Hơn chục năm nay, cứ mỗi khi ra tết chừng hơn một, hai tháng thì một hiện tượng tưởng như rất bình thường nhưng lại là một thực trạng có thể xem là bi đát của những người trồng hoa quả Việt nam lại lặp lại. Đó là tại các cửa khẩu phía bắc, chủ yếu các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn như cửa khẩu Lạng Sơn, cửa khẩu Tân Thanh lại ùn ùn hàng dài những xe có tải trọng lớn từ 10 đến 20 tấn chất đầy những dưa hấu, thanh long xếp hàng lũ lượt, nằm dài dưới những cái nắng chớm hè, những trận mưa cuối xuân di chuyển từng mét để đưa hoa , trái xuất sang Trung Quốc. Năm 2015 này tình trạng khốn khổ mà quen thuộc của đoàn xe gồm hàng nghìn xe tải vẫn dường như không thay đổi mà có khuynh hướng gia tăng.
Bắt đầu từ ngày 16/3 tình trạng ứ dồn các xe dưa hấu, thanh long mà năm nay dưa hấu chiếm đa số bắt đầu dồn ứ tại các cửa khẩu. Đến đầu tháng tư này tình trạng này ngày càng ách tắc với mật độ cao. Ở Cửa khẩu Tân Thanh, hàng dẩy dài hàng nghìn xe chở dưa hấu dưới cái nắng như thiêu , cơn mưa rầu rĩ của vùng biên cương. Đã có không ít quả rỉ nứoc, rập vỡ bốc mùi lết từng mét. Chỉ có chiều dài 10 km mà đoàn xe dưa hấu phải nhích trong quãng thời gian không tưởng-10 ngày. Từ thị trấn đồng Đăng, ngã ba cửa khẩu Tân Thanh xe chở hàng từ 8 đến 10 tấn nối nhau lăn chậm chạp từng nửa bánh xe một. Vì chịu đựng tầm tã dưới nắng, mưa lại là đồ quả tươi nên chỉ trong vài ngày , thậm chí vài chục ngày bị đầy ải nên tỉ lệ các xe dưa có số quả bị hòng lên đến hơn 50%. Không ít xe phải dùng biện pháp bất đắc dĩ, bán tống bán táng với giá như cho là 1000 đồng một cân dưa hấu.
Gọi người dân quanh khu vực nhờ dọn dẹp rồi cho họ những trái dưa phải mất gần nửa năm trời chăm sóc , thu hoạch mới có được. Một người dân như ông Sinh xã Tân Mỹ-Huyện Văn Lãng- Lạng Sơn chuyên thu dọn các xe dưa hấu cho biết.hàng ngày ông dọn dẹp hàng chục xe , thấy rõ có đến hơn 50% dưa hấu đã bị hư hỏng, nên ông chỉ có thể chọn được khoảng từ 20 đên 30% quả còn dùng được để bán cho người qua đường với giá bình quân 5-6000 một quả tức khoảng 1000 đồng một kg. Ông Hồ Văn Thanh, tài xế xe 77B-9536 ở huyện Phù Cát- Bình Định than thở “xe tôi chở 6 tấn dưa hấu từ Nam ra những mong bán được, ai ngờ chờ đợi, bị chặn trứơc cửa khẩu thế này lâu ngày dưa hỏng hết, nên giờ không có tiền mà về quê’. Đó là chưa kể mỗi xe chở dưa còn chi mọi thứ tiền dịch vụ , thuê bến bãi, bốc xếp chi ít cũng 10 triệu đồng nên sự lỗ đã hiển hiện trứơc mắt. Đơn cử như xe 51R- 00155 lỗ nặng không đủ tiền đóng phí bên bãi. Do nằm chờ, dưa hỏng xe 71R-004177 lỗ hơn 50 triệu đồng. Bà Trần Thị Huyền chủ mua dưa An Giang khi mua vào giá 20 nghìn đồng một cân , giờ sau 5,6 ngày chờ xuất giá chỉ còn 6000 đồng một kg nên chuyến này bà lỗ hàng trăm triệu đồng….
Ba Đặng Thi Ngân Phó Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết do bãi bên cửa khẩu Trung Quốc chỉ tiếp nhận 300 xe quả một ngày trong khi đó cửa khẩu của ta cho thông quan 500 xe một ngày nên xẩy ra ách tắc. Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Cục hải quan Lạng Sơn lại nhận định do Trung Quốc phân luồng các mặt hàng xuất khẩu Việt nam. Tại Tân Thanh họ chưa chấp nhận rau, quả chưa đóng hộp nên nên ta mới bị tắc. Nhiều năm nay qua nhiều bàn bạc nhưng cả hai bên chưa thống nhất nguyên tác nên Thanh Long, dưa hấu ùn tắc . Nếu Trung Quốc mở hết các cửa khẩu nhập rau quả thì ta sẽ không bị tắc. Một nguyên nhân nữa là không ít chủ hàng Việt nam để tránh đóng thuê lưu bến bãi nên có khi xuất được hàng rồi vẫn chờ giá cao mới bán, không ngờ thời gian cứ trôi, quả dưa, trái thanh long lại là đồ tươi nên phẩm chất xuống quá nhanh nên càng khó bán …đó cũng tạo ra nguyên nhân của sự ách tắc…..
Trên cửa khẩu, sự ách tắc các đoàn xe chở thanh long và nhất là dưa hấu dẫn đến hư, thối, phải bán giá rẻ là như vậy, còn trên đồng ruộng. Nỗi lo và sự thiệt hại của bà con nông dân còn gia tăng gấp bội.
