Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ngọc Huyền

Lê Xuân Quang
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012 10:39 AM
 
Truyện Kí
 
(Tặng nữ Y sỹ Thịnh - Nhân ngày 8/3)

Ngọc Huyền bừng tỉnh. Nhìn đồng hồ vội vùng dậy vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân đoạn hối hả ra tầu điện, đến bệnh viện kịp vào ca trực .
 
Năm 1981 xuất ngũ, được phân về công tác ở bệnh viện Tinh. Làm việc được ít lâu, ngành Y có chủ trương giảm biên chế, gặp dịp Bộ Lao Động tuyển người đi làm việc ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức (D.D.R). Huyền xin đi .
 
ThờI kỳ đó, DDR không cần lao động trong ngành y, Huyền phải đổi nghề đi làm thợ May. Năm 1990, nước Đức thống nhất, tất cả khối HTLĐ thất nghiệp. Đa số bạn bè nhận khoản tiền bồi thường của chính phủ Đức (vì Hợp đồng lao động kết thúc sớm) - rồi trở về tổ quốc. Huyền cũng tính đến khả năng này, nhưng còn cân nhắc vì chồng con chưa có, nghề nghiệp chuyên môn đã bỏ lâu 'về biết làm gì'? Một số bạn cùng trong tâm trạng, rủ nhau tìm cách trụ lại. Muốn được chính quyền Đức cho cư trú phải tự nuôi sống bản thân . Huyền cùng các bạn bươn chải, buôn bán vặt, làm bất cứ việc gì có thể trang trải tiền thuê nhà, tiền ăn và các nhu cầu khác.
 
Sau khi nước Đức thống nhất, co sở kinh tế của chế độ D.D.R thay đổi, chủ mới giãn thợ, chỉ giữ lại số ít rồi tuyển dụng thêm những người có tay nghề, khoẻ mạnh. Một người bạn Đức mách, Huyền tới bệnh viện quận Trung tâm phỏng vấn, thử việc. Phải qua nhiều câu hỏi kiểm tra ly thuyết, rồi thực hành xử ly tình huống giả định. Chỉ nói riêng việc hiểu hết danh từ chuyên môn trong ngành Y và trả lời những câu hỏi suôn sẻ bằng tiếng Đức - đã là chuyện khó, chưa kể đến phải thao tác xử ly cấp cứu người bị nạn...
 
Rất may trong thời gian làm việc cùng người Đưc, Huyền chịu khó học tiếng, tay nghề Y tá vững nên vượt qua mọi thử thách. Ông Gíao sư - Tến sỹ y khoa, bệnh viện trưởng chọn một mình Huyền trong số 10 người đến xin việc. Huyền được phân công về phòng cấp cứu - hồi sức. Đã bỏ nghề từ lâu, lại ở một bệnh viện lớn ở giữa thủ đô Berlin nên những ngày đầu có phần bỡ ngỡ. Tuy vậy, do có thâm niên trong nghể, Huyền nhanh chóng quen việc. Ông Bác sĩ phụ trách ca trực nhận ra khả năng của người trợ - tá nên đối xử với Huyền khác hẳn các Y tá khác. Ông vẫn thường hỏi Huyền về trường hợp này, trường hợp kia trong chiến tranh,’’c ác bạn’’ xử lí ra sao ? Những lúc thư rỗi, hỏi Huyền chuyện khi làm việc trong quân ngũ dưới thời chiến tranh... có trường hợp nào gay cấn mà Huyền đã trải qua. Huyền nhớ lại, kể cho ông nghe những kỷ niệm khó quên trong đời Y sỹ của mình... Bác sỹ càng qúy trọng Huyền, họ nhanh chóng trở thành đồng nghiệp tốt. Điều đó tạo cho Huyền sự hứng thú trong công việc, tiếp tục trau dồi nghề nghiệp ở môi trường mới.
 
Theo lệ thường, phòng câp cứu nếu không có bệnh nhân thì yên ả. Mọi người thực hiện công việc thường lệ.
 
Hôm nay, bỗng... chuông báo động reo vang, cả ca trực sôi động hẳn lên. Ai vào việc nấy. Chỉ không đầy một phút chiếc giường đa chức năng đã được đẩy tới. Người bệnh là một  phụ nữ trạc ngoài 50 tuổi. Bà đang ôm bụng quằn quại... Bác sĩ trưởng ca hôm nay mới được điều tới thay -còn rất trẻ. Sau mấy phút kiểm tra, khám bệnh, anh ta nhanh chóng ra những mệnh lệnh thông thường...
 
