Trang chủ » Tài liệu tham khảo

HÀ NỘI THÀNH NHÀ LÝ

Hoàng Đạo Thúy
Chủ nhật ngày 3 tháng 10 năm 2010 9:34 PM

 Hà Nội ngày nay gồm 4 phần đất :
        Một là thành THĂNG LONG đời Lý và đời Trần .Đó   là khoảng
đất ,bắc từ phường Thụy Khuê ,nam đến trại Giảng Vũ ,đông là vườn Bách
Thảo  ,tây là Cầu Giấy .
         Hai là ĐÔNG KINH đời Lê ,ở phía đông thành Thăng Long cũ
,gồm tòa thành phố Phường từ Yên Phụ ,Yên Ninh ,đông đến  sông Hồng
,nam đến phố Hàng Kèn  (đường Quang Trung ). Bắc  thành của đời Nguyễn
cũng  vẫn  như thế . Nhưng từ khi thực dân Pháp đến nó đuổi những làng
ở  phía đông và phía nam hồ Gươm ,làm thành khu “phố Tây”.
        Thứ  ba là khu vực hồ Tây ,trong đó xen lẫn vết tích các triều đại …
        Thứ tư là khoảng rộng bao la ,đang xây dựng trước mắt chúng
ta ,thủ đô nước Việt Nam XHCN, bao lấy các khu  Lý ,Trần, Lê ,Nguyễn
,vươn đến sông Nhuệ , vượt sông Hồng , đến  sông Đuống ,mở rộng phía
nam đến bến Thúy Áí  ,bãi Tự  Nhiên  .Khác nào một bông hoa to lớn ,
các phố phường cũ là phấn ,là nhị ,nguồn nước  mật là hồ Tây .
        Từ đầu thế kỷ thứ nhất ,cách đây gần 2000 năm rồi ,đất Long
Đỗ đã là một chiến trường .Tướng già của Đông Hán  là Mã Viện ,lúc ấy
đem quân sang chiếm lại nước ta .Bà Trưng dàn quân ở bên hồ Lãng Bạc
,là hồ Tây bây giờ .Hồi đó chưa có đê ,chưa có đường thanh niên  mà
trước đây gọi là đường Cổ Ngư  ,Mã Viện kể  rằng :”  Sớm ngày ,thấy
một khoảng muôn tầm sóng bạc ,sương tỏa mịt mù ,con phi diên bay là là
trên mặt nước , rợn cả người “  .Trận ấy ,bà Trưng đem một đạo quan
hăng hái ,nhưng luyên tập chưa đủ ,mà đánh vỗ mặt một độ quân đã dày
dạn mười năm trên chiến trường Tây vực ,nên kém sức  phải rút về giữ
Cẩm Khê .
        Trứơc thời bà Trưng  một ít ,gần bờ hồ Lãng Bạc  ,cũng đã có
người cao lớn hào hung tên là Lý Ông  Trọng . Bên Trung Quốc đắp
trường thành  để trấn phía Bắc  ,nhà Tần  dùng Ông Trọng giữ thành
,làm  cho các bộ lạc Hung nô khiếp sợ  ,không dám vào cướp . Sau Ông
Trọng  về thăm quê  không sang nữa , thì Trường thành cứ bị đánh phá
luôn . Vua Tần phải sai đúc tượng Ông Trọng ,đặt ngoài cửa Tư mã
,trong bụng tượng có người để  làm  cử động  chân tay. Người Hung nô
nhìn thấy ,kiềng không dám đến nữa . Đền thờ Lý Ông Trọng ở lang Chèm
. Khoảng Đời Đường ,quân xâm  lược sau khi đã củng cố ở miền Thuận
Thành ,rồi núi  Bát Vạn (có 8 vạn cái tháp dất  nung ) và núi Long
Khám bên Bắc Ninh ,tiến sang bên này sông Hồng ,để hòng nắm chặt cả
miền Nam ta .Bọn này tin về phong thủy ,xem Long đỗ  động, thấy đất có
hình 9 con rồng vờn một hòn châu , cho là quý địa . Muốn làm cho nền
đô hộ của chúng được lâu bền ,chúng tìm,,” huyệt “chỗ mắt con rồng to
nhất  rồi đổ nhiều kim và mồ hóng xuống làm bùa yểm ,để cho rồng
ta,”mù mắt  “,dân ta không còn nổi lên được nữa . Đó là cái ao chùa
Một Cột , sau này vua Lý làm ở đó ngôi chùa hình hoa sen . Trấn yểm
xong , bọn  đô hộ mới đắp thành Đại La “vòng vèo ngàn trượng ”, lập
phủ đô hộ để thống trị cả nước . Con rồng không biết có mù hay  không
.Nhưng không bao lâu ,một đoàn dũng sỹ xứ  Đoài ,tức là Sơn Tây do Bố
