xuyên đại dương (1991); Bài ca người mẹ (1995); Bông mai vàng (1995); Đời người giấc mộng (1996); Sắc màu thời gian (2005)… * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba của Bộ Văn hóa-Thông tin và Hội Sân khấu, kịch bản Ngôi sao ban ngày năm 1974. Giải Văn học Hồ Gươm của Hà Nội (1980-1985) vở Ánh sáng trái tim và (1985-1990) vở Niềm hạnh phúc không tên. Huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 vở Vàng. Giải thưởng của Hội Sân khấu Việt Nam năm 1990 và năm 1997. Sắc màu thời gian, giải thưởng của Hội nghệ sỹ Sân khấu VN năm 2004. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật chuyên ngành sân khấu năm 2007. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Chỉ trong sáng tác văn học, tôi mới gửi gấm được những gì mà tôi cảm nhận được trong cuộc sống. Văn học đã giúp tôi tìm được cuộc sống tinh thần, là nơi tôi thu nhỏ xã hội trong một góc nhìn của riêng tôi để phản ánh, miêu tả, mổ xẻ, phân tích, các mẫu người trong cuộc sống. Bởi vai trò con người rất quan trọng, luôn được đặt ở trung tâm của sự phát triển đất nước. Văn học sẽ góp phần giải phóng và hoàn thiện con người, hoàn thiện mối quan hệ giữa con người và con người…
ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG
Bút danh khác: ĐẶNG HỒNG PHONG Họ và tên khai sinh: Đặng Thị Thanh Hương. Sinh ngày 8 tháng 11 năm 1966. Quê quán: Lâm Xuyên, Sơn Dương, Tuyên Quang. Dân tộc: Kinh. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Thư kí toà soạn báo Gia đình và Xã hội. Hiện thường trú tại: D56 An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Vào Hội năm 2006. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng tốt nghiệp Đại học Văn hoá, trường Viết văn Nguyễn Du (khoá V), công tác tại tạp chí Thanh Niên. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cổ tích tình yêu (thơ, 1991); Phiên bản (thơ, 1993); Vọng đêm (thơ, 1997); Những chiều mưa đi qua (truyện ngắn, 1997); Những con ốc chờn ren (thơ, 2003). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tác phẩm tuổi xanh năm 1992; Giải thưởng Liên hiệp VHNT Việt Nam 1993; Giải Hội Nhà báo Việt Nam 1997. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tôi nghề Văn là một nghề đầy khổ ải, lúc nào cũng phải sống tới tận cùng, những day dứt và trăn trở trong cuộc sống thường nhật được giãi bày trong văn chương giống như một sự giải toả. Mỗi bài thơ một truyện ngắn là một nỗi niềm mà ở đó chính là số phận của Nhà văn. Văn chương giúp tôi thanh lọc những ý nghĩ tăm tối về cuộc đời. Khi viết tôi cảm thấy mình như được tiếp thêm nghị lực sống. Nhưng cái ngày mai viết ra phải hay hơn ngày hôm qua thì đó chính là sự khổ ải của những kiếm tìm. Và trong sự kiếm tìm ấy lại nẩy sinh niềm hi vọng.
MAI HƯƠNG
Bút danh khác: HƯƠNG MAI, HOÀI HƯƠNG Họ và tên khai sinh: Mai Thị Bội Thương. Sinh ngày 9 tháng 6 năm 1949. Quê quán: Yên Khang, Ý Yên, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: quận Ba Đình, Hà Nội. Vào Hội năm 2001. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1970 tốt nghiệp Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 1970-1981: Cán bộ nghiên cứu Ban Văn học Việt Nam hiện đại, Viện Văn học. 1982-1986: nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp Leipzig (CHDC Đức). Từ 1986 đến nay: tiếp tục công tác tại Ban Văn học Việt Nam hiện đại, Viện Văn học. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Ngô Tất Tố với chúng ta (biên soạn, 1994); Nữ văn sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (nghiên cứu, tuyển chọn, 1997); Văn học - một cách nhìn (nghiên cứu, 1999); Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc (biên soạn, 2000); Toàn tập Nguyễn Minh Châu (4 tập, biên soạn, giới thiệu, 2000); Toàn tập Phan Tứ (4 tập, biên soạn, giới thiệu, 2002). Biên soạn sách chuyên đề về các tác giả: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Tú Mỡ, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Nhất Linh, Khái Hưng, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nguyễn Minh Châu. Đồng tác giả các công trình nghiên cứu: Tố Hữu - nhà thơ cách mạng (1978); Nhà thơ Việt Nam hiện đại (1984); Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam (1988); Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam (1988); Nghệ Tĩnh- gương mặt nhà văn hiện đại (1990); Nguyễn Huy Tưởng- một sự nghiệp chưa kết thúc (1992); Nhà văn Vũ Ngọc Phan (1995); Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1996); Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (2000); Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (2001); Từ điển tác gia văn học Việt Nam (2003); và đồng soạn giả các công trình: Cách mạng, kháng chiến và đời sống văn học (1986); Nhà văn hiện đại Việt Nam (1997); Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX (4 tập 2002); Giải thưởng Hồ Chí Minh - Nhà văn và tác phẩm (2001).