Huyền nghe lời nhưng vẫn chần chừ.
 
Hai đồng nghiệp của mình răm rắp làm theo. Trong đầu  Huyền bật ra: Trường hợp này đã gặp vài lần ở quân y viện dã chiến hồi cuối năm 1974 trong rừng  Lộc Ninh....’’Tại sao anh ta lại xử ly như vậy’’? Theo thói quen đã tưng làm việc với người bác si cũ, Huyền không kìm được, lên tiếng:
 
- Thưa Bác sỹ, xin ông xem lại quyết định của mình!
 
- Im lặng! Làm việc đi - viên Bác sỹ quắc mắt, lời nói gay gắt, thô bạo.
 
- Nếu tiếp tục chữa trị như vậy, bệnh nhân sẽ ngạt thở dẫn tới tử vong - Huyền đã bắt đầu thấy nóng mắt vẫn cố nói vớt. Nghĩ tới trách nhiệm và nguyên tắc trong ngành Y của nước Đức, Huyền nén lại, miễn cưỡng thực hiện mệnh lệnh của bác sĩ... Tay thao tác, trong đầu lại hiện ra hình ảnh bệnh nhân - y hệt tình trạng này - mà hơn 30 năm trước do Huyền và một bác sỹ chưa có kinh nghiệm chẩn đoán sai đã để người bệnh chết. Tuy trong hoàn cảnh chiến tranh, sự truy cứu có phần nương nhẹ, Bác sỹ trạm trưởng ngoài việc ra quyết định kỷ luật cảnh cáo nhân viên của mình, điều quan trong hơn, nhân sai lầm này, ông phân tích từng trường hợp, từng hiện tượng của từng bệnh nhân để giúp các nhân viên của mình kinh nghiệm. Bài học phải trả bằng mạng sống của con người. khiến Huyền ân hận và nhớ mãi..
 
Thế mà bây giờ, tại nơi đây, đã gần 30 năm trôi qua, cách xa nhau gần hai chục nghìn cây số, trong hai môi trường hoàn toàn khác nhau - trường hợp đó lặp lại! Trong lòng Huyền bùng lên ý nghĩ : Chả lẽ biết rõ mà đứng nhìn người bệnh chết hay sao? Nhưng... nhưng... nếu không thì làm thế nào bây giờ? Anh ta có toàn quyền quyết định trong khi mình chỉ có quyền chấp hành ?
 
NgườI bệnh dường như ngày một đau hơn cứ quằn quại, rên rỉ. Tiếng rên của bà ta cứ như  những mũi kim ai đó đang đâm vào da thit Huyền...
 
Người bệnh đau bật thành tiếng la...
 
Một quyết định như tia chớp bật ra trong đầu Huyền: Mặc, không thể khoanh tay để thần chết cướp đi mạng sống của con người ! Không được - Huyền gào lên - nếu làm vậy bệnh nhân sẽ chết. Dừng lại! Chuyển sang phòng mổ! Quên phắt mình đang chỉ là Y tá, Huyền quát như ra lệnh!
 
Viên Bác Sĩ có thể cũng đang lúng túng vì chưa dám chắc quyết định của mình là hoàn toàn đúng, ngẩng lên, phóng tia mắt nhìn người Y tá.
 
Gía lời nói đó phát ra từ miệng đồng nghiệp thì chắc anh ta đã ngừng và suy nghĩ lại. Nhưng trước mặt anh ta là một Y tá người nươc ngoài, xung quanh có 2 Y tá khác và 2 sinh viên thực tập - đang hău hắu nhìn..., cơn ' tự ái nghề nghiệp' bốc lên, không kìm được anh ta quắc mắt quát - Cút, ra ngoài. Ở đây không có chỗ của mày !
 
Đến nước này thì không thể chịu được nữa, Huyền tiến đến sát giường bệnh, gạt anh chàng Bác sĩ sang bên, dơ tay giật đám giây rợ nối từ chai huyết thanh - vất toẹt xuống đất... Viên Bác sỹ tuy to con nhưng chẳng hiểu sao bị Huyền gạt ra không chống cự mà chỉ ngiêng người lảo đảo dịch chuyển sang bên, trơ mắt nhìn người phụ nữ châu Á đang hầm hầm nổi giận.
 
Huyền coi như không có anh ta trước mặt, cúi xuống thả phanh ở bánh xe giường bệnh. Thao tác xong, nói với hai đồng nghiệp - Giúp tôi, chuyển người bệnh tới phòng mổ ngay.
 