Cái Đại Vương chỉ huy táo tợn , bất thình lình vây hãm  phủ đô hộ ,
làm cho quan đô hộ gỡ  không  ra ,lo  quá ,chết  ngóm . Sau đó ,khi
ông Bố Cái mất ,thì chôn ở phía tây phủ đô hộ . Mả ấy bây giờ vẫn  còn
,ở làng Kim Mã ,chỗ đầu đường  Đại La .Lấy vị trí cái mả này mà suy
thì có lẽ phủ đô hộ của nhà Đường  ở vào khoảng Bích Câu và Văn Miếu
bây giờ ..La Thành  đời nhà Đường đắp vòng 1982 trượng . Mỗi trượng 10
thước . Thước Trung Quốc trước kia còn ngắn hơn thước ta . Vậy thì chỉ
độ 7 hay 8 cây số . Sau này Lê ,Mạc đắp thêm ba bốn lần. Hiện giờ
thành đất quanh Hà Nội đến 30 cây số . Khó mà thấy rõ ai đắp khúc nào
                                 Thành Nhà Lý
          Khi Lý Thái Tổ lên ngôi ở Trương Yên, Ông thấy quy mô chỗ
ấy  chật  hẹp, bàn với mọi người: ”Các vua trước cứ quanh quẩn ở quê
nhà, thế là không nhìn xa(1)”. Vốn là một đứa bé không cha ở miền Từ
Sơn, khi về thăm quê, qua miền hồ Lãng Bạc với sông Hồng, ông thấy địa
thế rộng rãi, dân đông lại ở giữa cánh đồng phì nhiêu của đất nước,
mới có ý đóng kinh đô ở đó. Lúc đấy tháng 7 năm Canh Tuât, năm đấu
Thuân Thiên tức năm 1010
          Tục truyền rằng khi vua Lý đến nơi có con rồng vàng hiên
lên trên sông, rồi bay lên trời…Vua Lý cho là điềm lành nên đặt tên
Kinh Đô mới là Thành Thăng Long và sau này gọi tắt  là Long thành…
            Đất Thăng Long, phía Đông có sông Nhị, tức là sông Hồng
rồi, nhưng sau sông lại cả một vòng hồ và đầm. Phía Bắc có Hồ Tây,
lúc đấy còn  liền với cả Hồ Trúc  Bạch nối  luôn  đến Hồ Cổ Ngựa, chỗ
trợ  Đồng Xuân bây giờ. Rồi đến Hồ Hàng Đào, thông với Hồ Hoàn Kiếm
bằng một con ngòi, trên bắc cái cầu gỗ, chính chỗ Phố Cầu Gỗ  ngày
nay.  Hồ Hoàn Kiếm lại có ngòi thông  ra  Sông  Cái và Hồ Thủy Quân.
Phía Nam lại có Đầm Sét,  rồi có con Sông Kim Ngưu đi đến  tân Voi
Phục. Lại còn Sông Tô Lịch, từ Sông Nhị chẩy vào, theo đường Nguyễn
Siêu đến Công Chéo Hàng Lược mem Phố Phan Đình Phùng, đến làng Hồ
Khẩu, thông với Hồ Tây, đến làng Bưởi gặp con Sông Thiêm Phù từ phía
Xuân Tảo chẩy xuống, rồi chuyển sang phía Nam. Bao nhiêu hồ, ao, sông
đầm như vậy, mà Hồ Tây lại thông với Sông Cái, lại chưa có đê nên mùa
hè lắm mưa nứơc tràn tắng xóa, bao lấy một  khu vực nổi lên nhiều gò
đống. Có nước làm hàng rào, có gò làm chỗ dựa. Thời bấy giờ Thăng Long
thấy đã là một nơi hiểm tuấn…
                                         *
           *
                                                              *
          Sử chép rằng: Lý Thái Tổ xây dựng Điện Càng Nguyên ở giữa,
để là chỗ  làm các lễ của triều đình.
          Bên phải và bên trái là hai Điên Tập Hiền và Giảng Võ. Các
Điên đều có bậc rồng. Phía sau có Cung Ngênh Xuân. Với hai Điện Long
An và Long Thụy là chỗ vua ở. Lại còn hai cung là chỗ ở của các phi,
tần tức là các vợ vua. Khu vực Cung Điện này có ba cửa, cửa Phi Long
để sang Cung Ngênh Xuân, Cửa Đan Phượng  thông với cửa Uy Viễn, để ra
phía ngoài. Cũng bắt đầu xây thành và các kho  tàng. Thành có bốn cửa,
Đông là cửa Tường Phù, Tây là cửa Quảng Phúc, cửa phía Nam là Đại
Hưng, cửa phía Bắc gọi là Diên Đức.  Bên bờ sông xây Điện Hàm Quang để
hàng năm xem bơi chải.