QUẾ HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Hoàng Thị Hương. Sinh ngày 19 tháng 1 năm 1950. Quê quán: thành phố Huế. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: Lô 24 khu Lâm đặc sản Hoà Cường, thành phố Đà Nẵng. Vào Hội năm 2006. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Vốn là giáo viên văn trường THPT. Nghỉ hưu từ 1989. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: gồm các tập truyện ngắn: Đôi chân biết khóc (1994); Quán Búp Bê (1996); Thư gửi thời gian (1998); Bí đỏ (2001); Đám cưới cỏ (2004); 27 truyện ngắn Quế Hương (2004). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997. Giải nhất cuộc thi sáng tác văn học Vì trẻ em do Uỷ ban BVBMTE Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trao năm 2000-2001. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tác phẩm là giấc mơ cuộc đời trên giấy. Ở đó mọi thứ dù tầm thường nhất cũng có thể "bay" bởi phép lạ của ngôn từ, chiều sâu của tư tưởng và khát vọng của người viết. Nhà văn là kẻ tái tạo cuộc sống chứ không là kẻ phản ánh cuộc sống. Họ đào đục, khai thác những tầng vỉa sâu thẳm, khuất lấp nhất của kiếp nhân sinh để được ngọc, kim cương và cả cát bụi, rác rưởi. Trong sáng tác, sự tưởng tượng và sự thông minh của cảm xúc còn quan trọng hơn cả kiến thức và hiện thực. Với tôi, một tác phẩm hay phải là sự hoà quyện giữa hiện thực và triết lí sâu thẳm, lọc qua ánh sáng nhân văn, thể hiện bằng sự kì diệu của ngôn từ. Với tôi, văn chương là thứ hương hoa của tâm hồn gửi đến tâm hồn. Hoa nào toả hương đó.
THANH HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Thị Thanh Hương. Sinh ngày 15 tháng 3 năm 1929. Quê quán: Cửa Lò, Nghi Lộc, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Tập thể Hội đồng Chính phủ, Vạn Bảo, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia cách mạng tháng 3/1945. Uỷ viên thường vụ Việt Minh Huế, Uỷ viên thường vụ Phụ nữ cứu quốc Huế. Trưởng ban nữ thanh niên Việt Nam Liên khu IV. Từ tháng 3/1955: làm báo Phụ nữ Việt Nam. Từ 1978-1988: Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nữ dân công (in chung); Quán nhỏ (truyện ngắn, 1958); Cô Tím (truyện ngắn, 1965); Vẻ đẹp (truyện ngắn, 1979); Hạnh phúc (in chung, 1983); Truyện bé Lan (truyện thiếu nhi, 1980); Điều kỳ lạ của tình yêu (truyện ngắn, 2002); Hồi ức tình yêu (viết chung với Vũ Tú Nam 2001); Câu chuyện bên hồ (truyện ngắn, 2005). Ngoài ra đã in 6 tập sách: Trò chuyện trao đổi về đề tài hôn nhân và gia đình (từ 1993 đến 2002). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải ba báo Văn học 1963 (truyện ngắn Thu). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn không phải là một nghề giống như nhiều nghề khác, chỉ cần tinh luyện, nắm vững kỹ thuật là có thể thành công được. Văn chương đòi hỏi vốn sống và trên hết là trí tuệ và tâm hồn người viết. Không ở đâu người ta đòi hỏi lòng nhân ái (tình yêu con người) cao như trong văn chương. Văn học phải góp phần làm đẹp tâm hồn người đọc.
TRẦM HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Bùi Thị Thủy. Sinh ngày 24 tháng 3 năm 1963. Quê quán: xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Chuyên viên Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. . Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1996. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học, là kỹ sư trồng trọt; Cử nhân ngành đạo diễn Điện ảnh, thạc sĩ báo chí. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thị trấn không đèn (tiểu thuyết, 1990); Hoa lửa (thơ, 1993); Người đẹp Tây Đô (tiểu thuyết, 1996); Nhân ảnh (truyện dài, 1997); Nắng quái (tiểu thuyết, 1998); Cổ tích cho con (truyện ngắn, 2002); Đêm trắng của Đức Giáo Tông (tiểu thuyết, 2002); Mẹ (tập truyện ký, 2002); Người đàn bà trong thu tím (tập truyện ngắn); Hoa kèo nèo tím biếc (tập truyện ngắn, 2005). Và nhiều kịch bản phim truyện: Lời thề, Biệt ly trắng, Người đẹp Tây Đô (16 tập). Nhiều kịch bản phim tài liệu: Những cánh hoa ngược dòng, Anh hùng Tạ Thị Kiều, Đêm trắng Vĩnh Lộc, Người mẹ, Cuộc hội ngộ sau 35 năm, Những bông hoa bất tử.... * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994. Giải thưởng tiểu thuyết do Bộ Công an và Hội Nhà văn tổ chức năm 2000. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Có được giải thưởng, nhà văn rất vui, rất hạnh phúc nhưng phần thưởng lớn nhất của tôi là lòng yêu mến của bạn đọc. Khi ngòi bút mang lại công bằng, an ủi cho những số phận bị lãng quên tôi thấy mình hạnh phúc hơn mọi giải thưởng văn học được trao tặng. Thực tế cho tôi bài học rằng, nếu như khởi đầu trang viết bằng tấm lòng trong sáng, nồng nhiệt; nhà văn được cuộc đời đền bù xứng đáng. Như cuộc sống nhà văn không chỉ cần sự nồng nhiệt, lãng mạn mà còn phải dũng cảm để hành động. Từ ý tưởng đến trang sách đôi khi là khoảng cách xa vạn dặm, không tới được. Để có tác phẩm, nhà văn phải vượt qua hoàn cảnh của chính mình.
TRẦN THIÊN HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Trần Thị Tuyết Minh. Sinh ngày 18 tháng 9 năm 1952. Quê quán: xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng ban biên tập nhà xuất bản Kim Đồng. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Vào Hội năm 1996. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học Xuất Bản năm 1973. Cử nhân văn học. Từ 1973 đến nay làm biên tập sách văn học cho thiếu nhi tại nhà xuất bản Kim Đồng. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Bông hoa móng rồng (tập truyện, 1983), Người đi vào hang sói (truyện ký, 1985, tái bản 2006), Những quả duối vàng (tập truyện, 1989), Bây giờ bạn ở đâu (tập truyện, 1992), Chuyện tình của người mù (tập truyện ngắn, 1993), Cỏ may ngày xưa (tập truyện, 1994, tái bản 2000, 2004, 2006). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải C - Giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1989 (tập truyện Những quả duối vàng). - Giải B - Giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn 1992 (tập truyện Bây giờ bạn ở đâu). - Giải khuyến khích của Nhà xuất bản Hà Nội 1993 (tập truyện Chuyện tình của người mù). - Tặng thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn 1994-1995 (tập truyện Cỏ may ngày xưa). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Khi viết truyện cho trẻ em (và cả khi thi thoảng viết truyện ngắn để người lớn đọc) tôi luôn có một mong ước: làm sao để có được sự cảm thông, chia sẻ giữa mọi số phận người, đặc biệt là ở những đứa trẻ! Nếu người ta không còn vô cảm, cuộc sống sẽ dễ chịu biết bao nhiêu... Có lẽ vì thế tôi luôn viết bằng cảm xúc, không bằng trí thông minh. Điều này có cái hay và có cái dở. Nhưng tôi là người luôn bằng lòng với những gì Trời cho mình thôi.
