Trang chủ » Tản văn

Thoáng đã một năm Duật vắng nhà

Trần Nhương
Thứ hai ngày 1 tháng 1 năm 1900 12:00 AM

 

   Tớ viết những dòng này vào buổi tối trước ngày giỗ đầu Duật. Trưa mai mình sẽ đèo Nguyễn Khắc Phục đến Trung Tự.
Một năm cậu đi xa cậu không biết được những điều gì diễn ra trên đất nước và quê Phú Thọ của chúng mình.
  Tớ nhớ đến những ngày chạy Tây tại xóm Đồng Bở, khi ấy chúng mình chỉ khoảng sáu, bảy tuổi. Hồi ấy phố kháng chiến Thái Ninh đêm đêm rất vui, bộ đội cán bộ, dân công nườm nượp. Từng đoàn bộ đội hành quân lên phía Đào Giã, Vũ Ẻn qua Sông Thao lên Tây Bắc. Chúng mình học trong một ngôi đình giữa vườn chè, chung quanh toàn phân dê. Cậu là tên ăn mặc lịch sự nhất vì cậu là dân thị xã Phú Thọ. Hồi ấy và sau này cậu vẫn bảo làng Sỏi quê tớ cũng là quê cậu. Bởi vì mẹ cậu là người làng mình. Ngày ấy mẹ cậu dân làng gọi là bà Tổng Phan. Tớ không hiểu vì sao lại có tên ấy.
  Hôm đám tang cậu tớ mới gặp chị An, bà chị cùng mẹ khác cha của cậu. Chị An hơn cậu hàng chục tuổi. Chị đứng bên mộ cậu, chị không khóc mà chị hát một bài hát ru. Chị bảo rằng đấy là bài hát ngày xưa chị ru cậu ngủ. Chị An bây giờ theo con vào Sài Gòn nên về làng tớ không gặp chị. Anh em họ mạc của cậu ở làng Sỏi vẫn còn đông, ai cũng nhớ cậu và tự hào về nhà thơ xuất sắc của Trường Sơn ngày đánh giặc. Làng Sỏi cũng tự hào về cậu vì là quê mẹ. Những gầu nước giếng thơi trong vắt giếng Giảng, giếng Mòng đã từng làm nguôi cơn khát của cậu.
  Nhớ cái ngày đầu cậu vào 108 cấp cứu, tớ và Phục đến thì gặp Bình đẩy xe cậu đi chụp cộng hưởng từ. Máy ở khoa hỏng người ta phải cho cậu lên khoa điều trị các vị cấp cao. Tớ và Phục theo vào, lình gác bồng súng đuổi hai thằng như đuổi tà. Tớ và Phục ra ngồi ngoài bậc cửa ngoài sảnh cũng bị đuổi. Hai thằng hỏi nhau chỗ này là gì mà khiếp thế nhỉ. Mãi sau mới biết là khu điều trị của các đồng chí lãnh đạo. Rồi cậu ốm nặng hơn, phải chuyển sang chỗ điều trị y cao.
 

Nguyễn Khắc Phục nhận lời với cậu làm tuyển tập. Thế là Phục huy động mình vào cùng chạy việc. Tớ nhận nhiệm vụ vẽ các vi-nhét in vào tập thơ cho đẹp hơn. Một hôm Phục bảo ông Nhương ơi, ảnh thì Duật nhiều lắm nhưng không có một chân dung bằng hội hoạ, ông vẽ được không, nhưng sáng mai phải có để đưa in

Thoáng đã một năm Duật vắng nhà

Trần Nhương   
22/11/2008

   Tớ viết những dòng này vào buổi tối trước ngày giỗ đầu Duật. Trưa mai mình sẽ đèo Nguyễn Khắc Phục đến Trung Tự.
Một năm cậu đi xa cậu không biết được những điều gì diễn ra trên đất nước và quê Phú Thọ của chúng mình.
  Tớ nhớ đến những ngày chạy Tây tại xóm Đồng Bở, khi ấy chúng mình chỉ khoảng sáu, bảy tuổi. Hồi ấy phố kháng chiến Thái Ninh đêm đêm rất vui, bộ đội cán bộ, dân công nườm nượp. Từng đoàn bộ đội hành quân lên phía Đào Giã, Vũ Ẻn qua Sông Thao lên Tây Bắc. Chúng mình học trong một ngôi đình giữa vườn chè, chung quanh toàn phân dê. Cậu là tên ăn mặc lịch sự nhất vì cậu là dân thị xã Phú Thọ. Hồi ấy và sau này cậu vẫn bảo làng Sỏi quê tớ cũng là quê cậu. Bởi vì mẹ cậu là người làng mình. Ngày ấy mẹ cậu dân làng gọi là bà Tổng Phan. Tớ không hiểu vì sao lại có tên ấy.
  Hôm đám tang cậu tớ mới gặp chị An, bà chị cùng mẹ khác cha của cậu. Chị An hơn cậu hàng chục tuổi. Chị đứng bên mộ cậu, chị không khóc mà chị hát một bài hát ru. Chị bảo rằng đấy là bài hát ngày xưa chị ru cậu ngủ. Chị An bây giờ theo con vào Sài Gòn nên về làng tớ không gặp chị. Anh em họ mạc của cậu ở làng Sỏi vẫn còn đông, ai cũng nhớ cậu và tự hào về nhà thơ xuất sắc của Trường Sơn ngày đánh giặc. Làng Sỏi cũng tự hào về cậu vì là quê mẹ. Những gầu nước giếng thơi trong vắt giếng Giảng, giếng Mòng đã từng làm nguôi cơn khát của cậu.
  Nhớ cái ngày đầu cậu vào 108 cấp cứu, tớ và Phục đến thì gặp Bình đẩy xe cậu đi chụp cộng hưởng từ. Máy ở khoa hỏng người ta phải cho cậu lên khoa điều trị các vị cấp cao. Tớ và Phục theo vào, lình gác bồng súng đuổi hai thằng như đuổi tà. Tớ và Phục ra ngồi ngoài bậc cửa ngoài sảnh cũng bị đuổi. Hai thằng hỏi nhau chỗ này là gì mà khiếp thế nhỉ. Mãi sau mới biết là khu điều trị của các đồng chí lãnh đạo. Rồi cậu ốm nặng hơn, phải chuyển sang chỗ điều trị y cao.
 

