Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
Đỗ Trọng Khơi
Lời bạt “Còn có ai người khóc Tố Như” Giới thiệu tiểu thuyết "Còn có ai người khóc Tố Như" của nhà văn Võ Bá  Cường tới công chúng - Đài Phát Thanh và Truyền Hình Thái Bình

Nhà văn Võ Bá Cường sinh năm 1940, tới 2023 – Qúy Mão, tính tuổi mụ ông bước vào tuổi 84. Năm trước 2022, nhà văn cho in tập bút ký chân dung “Chim sơn tiêu”, viết về các vị chính khách và nhà văn cùng thời, dày trên ba trăm trang. Sang năm 2023 này nhà văn cho in tiếp tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”, khắc họa chân dung thi hào Nguyễn Du lần về Thái Bình lấy vợ và tạm trú 6 năm tại đây, khi ấy đất nước vừa dứt thời loạn Trịnh Nguyễn phân tranh thì tiếp ngay lại gặp cuộc chiến khốc liệt giữa nhà Tây Sơn với Gia Long, phận người dân lúc này đầy tang thương dâu bể. Qua đây thấy sức lao động nghệ thuật của nhà văn tuổi bát tuần thật đáng nể.


Mỗi nhà văn thành danh thường khẳng định giá trị văn chương của mình ở một thể loại. Nhà văn Võ Bá Cường thử bút qua nhiều thể loại, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, và để rồi , có thể khẳng định thể ký – chân dung văn học chính là thể loại đem lại cho nghiệp văn ông những thành công đáng kể nhất. Võ Bá Cường viết ký chân dung các nhà văn tiền bối cũng như đương thời, với các tác phẩm đã in: “Bạn văn”, “Chim Sơn tiêu”, rộng lớn quy mô hơn là tập ký chân dung về thành phố Thái Bình, tác phẩm “Cầu Bo qua phố”. Ngay những cuốn trường thiên dài bốn năm trăm trang sách, như “Chuyện Tướng Độ” viết về cuộc đời sự nghiệp của vị tướng văn hóa lừng danh, và “Người đeo lục lạc” ký họa chân dung nhà văn cách mạng nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang, tới nay là tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”, thêm ghi nhận đó thực chất vẫn là những tập sách mà cách biểu đạt, kết cấu mang đậm phong vị của thể ký

Xem tiếp
  Nguyễn Thị Hiền
 
 
Trên quả đồi Cháy , Ấp Cầu Đen , Yên Thế , Bắc Giang những năm tản cư chống Pháp , có mấy gia đình văn nghệ sỹ ở đó .
Giữa đồi là nhà bố tôi ( Nhà văn Kim Lân ) Sát cạnh nhà tôi là nhà bác Hồng ( Nhà văn Nguyên Hồng ) Rồi đến nhà bác Bình ( họa sỹ Tạ Thúc Bình ) Phía đầu quả đồi là nhà vợ cả bác Tố ( Nhà Văn Ngô Tất Tố và họa sỹ Trần Văn Cẩn ) Cuối quả đồi cũng là nhà bác Tố , nhưng đấy là nhà vợ hai của bác . Rồi sau có thêm cô Anh Thơ , Bác họa sỹ Nguyễn Tư nghiêm , Cô Túc vợ bác nhạc sỹ Đỗ Nhuận cùng về ở .
Tôi thường hay lấp ló đứng ngoài cửa xem bác Trần Văn Cẩn , bác Nguyễn Tư Nghiêm , bác Tạ Thúc Bình vẽ , Tôi có thể đứng im hàng giờ nhìn các bác vẽ .
Một hôm không nhịn được tôi đã đánh cắp 1 viên phấn của bác Tạ Thúc Bình ngồi hí hoáy vẽ , Tôi đã vẽ những nét đầu tiên nguệch ngoạc trên nền đất đỏ của quả đồi - Vẽ một hồi nhìn hòn phấn vừa lấy cắp của bác Tạ Thúc Bình trên tay , bỗng tôi xấu hổ quá ! Bố mẹ đã dậy không được lấy bất kỳ cái gì của ai , tần ngần tiếc rẻ bức tranh vẽ trên nền đất đỏ , hối hận vì đã không nghe lời bố mẹ , vội đứng lên rón rén trở lại nhà bác Bình , trả lại viên phấn vào chỗ cũ , thở phào nhẹ nhõm , lòng sao lâng lâng nhẹ nhàng thế ,
Xem tiếp
 Phạm Xuân Cần
 