TRƯƠNG NAM HƯƠNG
Họ và tên khai sinh: Trương Nam Hương. Sinh ngày 23 tháng 10 năm 1963. Quê quán: thành phố Huế. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, từng biên tập sách ở nhà xuất bản Công an nhân dân, báo An ninh Thế giới. Hiện là Uỷ viên BCH, Phó chủ tịch Hội đồng Thơ, Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Khúc hát người xa xứ (thơ, 1990), Có tuổi hai mươi (thơ, 1992), Hè phố tuổi thơ (truyện dài, 1992), Ban mai xanh (thơ, 1995), Ngoảnh lại tháng năm (thơ, 1995), Thơ tình Trương Nam Hương (1996); Viết tặng những mùa xưa (thơ, 1999); Trương Nam Hương- Thơ với tuổi thơ (thơ, 2005). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: - Giải B (không có giải A) cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ quân đội 1989-1990, với chùm bài Cánh rừng ngày ấy, Nhớ mẹ, Làng quan họ. - Giải thưởng Hội Nhà văn 1991, tập thơ Khúc hát người xa xứ. - Giải 20 năm văn học của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, (1975-1995). - Tặng phẩm của Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam 1996, tập thơ Ban Mai Xanh. Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000 cho tập thơ Viết tặng những mùa xưa (thơ, 1999). Gương mặt văn học 30 năm TP HCM do UBND TPHCM trao tặng (1975-2005). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Với tôi, văn chương là một nghề đầy nhọc nhằn và bất trắc vì nó chẳng hề hứa hẹn một sự vinh quang nào với người viết cả. Trong biết bao những run rủn của cuộc đời, tôi đã đến với thơ như một số phận. Tôi đến - thực ra tôi về lại với mình, gọi tìm mình khỏi lạc trong muôn nỗi ngổn ngang, bộn bề những điều Thiện - Ác. Câu thơ tôi sinh thành tử nỗi cô đơn để an ủi những điều bất hạnh…
LÊ HƯỜNG
Bút danh khác: LÊ CHÍ HƯỜNG Họ và tên khai sinh: Lê Hường. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1940. Quê quán: Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 821, Lê Thánh Tông, Tp Hạ Long, Quảng Ninh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2002. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoá III Trường viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam và lớp báo chí xuất bản tại Liên Xô. Có thời gian là cán bộ văn hoá quần chúng ở ngành lâm nghiệp, sau được điều động về làm công tác quản lý Nhà xuất bản và Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Đã qua các chức danh, Phó tổng thư ký Hội, Phó giám đốc nhà xuất bản, Phó Chủ tịch Hội, Chủ tịch Hội - Tổng biên tập báo Văn nghệ Hạ Long. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Những cây sao đen (truyện ngắn, 1977); Mùa cây nẩy lộc (truyện ngắn, 1985); Đêm trăng mùa quả chín (thơ, 1990); Ngọn đèn trước gió (truyện ngắn, 2000); Sương nắng (thơ, 2001); Gõ cửa nhân gian (thơ, 2004). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Hai lần Giải Ba về thơ Tình rừng và truyện ngắn Tuyến đường nam cuộc thi của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng cục lâm nghiệp phối hợp tổ chức năm 1967 và năm 1976. Từ năm 1980 đến năm 2000 hai lần đoạt giải Nhì, một lần giải Ba - Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long của UBND tỉnh Quảng Ninh, 5 năm trao một lần, cho tập thơ Đêm trăng mùa quả chín, tập truyện ngắn Mùa cây nẩy lộc và tập truyện ngắn Ngọn đèn trước gió. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Một ngày và một đời người. Vừa mới buổi sáng, chớp mắt đã xế chiều. Có biết bao nỗi lo toan, nhọc nhằn và ước mơ đeo đuổi. Viết được một câu thơ hay, một câu văn hay đã khó. Viết được một bài thơ hay, một truyện ngắn hay còn khó bội phần. Nhưng không vì thế mà nhà văn chùn tay, lỏng bút. Mình tự rèn mình, động trí, động tâm, gắn bó chân thực với xã hội, với nhân dân “đãi cát tìm chữ”, để có được những trang viết lấp lánh hơi thở của cuộc sống, của thời đại.