Hai cô Y tá  dường như nhận ra Huyền đúng, quay sang liếc nhìn anh chàng Bác siĩ đang đứng xững rồi thoăn thoăt tiến về chân giường rướn người đẩy, Huyền ở trên đầu giường kéo, chiếc giường lao ra khỏi phòng hướng về phía cầu thang máy, nhanh đến nỗi mấy người đi trên hành lang phải chạy dạt, nép sang bên.
 
Đến lúc này viên Bác sĩ to cao như hộ pháp mới hầm hầm nổi giận... vùng vằng đi vào phòng bệnh viện trưởng.
 
Hai sinh viên thực tập lụt cụt theo sau.
 
Rất may phòng mổ vừa họp giao ca, mọi người đang lục tuc về vị trí làm việc. Cửa mở toang, một mình Huyền kéo chiếc giường vào. Đã quen và biết tiếng Huyền, bác sĩ trực cất giọng từ tốn pha chút hài hước: Chào người đẹp! Bệnh nhân làm sao?
 
- Yêu cầu các anh mổ ngay. Bệnh nhân bị nguy kịch!
 
- Cậu Alfred đâu? - Alfred là tên chàng Bác sĩ kia - Vì không có anh ta đi theo, bác sĩ phòng cấp cứu chần chừ....
 
- Anh ta đi đến phòng bệnh viện trưởng....Tôi sẽ giải thích sau... mổ ngay kẻo không kịp.
 
3 Bác sĩ tiến lại nhìn, bệnh nhân, hội chẩn... rồi đồng thanh - Đúng, tiến hành ngay.
 
Huyền thở phào lui ra.
 
Về phòng làm việc, trong đầu xáo trộn giòng suy nghĩ. Đến lúc này Huyền mới có thời gian thẩm định lại hành động của mình rồi thở dài: Tại sao mình lại làm vậy? Tại sao mình lại điên rồ thế? Thô bạo - gần như hành hung Sếp chuyên môn trong khi kỷ luật quy định mình chỉ được quyền làm theo, tuân lệnh?
 
- Tại sao Alfred lại không chống cự khi mình gạt anh ta ra, giành quyền chữa trị bệnh nhân... hàng loạt câu hỏi tại sao cứ dồn dập kéo đến. Không tự trả lời mà Huyền lại liên hệ: Nếu bệnh nhân kia được cứu sống, mình cũng chẳng được gì, có chăng là lời khen. Nhưng nếu bà ta chết do mình ngăn trở Bác sỹ làm việc - mình sẽ phải ngồi tù, sẽ mất tất cả.
 
- Thế ngộ nhỡ bà ta chết do Alfred sai lầm trong khi chẩn đóan - đúng như trường hợp gần 30 năm trước - thì sao?
 
- Mà mình đưa bệnh nhân tới phòng mổ, nơi có nhiều Bác sĩ tài năng, phương tiện - cũng đúng chứ? Làm sao một mình Alfred lại chẩn đoán bằng 3 người chưa nói đến khả năng, tài năng?
 
Lại nữa, tính mạng của bệnh nhân lúc đó phải tính bằng từng phút.. Mạng người cơ mà, đâu thể... Tóm lại mình làm đúng. Dù thế nào thì mình cũng không ân hận. Nếu qủa thật họ không thừa nhận,’’giữ mặt’’... thì dù bị đuổi việc cũng đành. Lại về tiếp tục lau nhà xí, cùng lắm là về nước...
 
Đến đây dường như đã tự giải thoát cho mình, Huyền đứng đậy ra lấy chai nước lọc rót ra ly - bây giờ mới thấy khát. Chưa kịp đưa lên miệng, hai cô Y tá từ bên ngoài lao vào như gío cuốn, thở hổn hển, nói nhát gừng: Anna... (Anna là tên gọi Huyền trong khi làm việc). Bọn tao...bọn tao... lo cho mày lắm!
 
Chuông điện thoại reo vang.
 
Một cô cầm ống nghe, rồi đưa cho Huyền, tiếp: Văn phòng bệnh viện trưởng gọi mày. 
 
Huyền bình tĩnh áp ống nghe vào tai... lát sau buông máy hờ hững... 2 người bạn lo lắng hỏi, Huyền cho biết viện trưởng mời lên ngay. Hai người bạn ôm lấy Huyền nói giọng như sắp khóc - Rất tiếc cho mày. Họ nghĩ tới sự truy cứu của Bệnh Viện đối với ngừơi bạn tốt của họ - Nhẹ, ít nhất cũng là đuổi việc.
 
