Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Gớm ghê thay dì ghẻ 8x !

Nguyễn Duy Xuân
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2014 6:00 PM





 

Chuyện dì ghẻ 8x Hồ Thị Thảo (SN 1983, trú tại xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk)) hành hạ dã man con riêng của chồng mình là cháu Hùng Anh (10 tuổi, học lớp 4 trường Tiểu học Bùi Thị Xuân) đang làm dậy sóng dư luận.

 

Một lần nữa cho thấy, nạn bạo hành đối với trẻ em vẫn là vấn nạn làm nhức nhối xã hội. Điều đáng nói ở đây thủ phạm lại là một phụ nữ thế hệ 8x.

 

Vụ việc làm mọi người liên tưởng đến chuyện cổ tích Tấm Cám. Mụ dì ghẻ xưa trong truyện dân gian đã nổi tiếng bao đời nhưng xem ra cái sự độc ác còn phải chào thua dì ghẻ “a còng”  thời nay. Không chỉ hành hạ cháu Hùng Anh, mụ ta (đành phải gọi vậy thôi, bởi cách hành xử của người này dù cô ta còn rất trẻ) còn dám rạch nát cơ thể người chồng đầu gối tay ấp.

 

Sự độc ác của dì ghẻ Hồ Thị Thảo khiến cho người dân trong vùng căm phẫn, dán ảnh cháu Hùng Anh thương tích đầy mình khắp nơi, kèm theo những câu khẩu hiệu đòi xã hội phải nghiêm trị bà mẹ kế này.

 

Điều gì đã làm một người phụ nữ tuổi ba mươi hành xử tàn bạo như vậy ? Có phải vì cô ta ít học, nhận thức kém như ông chồng tội nghiệp đã biện minh ?

 

Không ! Nếu nghĩ thế thì oan cho hàng vạn người khác, họ cũng ít học vì phải gồng mình trong cuộc mưu sinh nhưng không hề đánh mất lương tâm của mình. Trái lại, có những kẻ học cao biết rộng nhưng hành động lại phàm phu bởi họ chà đạp lên tình thương vốn là thước đo giá trị con người.

 

Dường như trong cuộc sống hiện đại, khi phải đối mặt với bao áp lực, con người hành động theo bản năng nhiều hơn ? Lúc ấy, ranh giới giữa cái thiện và cái ác thật mong manh.

 

Làm sao ngăn chặn được tội ác ? Làm sao giữ lấy phần thiện trong mỗi con người để không còn những dì ghẻ như Hồ Thị Thảo ? Làm sao để những trẻ em như Hùng Anh được học hành, vui chơi trong tình thương yêu của gia đình và xã hội ?

 

Những câu hỏi ấy đã và đang làm nhức nhối chúng ta. Và có lẽ sẽ còn tiếp tục nhức nhối hơn nếu cái xấu, cái ác cứ mặc sức hoành hành mà không “vấp” phải một lực cản nào từ phía chính quyền, gia đình và xã hội ?

 

 

Nguyễn Duy Xuân

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/profile_mask2.png

Xuan Nguyen duy

10:02 (5 giờ trước)

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif


https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

tới tôi

https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

Đường cong, lưỡi cong, lòng có cong ?

 

Đường Trường Chinh cong, chuyện đã rõ mười mươi. Nhìn những bức ảnh chụp về nó trên mặt báo hay trực tiếp tham gia giao thông trên con đường ấy, chẳng ai lại bảo là nó thẳng cả. Nó cong, đơn giản chỉ vì nó không thẳng bởi ý chí của con người. Vậy thôi !

 

Thế nhưng cả chủ đầu tư cho đến nhà qui hoạch lại không nghĩ đơn giản vậy, họ không dễ gì thừa nhận chuyện con đường cong do người ta cố tình nắn. Họ tìm cách lèo lái dư luận rằng cái sự cong ấy là cả một nghệ thuật (!?)

Ông Trưởng phòng Dự án 3 của chủ đầu tư thì bảo Nếu mà thẳng thì dễ quá, cong mới phải tính toán các yếu tố kỹ thuật đi kèm.”

 

Còn ông Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc lại nói đó là sự “dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”.

 

Trong con mắt các ông, con đường như một tuyệt tác nghệ thuật được nhào nặn bằng bàn tay đầy biến ảo của con người. Quả là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

 

Nhưng dư luận đâu có dễ chấp nhận điều các vị nói. Người ta vẫn muốn minh bạch: việc nắn đường liệu có vì ai ?

 

Sở dĩ dư luận cứ khăng khăng vậy là vì cái sự mâu thuẫn trong lời nói của chính những người trong cuộc.

 

Thì đây, khi báo chí đưa tin “Né nhà quan, bẻ cong đường Trường Chinh” một vị tướng lừng danh bức xúc: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức”.

Thế có nghĩa là có chuyện “né” đường, không phải vì nhà quan chức mà là vì ơn nghĩa. Thực ra, vì nhà quan hay vì ơn nghĩa cũng chỉ là một, chẳng qua vị tướng muốn… chơi chữ một chút mà thôi. Có điều ở đây người ta không rạch ròi giữa ơn nghĩa và trách nhiệm công dân. Ơn nghĩa thì đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đền đáp, vinh danh xứng đáng. Còn trách nhiệm công dân thì phải bình đẳng, sao có thể đánh tráo khái niệm thế được ?

 

Còn ông Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc thì cho hay con đường bị nắn “cong mềm mại” vì “có yếu tố liên quan đến công trình an ninh quốc phòng hoặc liên quan đến chế độ chính sách”. “Liên quan đến chế độ chính sách” – nghĩa là thừa nhận việc nắn đường vì ai rồi còn gì ? Lời của vị tướng và lời của ông phó sở lại đúng là “đồng thanh tương ứng…” Té ra chuyện “nắn” đường đâu phải vì nó thích “cong mềm mại” như ông Phó Giám đốc nói ?

 

Khi tôi đang viết những dòng này thì báo chí đã đăng tải bài trả lời phỏng vấn của Anh hùng Phạm Tuân về chuyện con đường cong. Quan điểm của ông thật rõ ràng: “Theo tôi mọi sự ưu tiên phải nằm trong chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước còn ngoài chính sách chúng tôi không bao giờ muốn.” và “Cái gì trái với pháp luật thì thu hồi, không trái thì xử lý bình đẳng.”

 

Hi vọng con đường cong, dù là cong theo kiểu ghi đông xe đạp hay “cong mềm mại” thì cũng chỉ là cong bất đắc dĩ; và những lời giải thích dẫu có “lắt léo” chẳng qua là vì phải “né” trách nhiệm một tí mà thôi chứ lòng người thì trước sau vẫn…thẳng !

 

 

Nguyễn Duy Xuân