Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NGÀY GIỖ

Lão Hà Hà
Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2015 3:53 PM
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ leo kéo dài đến gần tuần lễ, bọn trẻ con được nghỉ học nên thích ra mặt, đứa nào cũng mong bố-mẹ cho ngủ thêm, không phải dạy sớm như mọi ngày, chúng đòi Ông cho chúng đi đến nhà Ông Chú (em tôi) để được chiêm ngưỡng tủ sách ( một căn phòng 20 mét vuông có đến hàng ngàn cuốn, nhiều nhất là các loại từ điển) , tôi ghi lại câu chuyện giữa Ông Chú và các cháu...
- Ông ơi, sao không có kỷ niệm ngày sinh của Vua Hùng, mà chỉ có ngày Giỗ, tức là ngày chết thôi ?
- 18 vị Vua Hùng, cách nay chừng mấy ngàn năm, không có chữ để ghi chép mà là truyền thuyết, tôt nhất là kết thúc giai đoạn Hùng Vương là ngày giỗ Tổ,chuyển đất nước và dân tộc sang thời kỳ mới
- Ngày Giỗ là một truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc châu Á, cụ thể là Trung quốc và Việt nam. Câu chuyện cổ xưa được ghi lại là Ông Khổng Tử cùng các học trò đi ra 4 cửa thành, mỗi cửa thành thấy có chuyện khác nhau, cửa thứ nhất thấy một bà mẹ mới sinh con, cửa thứ hai thấy một người ốm (bị bệnh), cửa thứ ba thấy một cụ già và cửa thứ tư thấy một đám ma (đi chôn người chết). Khổng Tử mới khái quát lại rằng : một người phải qua 4 cửa : sinh, lão, bệnh , tử. Có sinh thì có tử, còn lão và bệnh thì có người qua, có người không, các tráng niên tham gia chiến trận hoặc bị cướp giết, tù đầy oan ức đến chết thì làm gì có lão và bệnh...theo văn hóa Việt và Trung thì Cái quan định luận, tức là đóng nắp quan tài mới định dở hay, như bên Tàu khi Ông Mao còn sông chỉ nghe thấy oan-sây (muôn năm), đến khi cái quan thì 3 tôt/7 xấu hoặc 7 tôt/3 xấu, nhân vô thập toàn, chỉ có mê muội lú lẫn mới hò hét muôn năm.
- Việc kỷ niệm ngày sinh có lẽ theo phong tục các dân tộc phương Tây, còn phong tục Việt thì chỉ kỉ niệm ngày sinh khi đang còn sống, đầu tiên là ngày thôi nôi, ngày tròn 1 tuổi, hàng năm được mừng tuổi vào ngày đầu năm âm lịch, đạt tuổi 50, 60, 70, 80, 90 ....đều có lễ mừng thọ do con cháu trong họ tri ân, bạn bè đến chúc mừng. Có những gia đình cầu kỳ thuộc loại có chức sắc hoặc rủng rỉnh tiền nong thì chon đúng ngày sinh hoặc lân cận ngày sinh để làm lễ, còn thường dân hay chọn vào mùa Xuân hoặc mùa Thu, không cần chính xác ngày tháng, không bao giờ chọn ngày tháng trước ngày tháng của năm sinh, thí dụ sinh vào 17 tháng Giêng thì chon ngày từ 17 tháng Hai hay Tháng Ba là làm lễ mừng thọ cũng được..
- Có những vị Anh hùng dân tộc, chiến công lẫy lừng sử sách nhưng không có kỷ niệm ngày sinh hay ngày chết nhu Anh hùng Nguyễn Huệ, nhân dân khôn khéo tưởng nhớ công tích của Vua Quang Trung trong Giỗ trận Đống Đa vào ngày 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Cuộc chiến giải phóng Thăng Long khỏi ách đô hộ của giặc Tàu hoàn tất vào ngày 5 tháng Giêng, chiến trận ngổn ngang sác giặc và cả các chiến binh Viêt có quê tai Thanh-Nghệ, quê vùng châu thổ Sông Hồng...nhân dân đã đắp 5 mồ chôn tập thể sau trở thành 5 gò đất và ngày 5 tháng Giêng hàng năm làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến giải phóng Thăng Long, Sau khi Vua Quang Trung chết, chính quyền tiếp theo là nhà Nguyễn. chính quyền này muốn xóa mọi công tích của chính quyền trước, tru di , truy bức những cá nhân có liên hệ với chính quyền cũ...gây cảnh nồi da sáo thịt...Nhân dân sáng tạo ra ngày Giỗ trận Đống Đa vừa mang tính nhân văn, tri ân những người đã chết, an ủi những cô hồn của Giặc Tàu, cùng ngầm hiểu là xuy tôn anh hùng Nguyễn Huệ.Lịch sử là như vây... câu chuyện thời QT và nhà Nguyễn chưa giúp cho chúng ta hôm nay nhân văn hơn hai trăm năm trước..