        Thái tổ sinh ra ở chùa, lúc nhỏ lại học thầy chùa, nên ông
làm khá nhiều chùa. Các chùa long Hưng, Thánh Thọ, Thiền Quang, Thiên
Đức. Vua hay đến nghe  kinh ở chùa Chân  Giáo là nơi sau này ở đó vua
cuối cùng của nhà Lý thắt cổ chết.
        Suốt trong thành có những kênh đào ngang dọc. Cho đến bây giờ
cũng còn những kênh quang  khu vực cung vua. Thời bấy giờ đường cái
chắc chắn là còn ít, sông hồ lại đều thông nhau, năm nào cũng lụt lội,
chắc chắn phương tiện giao thông chính trong thành là thuyền. Ngoài
thành phía Bắc mem hồ Tây có đên 61 phường, Như các phưòng Hồ Khẩu,
Bái Ân, Thanh Lâu, Thụy Khuê…Có lẽ đây mới là nơi tâp trung dân cư làm
ăn.  Bấy giờ nhiều nhà ở các phường, các trại, tường còn xây bằng gạch
vồ cũ…Ở trong  các con kênh  thỉnh thoảng lại mò được những cột và dầm
khá to, bằng gỗ rắn, có trạm  trổ. Vật liệu xây dưng có lẽ cũng không
phải tìm xa. Vì quang Thăng Long có nhiều rừng. Ngay cách đây 50 năm
bên kia sông cũng còn nhiều  rừng, rừng sặt ( làng Trang Liệt) rừng
báng ( làng Đình Bảng) rừng làng Xuân Quan. Hiện nay  rừng  Sặt vẫn
còn lơ thơ những cây lim, cây sếm, cây táu, là loại gỗ tứ thiết. Con
Thái Tổ là Thái Tông tổ trức 10 vệ quân để giữ  thành, lấy điên Quảng
Võ làm chỗ xét án, đúc chuông treo ngoài cửa, nói là dân có ai oan ức
có thể đánh chuông để đòi sử sét được. Lại đắc đàn Xã Tắc làm chỗ tế
trời đất. Năm 1049 dưng chùa Diên Hựu tức là chùa Một Cột, để ghi một
giấc mộng (vua theo Phật lên tòa sen). Có người lại nói là Vua mộng
thấy Phật cho hoa sen rồi sinh ra Hoàng Tử.
           Đời Thánh Tông , là lúc ta không dùng tên nước là Đại Cồ
Việt nữa , mà bắt đầu gọi là Đại Việt, thì năm 1056 xây ngọn tháp Báo
Thiên cao 12 tầng , trừng ở chỗ xau  đền Đông Hương phố Hàng Trống,
chỗ này trước đây gọi là thôn Báo Thiên, đúc chuông đồng 120 tạ, lại
làm hành cung ở hồ Dâm Đàm tức Hồ Tây. Hành cung này đặt tên là Thúy
Hoa cung, hiện nay là Chùa Trấn Quốc, trên chiếc bán đảo liền vào
đường Thanh niên. Năm 1070 mới xây Văn Miếu mở Trường Thái Học.
         Đời Nhân Tông đúc quả chuông khổng lồ, sau này gọi là Quy -
Điền trung, tức là chuông ruộng  rùa. Thấy nói quả chuông này to lắm,
nhưng đánh không kêu, nên bỏ ở thuở ruộng gần chùa Một Cột.  Lâu ngày
gần chuông sinh ra lúc nhúc vô số  rùa. Chuông  ruộng  rùa, trước kia
được coi là một trong bốn thứ của quý của Việt Nam. Bốn thứ ấy là:
Tháp Báo Thiên, Vạc Phổ Minh ( Cái đỉnh chùa phổ minh), chuông  ruông
rùa, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm ( Đông Triều ). Sau này lúc quân Minh
bị ta vây ở Hà Nội, nó phá quả chuông to ấy để đúc sung. Năm 1108 đắp
đê Cơ Xá, là con đê thứ nhất ở nước ta. Đê  này men Sông Hồng  phía
đông Hà Nội. Sử chép năm 1126  có một cuộc đánh cầu ở trước Điện Thiên
An. Chừng cũng là bọn Vương hầu  đánh thôi. Năm 1170 đời Anh Tông, bắt
đầu có cuộc tập cưỡi ngựa bắn cung cánh đất rộng phiá nam thanh chỗ
trại Giảng Võ…
                                      (1) Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở
Trường yên, Ninh Bình.
                                         Thường nói đó là đỗng Hoa
Lư, quê ông Nhưng thật
                                         ra quê Vua Điinh lại ở Đại
Hữu cách Trường yên độ 5
                                         cây số. Phía đông bắc sông
Hoàng Long. Đỗng hay
                                         Động là tên làng cổ của ta.
Ví dụ Hà Nội xưa gọi là
                                         động Long Đỗ.
Rút trong tác phẩm “Thăng Long Đông Đô Hà Nội – Hoàng Đạo Thúy - NXB
Hà Nội - 1971”
 
Tài liệu này do Chu Thi Linh Quang cung cấp
0433831483
0979058375