Trang chủ » Tin văn và...

CỬ TRI ĐỀ NGHI KIỆN TRUNG QUỐC, KHÔNG ĐƯỢC NHÂN NHƯỢNG

Nguồn datviet
Thứ ba ngày 13 tháng 8 năm 2019 7:15 AM


(Tin tức thời sự) - Vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng, không ai được phép nhân nhượng dù chỉ 1cm

Tiếp tục khẳng định kiến nghị của cử tri 15 tỉnh thành gửi tới Quốc hội liên quan tới đề nghị Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là mong muốn hoàn toàn chính đáng - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết, dựa trên những chứng cứ lịch sử Việt Nam hoàn toàn đủ cơ sở tuyên bố chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Cu tri de nghi kien Trung Quoc: Khong ai duoc nhan nhuong
Ảnh minh họa


Về mặt pháp lý, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và cơ sở khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ông Rinh cho biết, mong muốn của cử tri cũng là nguyện vọng chung và chắc chắn Việt Nam cũng phải tính toán khởi kiện Trung Quốc.

"Theo tôi được biết, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuẩn bị, hoàn thiện các nghiên cứu, thu thập chứng cứ, kể cả mời các chuyên gia quốc tế tư vấn pháp lý. Vấn đề là thời điểm kiện và lựa chọn tòa án nào để kiện thì phải tính toán, cân nhắc cho kỹ", ông Rinh nói.

Không được phép nhân nhượng vô nguyên tắc

Cũng đồng tình với nhận định trên, TS Trần Việt Thái - Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đánh giá những kiến nghị của cử tri thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tấm lòng, sự quan tâm của họ với vận mệnh, công việc chung của đất nước. Theo ông, vấn đề là cơ quan quản lý nhà nước, các cấp có thẩm quyền phải trao đổi, chia sẻ thông tin để làm rõ hơn bản chất của vụ việc, làm rõ hơn sự quyết tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ông nhấn mạnh, một đất nước chỉ tồn tại và phát triển được khi có tiến nói như vậy của cử tri.

Giải thích để cử tri rõ hơn, TS Trần Việt Thái cho biết, VN – TQ hiện đang chia làm hai hướng đám phán. Một là, với các vấn đề ít nhạy cảm trên biển. Hai là, việc phân định khu vực cửa Bắc bộ. Ngoài ra không có cơ chế đàm phán nào khác về các vấn đề rộng lớn hơn như Trường Sa, Hoàng Sa… Vị chuyên gia khẳng định, không có sự thỏa hiệp hay nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

"Đầu tiên, tôi khẳng định là không có cơ chế thỏa hiệp. Tiếp đến cũng không có sự thỏa hiệp nào và cuối cùng càng không có một sự thỏa hiệp vô nguyên tắc.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình, thông qua các giải pháp ngoại giao và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cử tri cứ yên tâm, chúng ta không thỏa hiệp vô nguyên tắc. Vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng, không ai được phép nhân nhượng dù chỉ 1cm, càng không được nhân nhượng vô nguyên tắc", ông Thái khẳng định. Vị chuyên gia cho biết, chừng nào Việt Nam còn duy trì các kênh đàm phán đó, thì Trung Quốc không có cớ để gây hấn với Việt Nam.

Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược nói thêm, có rất nhiều giải pháp có thể giải quyết những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Phương pháp giải quyết bằng tòa án quốc tế là một giải pháp văn minh nhưng không phải là duy nhất. Từ đàm phán, trao đổi đoàn, thương lượng công khai hoặc bí mật… Giải quyết bằng biện pháp pháp luật, đưa nhau ra tòa chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác.

"Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, theo luật quốc tế đặc biệt là công ước và luật biển 1982 thì có 7 cơ chế có thể kiện. Nhưng cơ chế duy nhất có tính ràng buộc là cơ chế liên quan tới tòa án Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), thì hiện nay TQ không thừa nhận. Còn lại các cơ chế khác chỉ mang tính giải thích pháp lý chứ không có tính giàng buộc", ông Thái nói.

Dẫn ví dụ từ vụ kiện của Philippines, ông cho biết, bản chất của vụ kiện là Philippines đang nhờ tòa giải thích rõ ràng về một số điểm liên quan tới diễn giải về Công ước và Luật biển quốc tế để tránh tình trạng mỗi bên diễn giải một cách, Trung Quốc tự diễn giải theo ý của mình. Đây không phải là vụ kiện có tính giàng buộc về mặt pháp lý. Tòa án Philippines chọn cũng không có chức năng giàng buộc về mặt pháp lý.

Trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc không?, ông Thái cho biết, có 3 vấn đề Việt Nam cần quan tâm.

Thứ nhất, cần nhìn nhận, theo dõi tiếp vụ kiện của Philippines để đưa ra những đánh giá kỹ càng cả về thuận lợi và khó khăn trong trường hợp Việt Nam lựa chọn giải pháp theo chân nước này.