DƯƠNG HƯỚNG
Họ và tên khai sinh: Dương Hướng. Sinh ngày 8 tháng 7 năm 1949. Quê quán: Thôn An Lệnh, xã Thuỵ Liên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Kiểm tra viên trung cấp Hải quan, Cục Hải quan Quảng Ninh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1991 * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1965, tình nguyện đi công nhân quốc phòng, từng qua trường kỹ thuật tàu thuỷ, vào bộ đội công tác và chiến đấu trong chiến trường khu IV, chiến trường miền Nam những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện đang công tác tại Cục Hải quan Quảng Ninh. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Gót Son (tập truyện, 1989); Bến không chồng (tiểu thuyết, 1990); Trần gian đời người (tiểu thuyết, 1991); Người đàn bà trên bãi tắm (tập truyện, 1995); Tác phẩm chọn lọc Dương Hướng (1997); Bóng đêm và mặt trời ,tuyển chọn của Dương Hướng, 1998. * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn nghệ quân đội: tác phẩm Đêm trăng (1991). Giải thưởng Hạ Long Bến không chồng, 1986-1990. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam Bến không chồng, 1991. Giải thưởng Hội Văn nghệ Hạ Long: Người đàn bà trên bãi tắm, 1996. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Viết văn vừa là niềm đam mê vừa là nỗi ám ảnh suốt đời tôi. Có một phóng viên hỏi tôi: “Nhà văn quan tâm tới vấn đề gì nhất trong cuộc sống?”, tôi trả lời: “Tôi hay nghĩ tới cái chết. Phải là người dũng cảm mới dám nhìn thẳng vào cái chết. Trong chiến trường, đồng đội của tôi nói tới cái chết nhẹ tênh. Cần phải nghiêm túc nghĩ cho thấu đáo về cái chết để mà sống. Đã từ lâu, tôi thấy rõ mình đang từng giờ, từng ngày tự huỷ hoại cả tinh thần lẫn thể xác của chính mình. Nhưng chính tôi lại thấy rõ hơn ai hết, trong cái chết đi của mình có gì đó vẫn đang lấp lánh hồi sinh, mỗi ngày một sáng rõ hơn, thấu đáo hơn và tinh tế hơn trong cuộc sống. Tôi nghĩ mình viết được có lẽ nhờ những bức xúc, những va đập cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ chết dần chết mòn rồi lại tự sống lại, tự hồi sinh lại viết. Viết để tự giải toả cho chính mình”
TRỌNG HỨA (1922-1993)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Trọng Hứa. Sinh ngày 15 tháng 9 năm 1922. Quê quán: làng Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 1957. Mất ngày 2 tháng 12 năm 1993. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đỗ Thành chung, ở lại Hà Nội, học đàn và sống nhờ bạn bè. Kháng chiến, vào bộ đội lên Việt Bắc, sau chuyển về Hội Văn nghệ cùng làm việc với Nam Cao, Tô Hoài, từng làm báo Văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp. Sau tiếp quản thủ đô, vẫn tiếp tục hoạt động ở Hội Văn nghệ, chuyển sang phụ trách phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi lại về làm Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Quê ta (tập truyện, 1954); Ngã ba cuối phố (tập truyện); Ngã ba ngã tư (tập truyện). * ...Trọng Hứa viết không nhiều, nhưng đọc thì thiên kinh vạn quyển. Ngày nay vẫn miệt mài, cặm cụi sách đèn thế. Lắm lúc bực mình, tôi bảo: Đọc mãi làm gì! Trọng Hứa hiền lành, nhỏ nhẹ: - thành tật mất rồi. Thường buổi sáng chỉ đạm bạc chén nước chè, phong lưu đôi chút thì tách cà phê. Nhưng không chịu được đói rách. Trọng Hứa viết ít, mà kỹ. Hồi viết truyện Gợi khổ về sau in trong tập Quê ta, người có trách nhiệm đánh giá cao truyện Gợi khổ, nhưng tôi thì tôi thấy ruộng đất hay đồng chiêm không phải là Trọng Hứa. Trọng Hứa không a dua thời thượng được. Trọng Hứa chỉ viết cái gì là Trọng Hứa. Hai tập truyện ngắn Ngã ba cuối phố (nhà xuất bản Hà Nội) và Ngã ba ngã tư (nhà xuất bản Tác phẩm mới) mới thật là Trọng Hứa. Trọng Hứa người phường phố. Nhân vật của Trọng Hứa trong hành động, trong tư tưởng, trong thiết lý, con người giữa phố xá như tác giả, là tác giả... (Tô Hoài, Trọng Hứa - Đây gió trong rừng).
ĐẶNG VƯƠNG HƯNG
Họ và tên khai sinh: Đặng Vương Hưng. Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1958. Quê quán: xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: hiện là cán bộ Nxb Công an nhân dân. Hiện thường trú tại: 44/40 Võ Thị Sáu, Hà Bà Trưng, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2000. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng là bộ đội làm nhiệm vụ tại biên giới phía Bắc, phóng viên báo Quân khu I, biên tập viên Nxb Công an nhân dân; biên tập viên phóng viên báo An ninh Thế giới, Văn hoá Văn nghệ Công an. Từng là Phó Tổng biên tập báo Công an nhân dân (chịu trách nhiệm nội dung chuyên đề Văn nghệ Công an). Đã học trường viết văn Nguyễn Du khoá 3, cử nhân luật, tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1976. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Người bạn gái (tập truyện ngắn, 2 tác giả, 1980); Đang yêu (thơ, 1988); Đêm ma trơi (truyện vừa, 1989); Tin đồn (tiểu thuyết, 1991); Viên ngọc kỳ diệu (truyện cho thiếu nhi, 1992); Dâng hiến (thơ, 1993); Thời tôi mang áo lính (thơ, 1994); Lửa thức (thơ cho thiếu nhi, 1996); Gửi người trong mơ (thơ, 1997); Chạy trốn và mất tích (phóng sự và tư liệu, 2000); Học quên để nhớ (thơ lục bát và lời bình, 2001, 2003 đã tái bản tới lần thứ 5); Nếu tôi là tỷ phú (tạp văn chọn lọc, 2003, tái bản lần thứ 2); Đa tài và đa tình (chuyện làng văn nghệ, 2005); Những lá thư thời chiến việt Nam (tư liệu, 2005). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải A (duy nhất) Cuộc vận động sáng tác Văn-Thơ và Ca khúc cho thanh niên (do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, 1981-1983). Giải B (không có giải A) Cuộc thi thơ Cao Bằng (1979-1984). Tặng phẩm thơ hay của tạp chí Văn nghệ quân đội, 1985. Giải Báo chí toàn quốc năm 2000 (ghi chép Có một nàng dâu Nga bán bia hơi ở vùng than). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Là một trong những thứ nghề mà trong muôn loài, tạo hoá chỉ ban riêng cho con người. Nếu ai muốn làm giàu thì đừng dại dột mà chọn nghề này. Nếu muốn kiếm sống thì chỉ vạn bất đắc dĩ. Không ai làm hộ được ai. Đã dấn thân vào là phải chấp nhận sự dằn vặt và đau khổ tới suốt đời. Hạnh phúc của nhà văn chính là sự đồng cảm buồn vui của bạn đọc. Và chỉ bạn đọc mới có quyền quyết định sự sống chết của một tác phẩm. Muốn sáng tác thì phải khám phá xã hội và khám phá chính mình. Muốn vinh quang, nhà văn phải hiểu được thế nào là cay đắng.