Đi dọc tuyến Quốc lộ 19 C qua Đắc Lắc, Phù Yên, Bình Định mới thấy xót xa cho công sức bà con nông dân khi có hàng trăm ha dưa hấu đã đến kì thu hoạch nhưng vẫn nằm trơ ra dưới nằng gió và sự huỷ hoại của thời gian. Không ít ha dưa hấu đã quá thì thu hoạch vỡ nát vì quá chin, vì mưa, gió nên đành cho trâu, bò ăn hoặc vùi làm phân. Ông TRần Ngọc Hùng ở thôn Thanh Đức, Xã Xuân Quang 3-Đông Xuân Quảng Ngãi một nông dân có kinh nghiệm và cũng là người có đầu óc kinh doanh thấy dưa những năm trứơc có giá, tiêu thụ được, rồi năm nay nghe lời thương gia thu mua gom phát giá đầu vụ nên năm nay ông mạnh dạn đầu tư trông tới 55 sào dưa hấu thu hoạch theo các trà khác nhau. 30 sào dưa trà đầu bán 5500 đồng một kg thu laĩ về trên dưới 80 triệu. 15 sào trà dưa hai giá hạ xuống còn 3500 đồng một kg nên coi như hoà, còn 10 còn lại hiện chưa biết giá cả ra sao, chỉ biết giá hạ hơn nhiều so với dưa hai trà trứơc nên dù dưa đã được thu hoạch ông vẫn chưa dám cho trẩy….Cũng trong khu vực vốn là đất trồng sắn truyền thống của Quảng Ngãi nhưng trận lũ lịch sử năm 2009 đã khiến lương cát bồi làm mất khả năng trồng sắn. Bà con cố gắng cải tạo lại đất để trồng lại dưa. Như năm 2014 nông dân ở đây đã công phu trồng dưa nhưng mặc dù đầu tư mỗi ha 160 triệu đồng nhưng năng xuất dưa hấu một ha ở vùng đất này chỉ đạt 20 tấn/một ha kém hơn từ 10 đến 20 tấn vùng đất tốt. Nay dưa lại hạ 2000 đông /kg so với trứơc đây thì mỗi ha trồng dưa của bà con nơi đây lỗ từ 40 đến 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Hoan nông dân tỉnh Bình Định chia xẻ” nghề trồng dưa bấp bênh, giá cả lại không ổn định, thường xuyên bị ứ hàng. Dưa lại mau thối nát..Vì thế sau chuyến thua lỗ này có lẽ chúng tôi phải lên vùng Tây nguyên trồng dưa để gỡ vốn”…..
Dưa rớt giá thảm hại như vậy, năng xuất một số nơi lại đạt quá thấp nhưng người nông dân lại phải đóng quá nhiều khoản phí cho địa phương như hỗ trợ ngân sách, phí an ninh quốc phòng, sửa chữa đường bê tông nông thôn. Không những thế người kinh doanh dưa còn phải nộp thuế 0,5% tổng giá trị mua hàng, 1% thuế giá trị gia tăng. Đó là chưa kể mỗi xe thu mua dưa còn phải đóng 1 triệu đồng khi dưa được giá và 500 nghìn đồng khi dưa rớt giá….Đó là chưa kể còn nhiều loại thuế khác dánh vào quả kết quả hai sương một nắng của người nông dân nhưng khi thành phẩm của họ đã thành thương phẩm thì dường như các cơ quan chức năng của nhà nứoc vẫn chưa có chính sách bảo hộ cho người nông dân để chống lại sự may rủi. Và chính sự thiếu quan tâm, bảo trợ đó nên người nông dân nói chung và người trồng dưa nói riêng vẫn là miếng mỗi ngon, là nạn nhân của bọn thương lái trong và ngoài nứoc,
Không chỉ vất vả khi trồng dưa, vất vả khi tiêu thụ, giá cả bị thả nổi o ép mỗi khi dưa bội thu người nông dân còn chiụ quá nhiều những chính sách bất cập xuất phát từ những sự bắt buộc không chính đáng trong những khoản đóng góp. Phải chăng đó chính là điệp khúc “dưa tồn, hàng nghìn xe chở dưa chở thanh long mỗi mua thu hoạch nhích từng phân , dưa bị bỏ phi cho trâu bò ăn, làm phân bón” mà đến nay nhà nứoc dường như vẫn chưa quan tâm…
Những lời phát biểu về một nông thôn mới, về việc đám bảo đầu ra cho người nông dân bằng những khu công nghiệp, những nhà máy chế biến nông sản dường như vẫn chỉ là những lời phát biểu định hướng chung chung mà chưa có biện pháp cụ thể.
Nhìn những xe dưa ùn tắc nơi cửa khẩu. Nhìn những ruộng dưa hấu đã đến kì thu hoạch vẫn lăn lóc ngoài đồng ruộng, tôi lại chợt nghĩ đến tình trạng phá sản của cây ca cao một thời và phong trào ồn ào đang gia tăng diên tịch trồng cây mac ca .
Những bài học đau buồn của dưa hấu, thanh long và cả ca cao một thời chả nhẽ không là những bài học đắt giá để cơ quan chức năng nhà nứoc nên sớm có những biện pháp thiết thực giúp bà con nông dân thoát khỏi những tình trạng bế tắc, bất công và thua thiệt này sao?
Nha văn Nguyễn Hiếu