Sự phản ứng nhanh chóng của Giang, với một sự kiện xảy ra ở một nơi cách xa Bắc Kinh, hơn nữa còn đe dọa người Bí thư Thành ủy, đã cho thấy rằng Giang thực ra là tổng chỉ huy của cuộc đàn áp Pháp Luân Công; ông ta là người chỉ thị trực tiếp về vấn đề này; và chính ông ta đã ra các mệnh lệnh. Ngược lại, khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị đánh bom, Giang Trạch Dân chẳng xuất đầu lộ diện trong nhiều ngày.
Trong cuốn tiểu sử của mình, Giang luôn cố gắng tự biện hộ cho bản thân, với thủ pháp là trích dẫn câu nói của chính mình, để tạo ra bất cứ hình ảnh nào mà ông ta thích và tô vẽ mọi thứ. Nhưng có quan chức Trung Quốc nào bị kết án tham nhũng, mà lại chưa từng tuyên bố trong một cuộc họp rằng ông ta “chống tham nhũng”? Hành động có sức thuyết phục hơn lời nói. Điều này lại càng đúng với một nhân vật lẻo mép và thích hát hò như Giang Trạch Dân.
Việc Giang bất hiếu với người cha đẻ của mình, bất trung với các tổ chức, và thiếu trung thực với nhân dân đã khiến ông ta trở thành kẻ “bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín” [11] – một tên hề mang lại tai họa cho đất nước Trung Hoa. Việc cho phép Giang Trạch Dân hoang ngôn và viết lại tiểu sử chính là làm hại các thế hệ sau.
Tiểu sử của Giang, bạn có thể nói, tương ứng với cuộc đời của ông ta: đầy rẫy dối trá và mâu thuẫn.
Nếu thế hệ chúng ta có thể đảm trách sứ mệnh là nhân chứng của lịch sử, vậy thì hãy trả lại cho lịch sử bộ mặt thật của Giang Trạch Dân. Đây là trách nhiệm không thể thoái thác của tất cả chúng ta.
Ghi chú:
[1] Dưới sự thống trị của cộng sản tại Trung Quốc, những ghi chép về mỗi cá nhân, gọi là “lý lịch”, được lưu giữ bởi nhà cầm quyền, trong đó có chi tiết về những hành vi của mỗi cá nhân, nhận thức chính trị, xuất thân gia đình, việc xuất ngoại và nhiều thứ khác như là một phương tiện để giám sát và kiểm soát dân chúng.
[2] Robert Lawrence Kuhn, “Người đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân” (New York: Crown, 2004), tr 31.
[3] Kuhn, Người đã thay đổi Trung Quốc, tr 33.
[4] Sách đã dẫn, tr 32.
[5] Sách đã dẫn, tr 34.
[6] Sách đã dẫn, tr 366.
[7] Sách đã dẫn, tr 369.
[8] Sách đã dẫn, tr 125.
[9] Sách đã dẫn, tr 124.
[10] Sách đã dẫn, tr 490.
[11] Điều này trái ngược với những đức hạnh chính yếu của con người được miêu tả bởi đức Khổng Tử là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
____
2.Oán khí nghìn năm tích tụ nên một thực thể tà ác
Vào năm Vũ Đức thứ 9 triều đại nhà Đường (năm 626 sau Công nguyên), Hoàng Đế khai quốc, Cao Tổ Lý Uyên, với sự phò tá của người con trai thứ Lý Thế Dân đã bình định 18 vương hầu, tiêu diệt 72 đạo phản quân, an hưởng thái bình thịnh trị, giang sơn thống nhất. Cao Tổ có bốn người con trai: Kiến Thành, Thế Dân, Nguyên Cát, và Nguyên Bá. Trong khi Nguyên Bá mất sớm, Kiến Thành, Thế Dân và Nguyên Cát đã tới tuổi trưởng thành và được phong danh hiệu lần lượt là Ẩn Vương, Tần Vương và Tề Vương. Kiến Thành và Nguyên Cát đã tư thông với hai phi tần được Cao Tổ sủng ái là Trương Diễm Tuyết và Doãn Sắt, rồi bị Thế Dân phát hiện được. Tuy sự việc chưa vỡ lở nhưng Kiến Thành và Nguyên Cát vẫn mang tâm oán hận đối với Thế Dân. Theo những quy tắc truyền ngôi từ xưa để lại, khi Cao Tổ qua đời, người con trai cả là Kiến Thành sẽ lên kế vị. Nhưng Thế Dân có công lao vô cùng to lớn, gần như một mình gây dựng giang sơn Đại Đường. Cao Tổ thường khen ngợi Thế Dân, và điều này khiến Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng oán giận và đố kỵ.