NGUYỄN XUÂN HƯNG
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Xuân Hưng. Sinh ngày 11 tháng 5 năm 1959. Quê quán: thị trấn Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó giám đốc Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện thường trú tại: nhà số 6, ngõ 33/3 phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2004. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Bộ đội Hải quân (1980-1984). Kỹ sư nhà máy thuỷ tinh Hải Phòng (1984-1996). Làm báo Đầu tư, Diễn đàn doanh nghiệp (1996-2006). Hiện nay làm phim. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nhân bản và 9 đôi truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000); Muối đắng (tập truyện ngắn, 2001); Người đàn ông bé nhỏ (tập truyện ngắn, 2004); Vườn An Lạc (tiểu thuyết); An lạc dưới trời (tiểu thuyết, 2005); Bí quyết Sài Gòn (tiểu thuyết, 2006). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải khuyến khích cuộc thi Truyện mi ni, báo Thế giới mới, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức. Giải nhất cuộc thi Chân dung người lao động, báo Người lao động và báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức. Giải nhì cuộc thi viết truyện cho thanh thiếu niên do Nxb Giáo dục và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Giải B cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam.
TRẦN BẢO HƯNG
Bút danh khác: HUỲNH BẢO TRÂN Họ và tên khai sinh: Trần Bảo Hưng. Sinh ngày 26 tháng 6 năm 1948. Quê quán: Yên Dương, Ý Yên, Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 66 Bà Triệu, Hà Nội. Vào Hội năm 1994. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Năm 1966 tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội về công tác ở Thông tấn xã Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ năm 1984 chuyên làm báo, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, khoá 6. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hát Dô, hát chèo tàu (viết chung, 1978), Chuyện dân gian sưu tầm ở Hải Hưng (viết chung,1983), Bài ca Điện Biên (tập thơ sưu tầm, tuyển chọn giới thiệu, 1984), Thai nghén tác phẩm (viết chung, 1995); Tác phẩm và dư luận (in chung, 1998). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Tặng thưởng về lý luận phê bình do tạp chí Văn nghệ quân đội trao năm 1978 và 1986. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Cũng như không ít người, lúc đầu tôi đến với văn học bằng sự say mê sáng tác, nhưng sau đó đã nhanh chóng nhận ra mình chỉ hợp tạng với Lý luận phê bình và khởi đầu của tôi lại là văn nghệ dân gian, sau đó mới chuyển sang văn học hiện đại... Từ 1984 đến nay tôi chuyển sang làm báo. Do làm báo được đi nhiều, viết nhiều, được cái bề rộng nhưng lại mất đi chiều sâu... Công việc làm báo ngoài mặt thuận lợi lại “kỵ” với nghề văn - nhất là lý luận phê bình. Nghề báo thời hiện đại vắt kiệt sức lực người làm văn và nếu không có bản lĩnh còn bị nó làm biến dạng. Đóng góp của tôi đối với văn học chưa nhiều, ngoài mấy quyển sách đã xuất bản. Có lẽ phần đáng kể nhất là bảy, tám trăm bài báo đã viết và đăng rải rác trên vài chục tờ báo và tạp chí. Bây giờ sách vở ra nhiều, có lúc hỗn độn, không có tiền để mua, không có thời gian để đọc, nhiều lúc cũng hoang mang trong thẩm định. Ước gì có tổ chức hội của những người phê bình để có thể cống hiến được nhiều hơn, giúp nhau được nhiều hơn!.
CHÍNH HỮU
Họ và tên khai sinh: Trần Đình Đắc. Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926. Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: Nhà số 10, 34A Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1957. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Đầu 1945: tham gia Việt Minh. Tháng 12/1946: tham gia quân đội tại Trung đoàn Thủ đô. Chính trị viên Đại đội (chiến dịch Việt Bắc 1947). Phó trưởng Ban Văn nghệ quân đội (1949-1952). Chính trị viên tiểu đoàn tại Sư đoàn 308 (chiến dịch Điện Biên Phủ). Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục chính trị (1970-1983). Chuyển ngành làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (khóa III), Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa IV). * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đầu súng trăng treo (thơ, 1966, 1972, 1984); Thơ Chính Hữu (1997). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt II, năm 2000. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang... Tôi học tập các nhà thơ phương Đông khi họ nói: Phải kết hợp “xảo” (Kỹ thuật tinh vi) với “Phác” (mộc mạc, giản dị). Tôi học tập Bôđơle khi ông khuyên “Mỗi nhà thơ phải là một nhà phê bình” (của chính mình). Và khi ông sáng tác với một sự “chậm rãi minh triết”. Tôi không thấy có sự cần thiết phải làm nhiều, làm nhanh để làm ẩu. Tôi tự xác định mình chỉ nên là, và chỉ có thể là một người làm thơ nghiệp dư, để có thể tự do. Để tự do chỉ viết những điều nội tâm mình thôi thúc phải viết và tự do hủy bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý.
TỐ HỮU (1920-2002)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành. Sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920. Quê quán: làng Phù Lai nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 19-12-2002 tại Hà Nội. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937-1938. Tháng 4 - 1939 bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3-1942, vượt ngục Đac Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945. Nguyên là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng (1951), Uỷ viên Ban Bí thư (từ 1958-1980), Uỷ viên Bộ Chính trị (từ 1976-1986), Trưởng ban tuyên huấn, khoa giáo, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất (1974-1975). Phó Thủ tướng Chính phủ. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (Thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn hoá nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ Việt Bắc). Giải thưởng về văn học Hồ Chí Minh (1996). Giải thưởng văn học ASEAN (1996). Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật (đợt 1, 1996) * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: "Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ, cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi : “Trăm năm duyên kiếp : Đảng và Thơ”.