- Ông Nguyễn văn Trỗi được lưu danh, đặt tên đường, tên cầu nhưng chẳng thấy kỷ niệm ngày sinh, mà xuy tôn ngày bị xử bắn : có những phút làm nên lịch sử.....
- Dân ta theo đạo Phật rất đông, thường tham gia lễ Phật Đản tức là kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật diễn ra vào ngày 15 tháng Tư âm lich hàng năm, theo ghi chép thì Đức Phật sinh vào năm 624 TCN (túc cach nay 2639 năm) Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông thì ngày 15 tháng Tư là ngày sinh của Đức Phật Thich Ca, nhưng theo Phật giáo Nam tông và Phat giao Tây Tạng thì ngày 15 thang Tư là ngày Tam Hiệp (3 kỷ niệm làm một : ngày sinh, ngày thành Đạo, ngày Phật nhập Niết Bàn}. Ngày Phật Đản tuy thuộc vào dân tộc hay vùng địa lý, đất nước nên ngày này không đồng nhất. Dân Tàu, Hàn, Nhật , Việt tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lich, Phật giáo Nam tông tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 4 âm lich (hay là ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch - tháng 5/2007 có 2 ngày trăng tròn là ngày 1/5/2oo7 và ngày 31/5/2007 cho nên làm vào ngày nào cũng đúng.) Phật đản là ngày lễ Quốc gia của một số nước như Thái lan, Nepal, Srilanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Mianma, Đài Loan, Campuchia...Ở VN thì ngay Phật Đản không phải là Quốc lễ.
-Lễ Giáng sinh cũng là kỷ niệm ngày sinh của chúa Giêsu, tổ chức vào ngày 25 tháng 12 hàng năm theo Dương lịch.Ngày lễ này có các tên gọi tùy theo dân tôc, người Pháp gọi là Noel, tiếng Anh được ghi là Christmas. Việc chon ngày 25/12 cũng là một câu chuyện kéo dài nhiều năm lập luân, bàn cãi...cũng là câu chuyện hay mà các cháu có thời gian đọc để xuy ngẫm. Ông hứa là sẽ đọc kỹ để nói chuyện với các cháu vào lễ Nôen năm nay. Ở VN thì lễ Giáng sinh không phải là Quốc lễ.
- Trên thế giới chỉ có mấy vị thánh được xuy tôn ngày sinh và gói cả ngày tử vào, còn trong phạm vi Quốc gia thì tùy thuộc vào nhà cầm quyền. Hôm Ông đi du lich TQ, góp chuyện với mấy anh Tàu bản địa, họ bảo nước Tàu chỉ có 3 vị được đặt tượng là Ông Tôn Trung Sơn đặt ở Quảng Châu, Ông Mao đặt ở Bắc Kinh , và Ông Đặng Tiểu Bình đặt ở Thâm Quyến. Một Ông làm cách mạng dân chủ, một Ông làm cách mạng vô sản, một Ông thì mèo trắng mèo đen đều tôt nên dân TQ có đời sông kha khá hiện nay...lúc đó Ông chưa hỏi là họ có kỷ niệm ngày sinh hay ngày tử của các vị này không, tiếc thât.
Trên thế giới hiên nay, chỉ có nhân vật văn học là không có ngày sinh và ngày tử và tác gia sáng tạo ra nhân vật cũng sống mãi với tác phẩm, Cụ Nguyễn Du là điển hình, tuyện Kiều còn, tiếng Việt còn ,nước Việt Còn;Cứ đọc Kiều là nhớ đến Nguyễn Du. Nhân vật Chí Phèo không chết và Ông Nam Cao cũng không chết dù mọi người đều biết ngày sinh và ngày tử của Ông Nam Cao. Cứ nhắc đến Chí Phèo là thấy Nam Cao.
Chú em tôi được gãi vào chỗ ngứa, gần hai giờ tiếp các cháu mà không thấy mệt, chú đang mắc chứng cuồng ...chữ,
Lão Hà Hà 10/5/2015
-