Trang chủ » Tin văn và...

NGƯỜi TỔ CHỨC “ ĐÊM THƠ NGUYÊN TIÊU...” SỚM NHẤT

Lê Bá Hanh
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009 6:01 PM

Mới đây (21/8/2009) trang web: “Hoài Khánh”; “Tô Ngọc Thạch.vn” đồng loạt đưa tin Trịnh Anh Đạt là người khởi xướng “Ngày thơ Nguyên Tiêu” đầu tiên…
Lưu bút của nhà thơ danh tiếng Nguyên Duy; Phạm Tiến Duật và một bài báo đã xác nhận, chúng ta mới biết ngày rằm tháng giêng năm Kỉ Mão (1999 ) nhà thơ Trịnh Anh Đạt cùng câu lạc bộ thơ Đồ Sơn đã khởi xướng rầm rộ, nội dung đã phát trên Đài TH HP, cùng với những bức ảnh đã ngã màu thời gian đã nói lên tất cả...
Trong sách “Hợp tuyển thơ văn Hải Phòng” dầy khự lật đến vần Đ. Trịnh Anh Đạt có mỗi bài thơ lục bát nằm gọn lỏn trong trang sách và vài dòng trích ngang chung chung lọt trong rừng thơ văn đại thụ đất Cảng…
 Gần đây tôi mới biết Trịnh Anh Đạt yêu thơ say đắm luôn đau đáu, dằn vặt mình, day dứt từng con chữ trong câu thơ mà mà anh cảm thấy như bất lực. “Bài học vỡ lòng từ lá đuôi lươn” : “Nỡ lời nên lỗi níu lâu/ Nói năng lấp liếm, lá đau đáu buồn/ Làn môi quẫy mỏi lối vườn/ Nông luồn, no lặn... nỗi lươn lấm đầu/ Nỡ lời...” Nhiều nhà phê bình muốn sửa câu: “ Nông luồn, no lặn... nỗi lươn lấm lườn” để thêm một âm uốn lưỡi nữa sẽ đắt hơn. Trịnh Anh Đạt biết thế- thêm một từ uốn lưỡi nữa quý giá vô cùng, nhưng anh muốn câu cuối phải là vần “âu”  để trở lại câu đầu bài, làm như kiểu thơ “con kiến” (thủ vĩ ngâm) đọc hết câu cuối lại trở về câu đầu mà vần gieo vẫn chuẩn... Chỉ một chữ thôi, anh lao tâm khổ tứ, mất ngủ, mất ăn mà  chẳng tìm ra... Từng bài thơ là những chuỗi ngày ngơ ngẩn; những con chữ đã qua chín tháng mười ngày vào tay nhà biên tập, câu thơ chỉ sửa đi một chữ cũng làm đau xót như xẻo thịt cắt da… Bài thơ: “Người về bến cũ” có câu thơ “ Tuổi thơ đến bến sông này…” nhà BBT lại in là… “Tuổi thơ bên bến sông này” chữ “bên” nó thành một nghĩa khác hẳn; mấy câu thơ tiếp: “Vớt lên một cánh hoa rừng”  cũng vậy,  bài thơ mang nỗi lòng Trịnh Anh Đạt: “Mỏi chân ra Bắc vào Nam/ Ngày về kịp chuyến đò ngang cuối cùng...” trong chuyến đò cuối cùng này, vớt lên được cánh hoa rừng như ngày xưa vào rừng chặt cây sim bó về làm củi đương nhiên rớt xuống dòng sông những cánh hoa tím biếc mỏng manh nhưng mang bao nhiêu kỷ niệm tuổi trẻ… Và bây giờ “Kiện Khê cầu hợp long rồi”, “…một mai đò gác mái chèo…” và “ Lở, bồi bến cũ mình ta/ Trên tay rơm rớm cánh hoa cánh hoa lạc rừng” Thế mà BBT lại sửa là “nhành” “cánh hoa”...  (Thế mới đau)- mà chỉ là một cánh hoa lạc rừng nên mới có “…hương nghèn nghẹn thoảng giữa rưng rưng chiều…”
Trịnh Anh Đạt sinh ra ở đất Thanh Hóa nổi tiếng với bài thơ “Rau má”  “…sâm” của người xứ Thanh…” nhập ngũ, học trung cao Cơ Điện làm lính Vận tải vào chiến trường Trường Sơn viết về cô gái hậu cần: “Đoàn xe ra trận ngày mai/ Hẳn còn hơi ấm đôi vai vác hàng”  Ngày chiến thắng về quê Đò Lèn bom đạn đã tàn phá hết không có tiếng mèo kêu chó sủa, gia đình anh đã sơ tán về bên dòng sông Đáy (có bến đò Kiện Khê) Và như cơ duyên, bạn người cha từ Nam Định cũng sơ tán đến tặng cho Trịnh Anh Đạt cô gái cưng Khâu Lệ Hoa, gắn bó đồi sim, núi đá cùng làm khai thác vật liệu xây dựng và xưởng sửa chữa cơ khí…  Đất nước mở cửa, đôi trai gái lại dắt nhau về bán đảo Đồ Sơn làm dịch vụ du lịch. .