Trên thực tế, Nguyên Cát vốn là một công tử kiêu ngạo và tự phụ, từ lâu đã thèm muốn ngai vàng. Kiến Thành thì nhu nhược và khá bất tài, chẳng thể gây trở ngại đối với hắn ta. Tuy nhiên Thế Dân lại rất có uy vọng, là một cái gai trong mắt Nguyên Cát. Hắn ta ngày đêm suy ngẫm, cuối cùng đã lập mưu ban đầu mượn Kiến Thành để trừ khử Thế Dân, sau đó sẽ trừ khử nốt Kiến Thành, rồi tự mình độc chiếm ngai vàng.
Một ngày nọ, công chúa Bình Dương đột nhiên bệnh chết; tất cả văn võ bá quan đều tới tống táng. Nguyên Cát và Kiến Thành đã nhân cơ hội mời Thế Dân đến dự tiệc rượu nhằm tìm cách hạ độc. Thế Dân tính tình khoáng đạt, tưởng rằng Kiến Thành và Nguyên Cát muốn tạ tội, nên đã thản nhiên đến dự mà không nghi ngờ. Nhưng như câu nói xưa, “anh hùng bất tử“, Thế Dân vừa đưa rượu lên miệng và hớp một ngụm thì một chú chim én bay ngang qua, thả phân xuống làm bẩn cả ly rượu lẫn y phục. Khi Thế Dân đi thay y phục thì đột nhiên cảm thấy một cơn đau xé ruột, bèn vội vàng trở về cung; về đến nơi thì miệng nôn trôn tháo suốt đêm. Sau đó Thế Dân nảy sinh nghi ngờ, đoán rằng trong rượu có độc. Cao Tổ sau khi nghe chuyện, sợ rằng Thế Dân và hai người huynh đệ không thể dung hòa được nữa, bèn cử Thế Dân tới Lạc Dương để cai quản miền đông tỉnh Thiểm Tây, dựng nên vương triều độc lập, giống như Lương Hiếu Vương triều Hán năm xưa.
Nghe tin ấy Kiến Thành và Nguyên Cát vô cùng sợ hãi, bởi vì Thế Dân mưu lược hơn người, ôm ấp hoãi bão lớn như biển cả, văn thần dưới trướng có Tôn Vô Kỵ, Từ Mậu Công, Lý Thuần Phong, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, võ tướng có Tần Thúc Bảo (Tần Quỳnh), Trình Giảo Kim, Uất Trì Kính Đức, Lý Tĩnh, nếu được tự do sẽ trở thành vô địch. Bằng một độc kế khác, Kiến Thành và Nguyên Cát bày mưu điều động những đại tướng của Thế Dân đi thảo phạt quân Đột Quyết. Thế Dân rất tức giận trước thủ đoạn hèn mọn của hai người, đã đem những chuyện uế loạn cung đình của Kiến Thành và Nguyên Cát tâu lên Cao Tổ. Ngày hôm sau, Cao Tổ truyền lệnh cho Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung đối chất với Thế Dân xem ai đúng ai sai. Kiến Thành và Nguyên Cát không những không tuân mệnh mà còn mang khoảng 500 quân mai phục tại Huyền Vũ Môn, chỉ đợi Thế Dân đến để hạ lệnh sát thủ. Không ngờ Thế Dân đã sớm phòng bị, trang bị đầy đủ tên giáp. Kiến Thành, Nguyên Cát vừa trông thấy Thế Dân liền bắn loạn 3 mũi tên, nhưng Thế Dân đều tránh được. Thế Dân bắn trả một mũi tên, giết chết Kiến Thành. Nguyên Cát muốn chạy trốn nhưng không thoát khỏi mũi tên từ Uất Trì Kính Đức. Câu chuyện này vốn nổi tiếng trong lịch sử, có tên gọi là “Sự biến Huyền Vũ Môn.”
Sau khi Nguyên Cát chết, linh hồn độc ác của hắn bị hạ xuống địa ngục để hoàn nghiệp. Diêm Vương biết tường tận chuyện hắn thông gian với sủng phi của phụ hoàng, giết hại hôn thê của Thế Dân, bỏ độc vào rượu rồi bắn cung ám sát Thế Dân, đều là những tội ác bất dung. Vì thế ông đã tống Nguyên Cát vào ngục Vô Gián, đả nhập hắn vào cửa Vô Sinh. Một ngàn năm sau, cái nguyên thần từng là Nguyên Cát kia đã tiêu mất, không còn hình hài sinh mệnh tiên thiên, không có tư tưởng hoàn chỉnh, duy chỉ còn một chút khí của sự đố kỵ và hận thù. Nhưng vấn đề này sẽ được đề cập sau.