VŨ THỊ HUYỀN
Bút danh khác: HOÀI THƯƠNG Họ và tên khai sinh: Vũ Thị Huyền. Sinh ngày 18 tháng 7 năm 1964. Quê quán: Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Nội trợ. Hiện thường trú tại: 72 đường Đình Đông, phường Đông Hải, quận Lê Chân, Hải Phòng. Vào Hội năm 2001. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Ở nhà bán Cà phê, tự học, đọc, trau dồi kiến thức. Bắt đầu viết từ khi học phổ thông. Năm 1990 mới được “xuất hiện” lần đầu tiên trên báo Văn nghệ với bài thơ Xuân chưa thành. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Cửa sổ và cơn giông (thơ, 1997); Hoa cải ngồng trong mưa (thơ, 2001). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất tác phẩm tuổi xanh báo Tiền phong năm 1993. Giải tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1999. Giải tạp chí Sông Hương năm 2003. Năm giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm của thành phố Hải Phòng các năm 1993, 1994, 1995, 1997, 2004. Hai giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (1997, 2001). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: "Nghề văn" là một "nghề" có nhiều định nghĩa nhất. Ứng với mỗi tác giả. Suy nghĩ về nghề văn trong tôi luôn thay đổi theo từng giai đoạn. Khi 20 tuổi, tôi nghĩ "dễ". Giờ 40 tuổi lại nghĩ " khó". Một suy nghĩ rất khó trả lời chính xác về- một- "cái nghề"- mà -mình -nặng lòng.
ĐOÀN TỬ HUYẾN
Bút danh khác: NAM HỒNG, HUYỀN LI Họ và tên khai sinh: Đoàn Tử Huyến. Sinh ngày 27 tháng 12 năm 1952. Quê quán: xã Đức Hòa, sau chuyển lên ở Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1989. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp đại học Tổng hợp khoa Ngữ văn ở Liên Xô, về làm giảng viên văn học Nga trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Từ năm 1983: chuyển làm biên tập viên văn học nhà xuất bản Lao động. Từng là Uỷ viên Hội đồng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam (1995-2005), Phó tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài (1996-1998), hiện là Chủ tịch Hội đồng văn học nước ngoài Hội Nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Dịch và biên soạn khoảng bốn chục đầu sách, trong đó có: Tiếng gọi vĩnh cửu (tiểu thuyết của Ivanov, 1986, tái bản 1999); Kỳ lạ thế đấy cuộc đời này (tiểu thuyết của D. Granin, 1986, 2004); Nguyệt thực (tiểu thuyết của V. Tendriacov, 1986); Sáu mươi ngọn nến (truyện vừa của V. Tendriacov, 1987, 2005); Trò chơi (tiểu thuyết của Bondarev, 1987, dịch chung); Trái tim chó (tiểu thuyết của M.Bungacov, 1988, 1997, 2004); Bố già (tiểu thuyết M.Puzo, 1987, dịch chung với Trịnh Huy Ninh, 1987); Nhật ký vũ trụ của Ion Lặng Lẽ (truyện giả tưởng của S.Lem, 1988); Nghệ nhân và Margarita (tiểu thuyết của M.Bungacov, 1988, 2004); Truyện vừa và truyện ngắn A. Kuprin (1994); Đêm sau lễ ra trường (truyện vừa của A.Tendriacov, 1994); Và hòn đá ấy trở thành Đấng Cứu Thế (tiểu thuyết của O. Silva, 1997): Những ý nghĩ vụt hiện (cách ngôn của L. Les, 2004); Hải âu Jonathan Livingston (tiểu thuyết của R. Bach, 2004). Và chủ biên nhiều cuốn khác. * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Nghệ nhân và Magarita (tiểu thuyết Bungacov) Giải thưởng văn học dịch Hội Nhà văn 1990-1991, Tặng thưởng tạp chí Văn nghệ quân đội. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Dịch sách phải là một nghề chuyên nghiệp và là một nghệ thuật. Chẳng thế mà người ta gọi nó là dịch thuật. Nhưng hiện nay đội ngũ dịch thuật của ta không chuyên, tự phát, manh mún, như báo chí đã nói nhiều, trước hết là không có bất kỳ một cơ sở đào tạo nào chuyên về dịch văn học cả. Những người học ngoại ngữ có học dịch chủ yếu là làm phiên dịch, cùng lắm là công tác biên dịch, còn chuyên về dịch sách, nhất là dịch sách văn học, thì không có. Rồi nữa, công xá cho người dịch văn học thấp lắm. Một phiên dịch giỏi, ngồi dịch cabine ở các hội nghị, một giờ làm việc có thể kiếm được cả trăm đô la, trong khi đó ngồi dịch một trang sách văn học chỉ có giá khoảng một vài chục ngàn đồng. Hơn nữa lại không có bất kì một hình thức đầu tư, khuyến khích vật chất đối với những người dịch sách. Bởi vậy, chất lượng các bản dịch văn học của ta hiện nay kém là chuyện dễ hiểu.
HÀ NGUYÊN HUYẾN
Bút danh khác: NGUYÊN HÀ Họ và tên khai sinh: Hà Nguyên Huyến. Sinh ngày 23 tháng 2 năm 1958. Quê quán: xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Dân tộc: KinhTôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Ban văn - Báo Văn nghệ. Hiện thường trú tại: xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Tây. Vào Hội năm 2003. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1980-1985 học Đại học, sau đó về công tác tại UBND huyện Ba Vì, Hà Tây. Sau về sản xuất ở gia đình. Năm 1998, về công tác tại Hội VHNT tỉnh Hà Tây, là biên tập viên văn xuôi và theo dõi phong trào văn xuôi của tỉnh. 2002 công tác tại Ban văn của Nxb Thanh niên. 2003 về công tác tại báo Văn nghệ. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Lá thuốc dấu (tập truyện ngắn, 1999); Thung mơ (tập truyện ngắn, 2000); Tiếng đất (truyện vừa, 2002); Đất qua lửa (tập truyện ngắn, 2004); Nơi bắt đầu tuổi thơ (truyện vừa). * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1998-2000. Giải thưởng cuộc thi sáng tác Văn học cho thiếu niên nhi đồng- Nxb Trẻ. Giải thưởng văn học Nguyễn Trãi- Hội VHNT Hà Tây. Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn Hội VHNT Hà Tây 2001. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Các tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi nó chân thật, sự chân thật càng tiệm cận đời sống thì sự thành công của tác phẩm càng cao. Thử thách lớn nhất đối với nhà văn có lẽ là phải đối mặt với đời sống. Đời sống là vô hạn mà nhà văn luôn luôn và bao giờ cũng chỉ là một hữu hạn. Phải chăng đó là một thử thách nghiệt ngã nhất đối với một người tự nguyện cầm bút.