 Nhà thơ Trịnh Anh Đạt gắn bó, yêu tha thiết mảnh đất này: “...Mình về cho biết Đồ Sơn/ Mùa nay con nước trong hơn ít nhiều... ” Đó cũng là đặc đặc điểm riêng, nước phù sa hai cửa sông ép lại mang phù du nuôi tôm, cá, cua, ngao, ghẹ... đặc sản của Đồ Sơn. Anh đắm mình trong khu du lịch Vạn Hoa: “Chẳng ai có thể nhận ra/ Nơi tiên bồng ấy hai ta trốn tìm” rồi “Sóng tay vỗ Dáu sao mòn/ Đợi cương cường nước thuyền còn đẩy đây” và “Chìm cõi mộng, đắm cõi mơ/ Mênh mang mây nước bất ngờ: Vạn Hoa!” còn bài thơ: “ Mùa xuân đi chợ Cầu vồng/ Rủ nhau đến chợ cho lòng nguôi ngoai/ ..../ Hồn nhiên là đám trẻ con/ Đứng nhìn mấy chị phấn son chằm chằm/ (Chắc gì nhàn nhã suốt năm/ Đã nguyên vẹn ấm chỗ nằm mỗi đêm) tiếp đoạn thơ cuối: “Mùa xuân đi cợ Cầu Vồng/ Quá mù... nên chẳng ai trông thấy trời! Bài thơ Bến Nghiêng, anh viết: “Bến Nghiêng là chiếc gương soi/ Của trăng và của những ai si tình/ Sao em xuống tắm một mình/ Để con sóng biếc rập rình cũng nghiêng” Đồi Vung- Có biệt thự cựu hoàng đế Bảo Đại, anh ngất ngây: “Căng nưng nức ngực đồi Vung/ Xiêm y lơ đễnh buông chùng gió mây/ Núm hồng biệt thự nây nây/ Cho bao nhiêu kẻ run tay si cuồng/ .../  Trượt chân tỉnh giữa đời thường/ Lại lơ ngơ lạc quãng đường... xé đôi”
Trịnh Anh Đạt đã thổi hồn mình vào những địa danh của Đồ sơn để nó thở ra, hít vào cái không khí sống động muôn màu của thời mở cửa & hội nhập để người dân đồ Sơn chúng tôi bất ngờ, thán phục con mắt sắc sảo và chính xác...
 Cũng như mọi người làm thơ, in nhiều sách mà chẳng ai biết đến thơ. Nhà thơ- bác sĩ Vũ huy Long đã kêu lên: “…Bán được bao nhiêu?/ Cho thì bỏ xó/ Thôi ta phất diều/…../ Con chim bay qua/ Vần thơ tren mỏ/ Ngân nga, ngân nga…
Chả lẽ cứ để chim trời, ngân nga vần thơ trên mỏ… Trịnh Anh Đạt vốn yêu thơ lục bát, thán phục bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chủ Tịch, lại sẵn phòng họp rộng rãi, kê lại bàn ghế, thay dòng chữ trên phông nhung, ý nghĩ lãng mạn: ĐÊM THƠ/ NGUYÊN TIÊU/ TRĂNG VÀ BIỂN” vụt đến được CLB thơ Đồ Sơn ủng hộ và bè giúp đỡ, được nhà thơ Minh Trí dẫn chương trình khá duyên dáng, lại có mặt nhà thơ Phạm Tiến Duật, Hồ Anh Tuấn, Phạm Ngà, Hoài Khánh cùng các hôị viên CLB thơ huyện Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, Kiến An: lần lượt đọc thơ, tán thơ cho đêm thơ vui hết cỡ... Đó là tháng giêng, ngày trằng tròn, năm Kỉ Mão (1999).
 Bài thơ “Nguyên Tiêu” có nhiều bản dịch khác nhau, Trịnh Anh Đạt đã phải mời ông Vũ Hào nhà giáo dạy học từ ngày Đồ Sơn mới được giải phóng và cưụ Đại tá Nguyễn Văn Hùng cán bộ tuyên huấn của Quân khu Ba cùng sưu tầm tìm bản dịch của dịch giả có uy tín nhất. Các thành viên CLB thơ Đồ Sơn: Quang Mêm, Lưu Công Khanh, Đinh Xuân Phì và nghê sĩ ngâm thơ Phương Dung, Nguyễn Sa hiện còn đang làm thơ và ngâm thơ ở chính mảnh đất Đồ Sơn hôm nay.
Trịnh Anh Đạt còn lưu giữ nhiều năm những tờ báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ- được đóng lại nhiều tập nguyên vẹn, đặt ngay ở phòng khách để mọi người cần đọc bất cứ lúc nào. Anh còn tích cực nhận phát hành các tạp chí : Cửa Biển; Lời Biển; Văn hoá Doanh nhân...
 
 Trịnh Anh Đạt cắt gọt từng chữ trong thơ của mình, cũng hết mình vì nền thơ đất nước và mong muốn mang thơ đến vớí mọi nhà…
  LBH
 
Địa chỉ: Lê Bá Hạnh- Đại Đồng- Vạn Sơn- Hải Phòng