Nguyễn Khắc Phục nhận lời với cậu làm tuyển tập. Thế là Phục huy động mình vào cùng chạy việc. Tớ nhận nhiệm vụ vẽ các vi-nhét in vào tập thơ cho đẹp hơn. Một hôm Phục bảo ông Nhương ơi, ảnh thì Duật nhiều lắm nhưng không có một chân dung bằng hội hoạ, ông vẽ được không, nhưng sáng mai phải có để đưa in tập thơ và trường ca. Thế là chiều về tớ vẽ chân dung Duật bằng sơn dầu, đến nửa đêm thì xong. Tớ chụp ảnh ngay và mang đi chế bản. Chân dung cậu, tớ vẽ chưa thật đạt, trông cậu buồn quá. Tớ biết cuộc đời cậu gặp nhiều nỗi buồn, cậu cô đơn đến kinh hãi.
Nỗi buồn của cậu dai dẳng ngay cả khi cậu đã ra đi.
  Chắc cậu vốn là người thông minh và tinh tế thì sau khi cậu đi, cậu vẫn chứng kiến nhiều chuyện của dương gian. Cậu có đọc bao nhiêu bài viết về cậu không, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn đọc, đồng đội bao nhiêu người thương xót cậu. Trong cái xót sa ấy không biết bao nhiêu mà kể, cậu có thấy cái nào là thật, cái nào là “diễn” không ? Có người mượn cậu để nói về họ, để “đánh bóng” chính họ.
  Nhưng thôi, ngày giỗ đầu của cậu lại nói những chuyện ấy ra làm gì. Chỉ buồn là tuyển tập tác phẩm của cậu chúng tớ chỉ có thể làm được Thơ và trường ca. Hôm tập sách ra mới có sách mẫu, Nguyễn Khắc Phục mang đến bệnh viện cho cậu. Cậu ôm cuốn sách vào lòng và ứa nước mắt. Cậu linh thiêng chắc cậu hiểu hết những rắc rối, những “đồng tiền bát gạo” làm xiêu vẹo cả văn chương. Bọn tớ không thể tiếp tục công việc trong khi quá nhiều chuyện ngoài văn chương.
  Chắc chắn nay mai sẽ có những người bạn và gia đình cậu sẽ làm tiếp để tôn vinh những tác phẩm của cậu để lại cho đời.
  Cậu hãy phù hộ cho gia đình, con cháu cậu và bạn hữu, đồng đội gặp nhiều hanh thông.

  Đêm 24 tháng 10 Mậu Tý

tập thơ và trường ca. Thế là chiều về tớ vẽ chân dung Duật bằng sơn dầu, đến nửa đêm thì xong. Tớ chụp ảnh ngay và mang đi chế bản. Chân dung cậu, tớ vẽ chưa thật đạt, trông cậu buồn quá. Tớ biết cuộc đời cậu gặp nhiều nỗi buồn, cậu cô đơn đến kinh hãi.
Nỗi buồn của cậu dai dẳng ngay cả khi cậu đã ra đi.
  Chắc cậu vốn là người thông minh và tinh tế thì sau khi cậu đi, cậu vẫn chứng kiến nhiều chuyện của dương gian. Cậu có đọc bao nhiêu bài viết về cậu không, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn đọc, đồng đội bao nhiêu người thương xót cậu. Trong cái xót sa ấy không biết bao nhiêu mà kể, cậu có thấy cái nào là thật, cái nào là “diễn” không ? Có người mượn cậu để nói về họ, để “đánh bóng” chính họ.
  Nhưng thôi, ngày giỗ đầu của cậu lại nói những chuyện ấy ra làm gì. Chỉ buồn là tuyển tập tác phẩm của cậu chúng tớ chỉ có thể làm được Thơ và trường ca. Hôm tập sách ra mới có sách mẫu, Nguyễn Khắc Phục mang đến bệnh viện cho cậu. Cậu ôm cuốn sách vào lòng và ứa nước mắt. Cậu linh thiêng chắc cậu hiểu hết những rắc rối, những “đồng tiền bát gạo” làm xiêu vẹo cả văn chương. Bọn tớ không thể tiếp tục công việc trong khi quá nhiều chuyện ngoài văn chương.
  Chắc chắn nay mai sẽ có những người bạn và gia đình cậu sẽ làm tiếp để tôn vinh những tác phẩm của cậu để lại cho đời.
  Cậu hãy phù hộ cho gia đình, con cháu cậu và bạn hữu, đồng đội gặp nhiều hanh thông.

  Đêm 24 tháng 10 Mậu Tý