 
Từ trước đến nay một số chi tiết trong Lễ Độc lập, ngày 2/9/1945 được một số tài liệu (kể cả sách giáo khoa) viết chưa đúng, nên dẫn đến hiểu sai. Đáng chú ý là:
- Buổi lễ diễn ra vào buổi chiều, không phải buổi sáng.
- Bức ảnh chụp cận cảnh, chính diện Cụ Hồ mặc áo đại cán, đứng trước micro hình tròn, được chú thích Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thực chất là bức ảnh của một sự kiện khác, diễn ra hơn 10 năm sau đó. Thực tế hôm đó Cụ Hồ mặc áo vét màu vàng, áo sơ mi trắng bên trong, không thắt cravat và có đội mũ. Bức ảnh chụp từ xa, Cụ đội mũ, có che ô, đứng đọc mới chính xác là ảnh Cụ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Trong buổi lễ, ngoài Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, còn có các vị Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng trình bày các nội dung khác. Cuối buổi Cụ Hồ còn nói thêm để nhắn nhủ quốc dân.
Báo Trung Bắc Chủ nhật, số ra ngày 9/9/1945 đã tường thuật khá chi tiết và sinh động diễn biến buổi lễ. Chúng tôi xin trích đăng sau đây:
Xem tiếp
 
 Sáng 20-9-2023 tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam đã có buổi ra mắt tiểu thuyết " Còn có ai người khóc Tố Như" của nhà văn Võ Bá Cường. Ngài Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và nhiều các vị lãnh đạo TƯ và tỉnh Thái Bình, Yên Bái cùng các nhà văn đã đến dự.
Tiểu thuyết của Võ Bá Cường viết về 10 năm Nguyễn Du ở Thái Bình t năm 1786 đến năm 1795, ông chịu cảnh đời "mười năm gió bụi" (thập tải phong trần - lời Nguyễn Du), phải ẩn dật nhờ nơi quê vợ ở Thái Bình. Nguyễn Du lấy bà Đoàn Thị Tộ, con gái thứ sáu của Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục - quan đại thần thời Lê - Trịnh và là em gái của danh nhân Đoàn Nguyễn Tuấn theo phù Tây Sơn làm chính thất ở làng Hới (Hải An), huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình, nay là thôn Hải An, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ. Ông bà sinh được một con trai, sau khi theo cha đi sứ Trung Quốc về thì qua đời. Đến năm Nguyễn Du 37 tuổi mới bắt đầu bước lên bục quan trường. Năm 1802, vua Gia Long triệu ra làm quan, bắt đầu làm Tri huyện Phụ Dực, Thái Bình, sau đó chuyển làm Tri phủ Thường Tín, Hà Đông. Năm 1806, vua triệu vào kinh đô Phú Xuân làm Đông các điện học sĩ. Năm 1809 làm Cai bạ Quảng Bình. Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và làm Chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ thần sang Trung Quốc. Đi sứ về, Nguyễn Du được thăng Lễ bộ hữu tham tri. Khi Minh Mạng nối ngôi vua cha, năm 1820 giao cho Nguyễn Du dẫn đầu đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp khởi hành thì ông qua đời. 
 
