Trang chủ » Tin văn và...

Trúc Thanh Yên Tử

Nguyễn Chính Viễn
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2013 3:29 PM
Tập thơ và văn của nhiều tác giả

LƠI ĐẦU SÁCH của Chủ tich Hội VHNT tp Uông Bí Phạm Ngọc Hải : Từ xưa, Yên Tử nổi danh là nơi “phúc địa”với núi cao rừng thẳm, mây phủ non ngàn và truyền thuyết về đạo sĩ An Kỳ Sinh tu tiên đắc pháp đạt độ trường sinh hóa đá trên đỉnh núi. Tạo hóa sắp đặt nơi đây từ thuở hồng hoang những suối khe thác nước, bãi đá cổng trời thiên hình vạn trạng, dáng núi thế long chầu, hổ phục…làm đắm say bao lữ khách gần xa. Trải các thời : Lý, Trần, Lê, Nguyễn…, Yên Tử là nơi tu hành đạt đạocủa các bậc thiền sư đạo cao đức trọng : Hiện Quang, Đạo Viên, Đại Đăng, Tiêu Dao, Huệ Tuệ, Tam Tổ Trúc Lâm và các thế hệ thiền sư của dòng Thiền Yên Tử. Yên Tử càng nổi danh kể từ khi đức hoàng đế anh hùng Trân Nhân Tông sau hai lần lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thắng lợi đã truyền ngôi cho con, từ bỏ ngai vàng về Yên Tử tu hành, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, xây dựng nơi đây thành một trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo của Đại Việt. Yên Tử là nơi Vua hóa Phật, nơi khai sinh ra Đạo Phật Việt Nam, là vùng văn hóa tâm linh lưu giữ di tích lịch sử- văn hóa thời Trần, ghi đậm dấu ấn vàng son của lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại, thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc, tư  tưởng và tâm hồn Việt Nam. Yên Tử là nguồn cảm hứng vô tận của thơ, văn, nhạc, họa… Đón nhận sự kiện trọng đại:  Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử được Chính Phủ cấp Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt, chào mừng Hội Xuân Yên Tử năm 2013, Hội VHNT Thành phố Uông Bí ra mắt ấn phẩm TRÚC THANH YÊN TỬ, tuyển tập gồm 50 tác phẩm thơ, văn sáng tác về Yên Tử của tiền nhân của một số nhà thơ nổi tiếng và của văn nghệ sĩ đang sinh hoạt tại Ban Văn Học Hội VHNT thành phố.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRÚC THANH YÊN TỬ  bao gồm các tác giả :  Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Nguyễn Trãi, Thái Thuận, Trần Nhận Minh, Giang Nam, Nguyễn Đình Ánh, Đỗ Ngọc Bội, Nguyễn Văn Can, Nguyễn Đức Doanh, Đinh Đăng Định, Vũ Thế Hùng, Phan Phú Khánh, Trân Quang Ngân, Vũ Thanh Mầu, Đỗ văn Luyến, Nguyễn Long, Trịnh Bá Phương, Vũ Văn Quyết, Hoàng văn Tháp, Trần Trương, Trần Đình Thắng, Nguyễn Huy Trãi, Võ Văn Tụ, Vũ Anh Tuấn, Trần Ngọc Ước, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đức Sinh, Nguyễn Chính Viễn. Blog CV xin giới thiệu 3 tác giả :
TRẦN NHÂN TÔNG : LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đát vắng, đài thêm cổ
Ngày qua xuân chưa nồng
Gần xa mây núi cuốn
Râm nắng, ngõ hoa lồng
Muôn việc nước theo nước
Trăm năm lòng bảo lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc
Ngực áo, đầy trăng trong.

NGUYỄN TRÃI : ĐỀ CHÙA HOA YÊN NÚI YÊN TỬ

Trên non Yên Tử chòm cao nhất
Trời mới canh năm đã sáng tinh
Vũ trụ mắt nhìn ngoài biển cả
Nói, cười, người ở giữa mây xanh
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rủ mành
Dấu cũ Nhân Tông còn vẫn đấy
Trùng đồng thấy giữ ánh quang minh

TRẦN NHUẬN MINH : CHIỀU YÊN TỬ

Chợt ngân một tiếng chuông
Sắc cỏ bỗng hoe vàng
Như có ai lững thững
Trong bóng chiều lang thang

Tiếng chuông như hồn người
Cô đơn và thăm thẳm
Như nẻo đời quạnh vắng
Chẳng bao giờ gặp nhau

Tôi nằm bện vệ cỏ
Đối mặt với trời cao
Một nỗi niềm trinh bạch
Giữa bốn bề gian lao

Tiếng chuông đến tim tôi
Tỏa từng vòng tím tái
Bông lau nhhw mất hồn
Trắng mờ chiều hoang dại

Cuộc đời đến đâu ư?
Con người là gì vậy?
Họa phúc có hay không?
Kiếp sau ai đã thấy?

Mỗi người môt câu hỏi
Đi mang mang trong đời
Nổi chìm bao ghềnh thác
Tôi chưa tìm thấy tôi…

Tiếng chuông lừng lững tắt
Rừng già chìm âm u
Những mảnh hồn thao thưc
Bơ vơ trong sương mù…

NCV giới thiệu