DƯƠNG HUY
Bút danh khác: BÚT PHÊ, HUỲNH CƯƠNG Họ và tên khai sinh: Phan Duy Hương. Sinh ngày 1 tháng 1 năm 1939. Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: 196 Phong Định Cảng, thành phố Vinh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1993. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1961 - 1987 phóng viên báo Nghệ An, tham gia BCH Hội Văn nghệ Nghệ An và Hội Nhà báo Nghệ Tĩnh, 1987-2001 là Phó Chủ tịch thường trực, quyền Chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Nghệ An, Tổng biên tập tạp chí Sông Lam. Hiện nghỉ hưu tham gia Ban liên lạc Văn nghệ sĩ thành phố Vinh và… làm thơ. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Chùm nhãn ngọt (thơ, 1984); Nhảy phắt một cái (thơ trào phúng, 1986); Xoè cụp xoè (thơ trào phúng, 1989); Số không tinh nghịch (thơ thiếu nhi, 1992); Bà ngồi bà lắc (thơ trào phúng, 1993); Tiệm chỉnh hình công chức (tiểu phẩm 1994); Đá bóng trong nhà (thơ thiếu nhi, 2002); Oai ra phết (thơ trào phúng, 2004); Từ hiệp sĩ đến con chuột nhắt (tiểu phẩm 1998); Ba con chuột (thơ thiếu nhi, 2006)… * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải nhất thơ trào phúng báo Văn nghệ, (1983), Giải thưởng Hồ Xuân Hương (loại B) của UBNDNghệ An cho các tập thơ thiếu nhi Tuổi ở đâu và Đá bóng trong nhà. * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Tôi chuyên viết về thể loại trào phúng (thơ, tiểu phẩm) và thơ cho thiếu nhi với mục đích dùng ngòi bút của mình góp phần nhỏ bé vào việc phê phán các hiện tượng lỗi thời, tiêu cực cản trở sự tiến bộ xã hội, hoàn thiện con người hướng tới Chân Thiện Mỹ và giáo dục các cháu. Theo tôi, nhà văn cần có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật với tầm mắt của một nhân cách lớn và một cá tính mạnh, đồng thời phải có trách nhiệm cao đối với “sản phẩm” mình làm ra và đưa tới bạn đọc, không chấp nhận loại “hàng nhái” , “hàng thứ phẩm”... Cuộc sống vô cùng, năng lực nhà văn có hạn. Vì vậy việc thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao tư tưởng đạo đức, bồi đắp nếp sống, trau dồi nghề nghiệp với khát khao khám phá và lòng say mê sáng tạo mới giúp nhà văn khỏi bị cuộc sống và bạn đọc vượt qua.
QUANG HUY
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Quang Huy. Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1936. Quê quán: Ngọc Liên, Cẩm Giàng, Hải Dương. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1978. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tốt nghiệp khoa văn Đại học Sư Phạm. Dạy học ở Khu học xá Trung ương (Trung Quốc) và ở Nghệ An. Công tác tại Hội Văn nghệ Nghệ An trong những năm chống Mỹ. Từ 1975 về làm biên tập ở nhà xuất bản Văn học (Trưởng ban). Từ 1985-1999: Giám đốc nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. 1995-2000: Trưởng ban công tác nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 2006: Uỷ viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ: Sao và đất, Nơi giáp mặt, Gió từ đâu, Đêm mùa hạ, Kể chuyện chim, Dòng suối thức. - Truyện vừa và truyện dài: Hoa Xuân Tứ, Chuyện xóm Lèn, Ngôi nhà trống, Bến sông, Thuyền trưởng thuyền số 6. Tác phẩm thơ cho thiếu nhi: Từ quả trứng tròn, Thơ Quang Huy, 101 truyện cười. * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng thơ báo Văn nghệ 1961. Giải nhất Văn học thiếu nhi do Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản trao tặng năm 1968. Giải thưởng Trung ương Đoàn 1983 (giải nhì về thơ) * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ lục bát là thể thơ dễ làm nhưng khó hay. Nó đi cheo leo trên một sợi dây vô hình giữa một bên là thi phẩm làm rung động lòng người và một bên là bài vè thô thiển. Cái hay của thơ lục bát là hồn thơ lay cảm ở vần điệu, ở âm hưởng, ở cái duyên kỳ ngộ, ở sự xuất thần, ở cả phía sau câu thơ và dưới từng chữ, từng lời, thật là khó tả. Nó là loại thơ, mang hồn thiêng dân tộc đã làm một cuộc chạy tiếp sức truyền thống suốt từ ca dao, đến Nguyễn Du và mãi đến tận hôm nay không gì phai mờ được trong sự hứng thú của một công chúng phức tạp và rộng lớn.
