Trang chủ » Tin văn và...

NGUYỄN ANH NÔNG ĐI TỪ MIỀN LÁ CỎ

NAN
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013 3:41 PM

TIN SÁCH MỚI:
NGUYỄN ANH NÔNG ĐI TỪ MIỀN LÁ CỎ, NXB Q.Đ.N.D, NĂM 2013  - GỒM 46 bài phê bình viết về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Anh Nông do TS.Đỗ Thị Thu Huyền , V.V.H (Tuyển chọn và biên soan)
NGUYỄN ANH NÔNG ĐI TỪ MIỀN LÁ CỎ
  ( NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, NĂM 2013)       
 
                   
Tháng 9 năm 2013 , Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản tập sách của nhiều tác giả với tiêu đề: Nguyễn Anh Nông  đi từ miền lá cỏ. Người Tuyển chọn và biên soạn là TS. Đỗ Thị Thu Huyền, Viện Văn học.
Hơn 30 năm làm thơ, 20 năm tập thơ đầu tiên ra đời (Bàn tay lá cỏ, NXB Văn học, 1993) đến nay, Nguyễn Anh Nông đã xuất bản 7 tập thơ, 4 trường ca. Anh, thơ anh được đồng nghiệp, bạn bè  dành cho nhiều cảm mến, yêu thương nên đã có những trang viết về đời về thơ xúc động, sâu sắc. Bây giờ những bài viết đó được  lựa chọn tập hợp thành sách, một số bài khác chưa kịp biên tập để đưa vào đây sẽ được hoàn chỉnh, bổ sung  vào những  lần tái bản.
Nguyễn Anh Nông đi từ miền lá cỏ là tập tiểu luận phê bình  gồm 46 bài (trong đó có  35 bài  viết về thơ, trường ca; 9 bài bình bài thơ  hay của Nguyễn Anh Nông và 2 bài trả lời phỏng vấn).
Tập sách in xong: 9-2013    Nộp lưu chiểu: 9-2013
Khổ sách:14,5 X 20,5   ; số trang :272; Số lượng: 840 cuốn.
 Bìa sách: Đinh Quang Đức
 Sách được bố cục thành các  phần , trong mỗi phần có các bài như sau:
 
LỜI GIỚI THIỆU ĐẦU
 
 Những giọt thơ tích tụ nơi thượng nguồn thi cảm( TS. Đỗ Thị Thu Huyền)
 
Phần 1: NHỮNG KIẾM TIỀM CẨN TRỌNG, SAY MÊ
• Nguyễn Anh Nông: Những thỏa thuận từ sự đọc ( Nguyễn Thanh tâm)
• Thơ ngay ở trái tim mình( Phùng Văn Khai)
• Biểu tượng thơ Nguyễn Anh Nông ( Nguyễn Thanh Tuấn)
• Với người thách thức chính mình(Phạm Thuận Thành)
 
Phần 2: THƠ- LÁ CỎ VÀ TRỜI XANH
• Nỗi niềm thơ trong “ Bàn tay lá cỏ” ( Khánh Văn)
• Đọc Bàn tay lá cỏ I,II ( Đỗ Trọng Khơi)
• Tiềm năng đồng nhất hóa trong thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Anh Nông( Nguyễn Tấn Việt)
• Về với tuổi thơ qua tập Kỵ sĩ ngựa gỗ của Nguyễn Anh Nông ( Khánh văn)
• Mây bay đi thơ đậu lại ( Trần Mạnh Hảo)
• Nguyễn Anh Nông và tập thơ Mây bay ( Lê Văn Vọng)
• Mây bay- thảng thốt một niềm thơ ( Nguyễn Tấn Việt)
• Lõi “trầm” từ Những tháng năm ở rừng của Nguyễn Anh Nông ( Nguyễn Hưng Hải)
• Ký ức người lính trong Những tháng năm ở rừng của Nguyễn Anh Nông (Tạ Xuân Ngọc)
• Đá và hoa – một bông thơ dâng tặng( Đỗ Trọng Khơi)
• Đọc Lững thững xanh ( Lê Văn Vọng)
• Tản bước cùng Lững thững xanh ( Nguyễn Bao)
 
Phần 3: TRƯỜNG CA- NHỮNG ĐỐI THOẠI ĐA CHIỀU
• Trường ca đã làm xong phần việc của mình? ( Chu Văn Sơn)
• Trường ca Trường Sơn- ngọn lửa và tiếng hát (Nguyễn Bao)
• Đối thoại với Trường Sơn (PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú)
• Trường ca Trường Sơn- Những điểm nhấn ( Đoàn Minh Tâm)
• Trường ca Trường Sơn- Trường ca của lớp lớp con người (Nguyễn Đức Thiện)
• Vài cảm nhận khi đọc trường ca Trường Sơn ( Phạm Thanh Khương)
• Trường ca Trường Sơn – Lớp lớp con người về hội tụ ( Nguyễn Tiến Hải)
• Cảm xúc rộng dài như dãy Trường Sơn ( Phạm Thuận Thành)
• Gửi Bill Gates và trời xanh- Một thông điệp thời kỹ trị ( Trần Sáng)
• Gửi Bill Gates và trời xanh- Thông điệp xanh ( TS.Hỏa Diệu Thúy)
• Lối viết tự động tâm linh trong Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn và Lập Thành (Nguyễn Thanh Tuấn)
• Một tương lai một quá khứ ( Phạm Thuận Thành)
• Với nguyễn Anh Nông và trường ca ( Đỗ Trọng Khơi)
• Qua mỗi hành trình câu chữ( Đặng Văn Toàn)
• Cảm nhận về bốn trường ca của Nguyễn Anh Nông ( Nguyễn Văn Lai)
• Trường ca của Nguyễn Anh Nông – Giả thiết về dư chấn thể loại, giao cảm bề trái ( Nguyễn Thanh Tâm)
• Trường ca Nguyễn Anh Nông và tâm thế thời cuộc( Nguyễn Hưng Hải)
• Ghi nhận ngắn về một thi cảm trường ca tươi lạ( Đỗ Quyên)
 
Phần 4: ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
• Lạc Thủy – tên gọi một bài thơ ( Nguyễn Tấn Việt)
• Cảm tác của Nguyễn Anh Nông ( Đỗ Trọng Khơi)
• Những tháng năm ở rừng – Huyền thoại một thế hệ (Vi Anh)
• Hoa cỏ tía của Nguyễn Anh Nông ( Y Phương)
• Lớp vỉa tầng hoài niệm trong bài thơ “ Về chốn cũ” của Nguyễn Anh Nông ( Tạ Xuân Ngọc)
• Núi trẻ của Nguyễn Anh Nông ( Nguyễn Hữu Quý)
• Kỵ sĩ ngựa gỗ - Khúc đồng dao cho trẻ thơ thời hiện đại (Tạ Xuân Ngọc)
• Giàn và mướp- triết lý nhân sinh nhìn từ đôi mát trẻ thơ ( Trần Đỗ Quyên)
• Vầng trăng lạ trong “ Nhà ta” ( Thu Huyền)
 
Phần 5: ĐÔI LỜI TÂM SỰ
• Những  Trường Sơn dài rộng tới mai sau ( Phong Điêp P/v)
• Lại nói về trái tim người lính ( Trần Thị Nương P/v)
                                                  HN, 30/9/2013
TIN VÀ ẢNH: HOA CHANH
NGUỒN: http://nguyenbao.vnweblogs.com/post/5298/413273