Đây là buổi ra mắt sách hiếm có không phải nhà văn nào cũng làm được như Võ Bá Cường. 
Xem tiếp


Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2023

 

Kính thưa các nhà văn lão thành,

 

Nhân Ngày Quốc tế người cao tuổi 01.10 và Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam, thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, tôi xin gửi lời kính chúc sức khỏe tới toàn thể các nhà văn cao tuổi là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm tròn 50 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước. Thế hệ những nhà văn lão thành của Hội Nhà văn Việt Nam là một thế hệ ĐẶC BIỆT. Bởi rất nhiều nhà văn lão thành là những người lính tham gia trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt có những nhà văn lão thành đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại cho độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Sự đóng góp của các nhà văn lão thành cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước và cho nền văn học Việt Nam là vô cùng to lớn. Nhân dân và các nhà văn của các thế hệ sau không bao giờ quên được sự đóng góp này.

Sau khi chiến tranh kết thúc và thống nhất đất nước, các nhà văn lão thành lại dấn thân trong cuộc đấu tranh chống cái Ác để bảo vệ phẩm giá con người Việt Nam trước những thách thức, đe dọa mới và tiếp tục làm ra những giá trị cho văn học nước nhà. Cũng chính vì lý do đó mà Đảng đoàn, Ban Chấp hành Hội Nhà văn sẽ tổ chức Hội nghị Đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất nhằm tôn vinh những đóng góp của nhà văn lão thành cho đất nước và cho văn học.

Xem tiếp

Hoàng Quốc Hải

( Nhà văn )Một em bé được cõng đưa ra xe cứu thương - Ảnh: DANH TRỌNG

 

Tôi đã sống gần một thế kỉ. Qua nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Qua ba cuộc chiến tranh:

-Chống xâm lược Pháp.

-Chống can thiệp Mỹ.

-Chống xâm lược của quân bành trướng Trung Hoa.

Chưa bao giờ nghe thấy tiếng kêu bi thiết như thế.

Nỗi đau này có nhà thơ đã nói giùm tâm trạng đau buồn của người Hà Nội, của cả nước và cả của đất trời:

“ Hà Nội mưa,

Năm cửa ô, cửa nào cũng khóc.

Ba mươi sáu phố,

Phố nào cũng buồn...”

Nỗi đau “Chung cư Khương Hạ “ không của riêng ai. Lẽ ra nó không đáng có. Và không được phép có. Nếu như con người nhận thức được THAM là nguồn gốc của khổ đau. THAM SÂN đối với sự quản lí của các cấp chính quyền, là nguồn cội gây ra đau khổ cho người dân.

Xem tiếp

NDO - Nhà văn, dịch giả Nguyễn Bản, tác giả của nhiều truyện ngắn và truyện dịch, đặc biệt là hai tác phẩm dịch được yêu thích “Đỗ quyên đỏ” và “Nữ hoàng phong lan”, đã qua đời lúc 3 giờ 5 phút ngày 15/9 sau nửa năm chống chọi với bệnh tật, ở tuổi 92
 
.Trang trannhuong.com xin chia buồn cùng gia quyến, cầu cho anh linh nhà văn Nguyễn Bản siêu thoát
 
Nhà văn, dịch giả Nguyễn Bản sinh năm 1931 tại Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp khoa văn Đại học Sư phạm Văn khoa năm 1976. Ông viết truyện ngắn đầu tiên của ông vào năm 1961 và đã được dịch ngay sang tiếng Anh, tiếng Pháp.
Các tác phẩm của ông chủ yếu là viết truyện ngắn và dịch văn. Ông đã cho ra mắt bạn đọc các tác phẩm gồm: Truyện ngắn “Bức tranh và vết thạch” (1992), “Mùi tóc Thảo” (1994), “Truyện ngắn Xem tiếp
 Theo FB Phạm Đức Bảo

Đa số người Ukraina tin tưởng rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraina sẽ có thể giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Đồng thời, nhiều người được hỏi không đồng tình với ý kiến tổ chức đàm phán với quốc gia xâm lược.


Điều này được biết từ kết quả một nghiên cứu của Democratic Initiatives Foundation (Quỹ Sáng kiến Dân chủ) dành cho ấn phẩm Bild. Đồng thời, 86% số người được hỏi ở Ukraina bác bỏ phương án Ukraina sẽ từ bỏ một phần lãnh thổ của mình để đổi lấy việc gia nhập NATO.

Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)