NGUYỄN KIM HUY
Bút danh khác: NGỤY HUYÊN KIM, HOÀNG NHƯ, HUY VĂN… Họ và tên khai sinh: Nguyễn Kim Huy. Sinh ngày 8 tháng 12 năm 1962. Quê quán: Đông An, Tam Mỹ, Núi Thành, Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng phòng Văn học Nhà xuất bản Đà Nẵng. Hiện thường trú tại: 180/11 Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 2005. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: 1962-1984 học các cấp phổ thông và đại học. 1984-1986: Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Qui Nhơn. 1986 đến nay: công tác ở Nxb Đà Nẵng. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thơ từ yên lặng (thơ, 1995); Nỗi lan toả của ngày (thơ, 2004); Mắt phố (truyện và tạp văn, 2006); Và có thơ đăng và được chọn vào các tuyển tập trung ương và địa phương. * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thơ báo Tiền phong 1992. Giải thơ tạp chí Đất Quảng 1992. Giải thưởng VHNT 1985-1995 của UBND Quảng Nam-Đà Nẵng. Giải thơ 1998-2000 và 2001-2003 của UBND TP Đà Nẵng. Giải A cho tập Nỗi lan toả của ngày của Hội Liên hiệp VHNT TP Đà Nẵng. Giải thưởng VHNT 1997-2005 của UBND TP Đà Nẵng… * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Văn thơ đối với tôi vừa là duyên, vừa là nghiệp. Tôi nghĩ trước hết văn thơ phải ghi dấu được tiếng nói của tâm hồn mình, những con người thân yêu quanh mình, xóm làng, phố phường, đất nước quê hương mình… Nếu có tài năng, đó cũng đã là tiếng nói của con người và thời đại mình đang sống, để tác phẩm có hy vọng còn lại với cuộc đời.
NGUYỄN XUÂN HUY (1915-2000)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Xuân Huy. Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1915. Quê quán: làng Dũng Quyết, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Mất năm 2000. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Làm nghề dạy học từ trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tham gia viết bài cho các báo Đông Tây, Phụ nữ thời đàm, Nhật tân, Tân thiếu niên, Hà Nội báo... * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Hương xuân (thơ, 1941), Viết và sống (tiểu luận, 1944). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: "... Tôi cũng thấy thơ Nguyễn Xuân Huy hay lắm. Mối tình ở đây nó vừa thanh sạch như tình ruột thịt, vừa nồng say như tình yêu. Tình ấy, một đời người ta chỉ có thể nuôi trong mộng một lần, khi lòng xuân mới nhóm và người ta còn giữ được cái trong trắng của tuổi ngây thơ. Chúng ta - những ai không còn tuổi ấy - xem thơ Nguyễn Xuân Huy sẽ được hưởng chút gió trong lành thổi về từ tuổi mười tám..." Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam 1932-1941
DƯƠNG ĐÌNH HY
Bút danh khác: GIÓ NAM, SAO LIỀM, VIỄN HỒ, CẨM NHƯỢNG Họ và tên khai sinh: Dương Đình Hy. Sinh ngày 21 tháng 10 năm 1935. Quê quán: Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hiện thường trú tại: TP Hồ Chí Minh. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội năm 1974. * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Từng học ở Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc) những năm 1954-1956; Sau khi tốt nghiệp khoa văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, tiếp tục làm báo chí, xuất bản… Trải qua các công việc của phóng viên, thư kí toà soạn, trưởng ban, phó tổng biên tập, tổng biên tập của các tờ báo Người giáo viên nhân dân, Khăn quàng đỏ, Mỹ nghệ kim hoàn… và Nxb Lao Động. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Đến trường mới (tập truyện, 1957); Giờ lên lớp đầu tiên (1957); Ngày mai (thơ, 1972); Đường dài (tập truyện, 1973); Thuỷ chung (tập truyện, 1975); Vườn xưa (2007) … Và một số tác phẩm dịch, một số kịch bản phim hoạt hình. * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Văn học đề tài công nhân do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, năm 1971 (tập thơ Ngày mai). Giải thưởng cuộc vận động viết về thương binh liệt sĩ do Bộ LĐ-TB-XH và Hội Nhà văn tổ chức, 1974 (tập Thuỷ chung) * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Ta muốn viết bài thơ, Bằng trăm ngàn thứ tiếng, Thơ vượt ngàn sông biển, Đến tay người anh em. Thơ ơi, như máu nóng, Chảy thẳng vào muôn tim, Những người yêu cuộc sống, Xiết tay cùng đứng lên… (Trích "Bẻ lá làm thuyền", 1954).
TRANG THẾ HY
Bút danh khác: PHẠM VÕ, VĂN PHỤNG MỸ, TRIỀU PHONG, VŨ ÁI, VĂN, MINH PHẨM Họ và tên khai sinh: Võ Trọng Cảnh. Sinh ngày 9 tháng 10 năm 1924. Quê quán: Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981). * VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP, CÔNG TÁC, SÁNG TÁC: Tham gia cướp chính quyền tháng 8-1945, sau đó theo cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. * TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn, 1964); Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981), Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981); Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989); Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993); Nợ nước mắt (tập truyện ngắn)... * GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm râu rồng. Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát. Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam cho tập truyện Nợ nước mắt (năm 2001). * SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thuộc tính của văn chương là VÔ MỆNH (ý của Nguyễn Du trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký). Nhưng ảnh hưởng của văn chương đối với VẬN MỆNH của loài người là không nhỏ. Chức năng của văn chương là thanh lọc tâm hồn người viết và cung cấp thuốc giảm đau cho người đọc " Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới" Tôi vừa si mê vừa hoài nghi lời tiên tri ấy, của Dostoievky. Nhưng tôi cả tin rằng nếu như cái ĐẸP cứu rỗi được thế giới thì trong cái ĐẸP vĩ đại, mênh mông cao rộng không có đường biên ấy có cái ĐẸP của văn chương. Viết văn là tu thân, là đương đầu với nhiều thứ. Với niềm vui phải trầm tĩnh tiếp nhận nó như một động lực sáng tạo, đừng bị nó cám dỗ để trở thành người nhẹ dạ cả tin. Với nỗi buồn, phải giữ thế thượng phong, không biến được nó thành người bạn đường hữu ích, thì cũng đừng để nó nhận chìm mình trong trầm cảm. Trong cao hứng phóng bút, hư cấu, phải nghiêm cẩn tự dặn dò mình đừng bao giờ tuỳ tiện bịa đặt.
|