Khi lên ngôi, Thế Dân xưng hiệu Thái Tông, mở ra thời Trinh Quán giàu có và thịnh vượng (627- 649 sau Công nguyên). Thái Tông nhân đức như trời bể và luôn thương xót cho bách tính. Việc kế vị ngai vàng của Thế Dân là thuận theo Thiên ý, hợp với lòng dân và ban phúc cho thiên hạ.
Vào năm Trinh Quán thứ 22, một nhà sư tên là Huyền Trang đã trở về sau chuyến hành hương sang Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Thái Tông đã phái một đoàn tuỳ tùng gồm hàng trăm văn võ bá quan tới nghênh tiếp tại cầu Chu Tước. Sau đó, để kỷ niệm sự kiện này, Thái Tông đã viết cuốn “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự“. Thái Tông băng hà vào năm Trinh Quán thứ 23. Suốt thời gian trị vì, Thái Tông luôn bảo hộ Phật Pháp, hoằng dương cả Đạo giáo lẫn Nho giáo. Thái Tông là người đầy đủ cả nhân, nghĩa, trí, dũng, thanh tâm quả dục, tiết chế bản thân và rất yêu thương dân chúng. Ông là người có lai lịch phi phàm, tuyệt không phải điều người thường có thể biết. Khi chuyển sinh sau này, Thái Tông vẫn mang theo chính khí thuần phác, lúc là bậc Đế vương, khi thì làm vua, có lúc là một viên tướng, khi là một văn nhân, lúc lại là một thầy dạy võ.
Tương truyền rằng ngàn năm sau, đức Chuyển Luân Thánh Vương sẽ tới nhân gian, lấy danh hiệu Phật Di Lặc để truyền rộng Đại Pháp cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng để can nhiễu sự việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh dưới danh nghĩa “hiệp trợ”, cựu thế lực của vũ trụ đã tạo ra một thực thể xấu xí, mang thân người nhưng hoàn toàn không có chính niệm và lý tính, mang những đặc điểm như ngu xuẩn, độc ác, bại hoại, gian dối, thô tục, tự phụ, đố kỵ, và hèn nhát. Cựu thế lực đã sử dụng một sinh mệnh độc ác tuân theo lý tương sinh tương khắc để “khảo nghiệm” những ai duy hộ Phật Pháp.
Nhân vật lố bịch được lựa chọn cho vai diễn như vậy tất nhiên rồi sẽ bị tiêu huỷ, vì đã phạm tội tày trời, thiên địa bất dung. Ai có thể đảm nhiệm vai trò này đây? Không ai khác ngoại trừ kẻ đang ở Ngục Vô Gián, kẻ đã mang sự oán hận sâu đậm với người sẽ hạ thế và cứu độ chúng sinh. Cựu thế lực đã phát hiện ra tên ác nhân “Lý Nguyên Cát” từ thời Đường Cao Tổ, cuối cùng chỉ còn lại những dấu vết của tà khí từ lòng đố kỵ, và đã dẫn thứ đó vào nhân gian dưới dạng một đám âm khí u ám trong một ngôi mộ.
Tại ngôi mộ đó có một con cóc đã ẩn nấp từ rất lâu. Khi nó mở miệng và chuẩn bị kêu thì thứ tà khí ngàn năm kia lập tức bị hút vào bụng. Nguyên thần con cóc lập tức bị trục xuất khỏi thân thể và chuyển sinh đâu đó, để cho thứ tà khí kia kiểm soát thân thể nó. Một vài năm sau con cóc này chết, và cái thứ tà linh chi khí mang hình dạng con cóc kia đã chuyển sinh thành người. Tên nó là Giang Trạch Dân.
____________________
Truyền thống người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng nếu cái gì đó được truyền thừa, bằng hình thức luân hồi hoặc phụ thể (động vật chiếm hữu cơ thể người), với một dạng “năng lượng” được gọi làkhí – một sinh lực tạo nên sự sống cho thế giới – thì khí này có thể thành hình người.
Ghi chú của người dịch:
– Đột Quyết (Göktürk): là tên một dân tộc du mục thuộc các dân tộc Turk ở vùng núi Altai và cũng là tên gọi một hãn quốc hùng mạnh ở Trung Á thế kỷ 6 và 7.
– Ngục Vô Gián: Tầng sâu nhất của địa ngục. Người ta nói rằng một khi đã vào Ngục Vô Gián là vĩnh viễn bị đày đọa ở đó, không ra được nữa.
– Chuyển Luân Thánh Vương: Hay còn gọi là Pháp Luân Thánh Vương, là người mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong dự ngôn là sẽ hạ thế vào thời Mạt Pháp để cứu độ tất cả chúng sinh.
– Tà linh chi khí: Linh hồn tà ác được hình thành từ một đám tà khí.
____