Có nhiều con đường đi đến Thăng Long
Dân tộc Việt Nam đã nghìn năm về trước
Nhưng còn đó, nhiều lần từ phương Bắc
Bọn giặc hung tàn chưa từ mộng xâm lăng.
Nay trọn nghìn năm… đường đến Thăng Long!
Của bậc Đế vương nước Đại Cồ Việt
Củng cố dựng xây nối đời độc lập
Từ triều Đinh, Lê tạo dựng thuở ban đầu.
Việt Nam năm nay kỷ niệm nghìn năm
Lý Công Uẩn dời kinh đô lịch sử
Từ Hoa Lư, nơi núi rừng cách trở
Về Đại La xưa, đặt tên gọi: Thăng Long.
Nơi đất rộng thế núi, dựa sông
Được thế rồng chầu, uy nghiêm hổ phục
Nơi quan yếu của bốn phương trời đất
Tầm nhìn thánh minh kinh sư mãi muôn đời.
Nay trọn nghìn năm, hãy nhìn lại Thăng Long
Tống, Đường, Nguyên, Minh, Đại Thanh một thuở
Dẫu hung hăng, có binh hùng, tướng mạnh
Đại bại, xin hàng, nhục nhã… nơi đây.
Đường đến Thăng Long ông cha xưa là thế!
Hậu thế sinh thời có nghĩ tiếp ngàn năm?
Noi tấm gương xưa, hãy đừng quên nòi giống?
Để mãi nơi này, tên gọi THĂNG LONG!
*****
Chiếu dời đô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản dịch tiếng Việt:
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô[7], nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô[8], há phải các vua thời Tam Đại[9]; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương[10], ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
(Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)