Do đã tự xác định từ mấy phút trước, Huyền gỡ tay hai bạn, trấn an: Yên tâm ! Mình sẽ không sao đâu - đoạn đi hối hả. Trong lòng dường như vững vàng hơn, không một chút e ngại, lo lắng. Khi đến trước cửa có tấm bảng ghi tên Tiến sĩ, Bệnh viện trưởng - lúc này trong lòng mới thấy đôi chút xao xuyến... Một cảm gíac ngường ngượng ập đến. Bởi Huyền được Viện trưởng tin tưởng, giờ chắc ông ta thất vọng lắm.... Cô chậm chạp tiến đến khung cửa nắm lấy tay xoay... đột nhiên cửa có người mở, trong phòng động ngườI:  Ngoài Bệnh viện trưởng, 2 người phó của ông, còn có Alfred,1 bác sĩ phòng mổ cùng 2 người khác - áng chừng là Chủ nhiệm khoa. Họ đang nôn nóng như chờ Huyền tới
 
-'Mặc, các vị cứ việc hỏi, tôi sẽ nói...'
 
Chưa kịp dứt giòng suy nghĩ, Viện trưởng đã lên tiếng: Chúng tôi muốn nghe chị giải thích - Vì sao chị, một Y tá lại dám gạt cấp trên - Bác sĩ của mình ra - rồi 'đùng đùng' - hai từ này ông nhấn mạnh nghe vẻ trào lộng - đưa bệnh nhân tới phòng mổ?
 
- Lúc đó, tôi không quan niệm gìữa tôi và Alfred - ai là bác sĩ, ai là Y tá. Tôi chỉ còn nghĩ, ai sẽ cứu bệnh nhân... và tôi đã hành động theo lương tâm nghề nghiệp!
 
- Nhưng chị phải hiểu hậu qủa nghiêm trọng của hành động này chứ - Viện phó nhắc nhở.
 
- Lúc ây tôi không có thoi gian xác dinh trách nhiệm mà chỉ còn suy nghĩ - Làm sao cứu được người bệnh.
 
- Sao chị tự tin mình đúng mà Alfred sai?
 
- Căn cư vào đâu mà chị tự tin rồi hành động kiên quyết như vậy - Phó Viện trưởng khác tiếp .
 
- Dựa vào kinh nghiệm của bản thân đã trải qua. Hơn 30 năm trước, trong bệnh viện dã chiến của chiến trường miền Nam, chúng tôi đã phải trả gía cho sự thiếu hiểu biết nghề nghiệp, sự kiêu căng cố chấp - bằng một sinh mạng của đồng đội. Bây giờ hiện tượng này lập lại y hệt...Tôi không muốn bạn mình dẵm tiếp lên bước chân của chúng tôi trong qúa khứ, bản thân tôi lại ân hận lần nữa.
 
- Thế bây giờ, khi đứng ở đây, chị suy nghĩ thế nào?
 
- Bây giờ thì thấm, hiểu và sợ, run...
 
Cả phòng vỗ tay . Bệnh viện trưởng tiến tới ôm hôn người nhân viên rồi nhắc đi chắc lại - Tuyệt vời... Y tá tuyệt vời lắm!
 
Huyền ngơ ngác.
 
Cô chưa hết cơn xúc động do qúa mức vì lo sợ .
 
- Cô đã làm đúng. Người bệnh đã được cứu sống kịp thời - Viện Trưởng vui mừng thông báo. Ông to cao, Huyền nhỏ nhắn mảnh mai, trông như người cha ôm con gái. Những người khác lần lượt tới bắt tay nói lời chúc mừng 'Y tá tuyệt vời' ! 
 
Alfred tiến đến trước mặt Huyền, cúi đầu ngượng ngập: Anna! Thứ lỗi cho tôi về những lời khiếm nhã lúc đó...và... Không để cho Alfred tiêp, Huyền nắm lấy tay anh chàng, giọng tình cảm - Alfred cũng nên bỏ qua cho tôi về hành động’’thô bạo’’ đối với anh. Từ giờ tôi sẽ là trợ thủ 'hiền lành', đắc lực của anh .
 
Căn phòng ồn ào rồi tiếng cười vang lên...
 
Không khí chan hòa niềm vui.
 
Lát sau Viện trưởng dơ tay làm hiệu, căn phòng im lặng trở lại, giọng ông trang trọng: Các bạn! Tôi tuyên bố, bắt đầu từ ngay mai, Anna - Huyền sẽ là Y tá trưởng của bệnh viện ta. Cô ây sẽ được tăng lương cho hợp với chức vụ mới.

Berlin, tháng 7 năm 2003 - 3.2012.
 
LXQ
 
(Rút trong tập Truyện Kí Chuyến du lịch bão táp)