Trang chủ » Tin văn và...

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý bị đàn áp tại Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Theo email
Thứ ba ngày 4 tháng 2 năm 2014 7:32 PM

như thường lệ mỗi độ tết đến xuân về nhà thư pháp Lê Thiên Lý - giám đốc Trung Tâm Thư Pháp và Hán Nôm Câu Đối Hải Phòng, chủ nhiệm câu lạc bộ Thư Pháp Hải Phòng lại về Đền thờ Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo để cho chữ. đã là thông lệ suốt 7 năm qua
sáng mùng 2 tết Giáp Ngọ 2014 cụ về Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Nam, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nhưng bất ngờ khi cụ treo chữ định viết tặng khách du lịch thì trưởng ban quản lý Đền cùng toàn bộ bảo vệ nhà Đền đã chạy ra ngăn cản không cho cụ viết. họ xé và vò nát các bức thư pháp đập phá bàn ghế và đuổi ông ra khỏi đền.
cụ Lý cho biết: "tôi đã hỏi nếu đuổi tôi ra khỏi Đền thì phải có văn bản, nhưng được trả lời là không cần văn bản nào hết, và dứt khoát đuổi chúng tôi ra khỏi đền".
trong khi cụ mải cho chữ mấy cháu bé tới từ Quảng Ninh, Thái Bình thì Ban Quản Lý Đền đưa một đám thanh niên hùng hổ tới đuổi cụ ra khỏi Đền với những lời lẽ thóa mạ, cục cằn "ông không được phép viết ở đây, tôi cấm" - một người bên cạnh cụ cho biết.

Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đồ bị xua đuổi ngay tại cổng đền ngày 2 tết Giáp Ngọ.
Lệ xin chữ đầu năm đã từ lâu trở thành một nét đẹp văn hóa. Mỗi độ xuân về tại đền thờ Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng lại tấp nập đón du khách bốn phương về thăm. Người lớn thì cầu an, cầu tài, trẻ nhỏ thì mong đỗ tú tài, học chăm. Những ông đồ ở đền Trạng lúc nào cũng là tâm điểm chú ý của mọi người. Người lớn, trẻ nhỏ vây quanh ông không chỉ để được tận mắt chứng kiến từng đường bút uốn lượn của ông mà còn để được hỏi han ông về từng câu chữ, để được nghe ông dạy về minh, trí, tâm, tài. Có người nhất định phải chờ xin được chữ rồi mới vào đền thắp hương, để mang chữ đó về nhà treo mới mong được nhiều may mắn.
Sáng ngày mùng 2 tết Giáp Ngọ , như thường lệ ông Lê Thiên Lý, giám đốc Trung tâm thư pháp và hán nôm Hải Phòng cùng con cháu đưa đồ đạc vào trong đền để bắt đầu viết chữ. Đến cửa đền, ngay lập tức ông bị các cán bộ bảo vệ đền cùng ban quản lý đền Trạng đuổi ra và hất tung đồ đạc của ông ra ngoài. Những bức tranh thư pháp của ông bị cán bộ nhà đền xé nát tơi tả.
Được biết ông Lê Thiên Lý là người đầu tiên khơi dậy nét văn hóa cổ truyền này tại đền Trạng. Là một nhà thư pháp nổi tiếng, sinh sống tại quê hương Hải Phòng, ông được mời về đền Trạng viết chữ thư pháp từ những năm 2007. Cho tới nay hoạt động viết chữ thư pháp tại đền đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu mỗi năm. Vô cùng tâm huyết với việc lưu truyền cho các thế hệ con cháu biết và phát huy truyền thống hằng năm ông vẫn tổ chức lớp học Hán-Nôm tại Hải Phòng mà không lấy tiền học phí. Lễ khai bút tại khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc tại Kiến Thụy vào mùng 6 tết hằng năm và rất nhiều những hoạt động khác.
Theo thông tin từ những người dân địa phương cho biết. Ban quản lý đền thực hiện chỉ đạo của cấp trên di dời hàng quán ra khỏi khu vực khuôn viên nhà đền, và đã có thông báo trên phương tiện truyền thông địa phương. Để tránh tình trạng nhốn nháo, mất mỹ quan nơi tôn nghiêm. Và đã có dựng hệ thống ki ốt phía ngoài cổng đền để sắp xếp chỗ ngồi cho ông đồ thư pháp và hàng quán. Nhưng có thể nhận thấy khu ki ốt thưa hẳn người qua lại, hàng quán cũng chẳng buồn bày bán vì không có khách. "Vì là đường 1 chiều nên khó bán lắm, lại ngay hướng đón nắng. Phía bên kia thì là nhà người ta có chỗ rồi, nên không bán hàng được" -  chị Nguyễn Thị Thủy cho biết.
Được hỏi về sự việc xảy ra vào sáng ngày mùng 2 tết Giáp Ngọ, ông Lê Thiên Lý cho biết: " Tôi đã hỏi nếu đuổi chúng tôi ra khỏi đền thì phải có văn bản không, mà không cho tôi ngồi trong đền thì các anh cũng phải sắp xếp chỗ ngồ thì được bảo vệ nhà đền trả lời rằng, không cần văn bản nào và nhất định xô tôi ra ngoài của đền". Để cưỡng chế ông ban quản lý đền còn không ngần ngại dùng nhiều lời lẽ thóa mạ và dùng cả côn đồ để đe dọa. "ông không được viết ở đây, tôi cấm" - chị Liên cháu của ông kể lại.
Không thể phủ nhận việc thiếu quản lý chặt chẽ việc kinh doanh hàng quán trong khu vực khuôn viên đền gây ra tình trạng lộn xộn, nhốn nháo, thầy đồ viết sai chữ. Nhưng thay vì cưỡng chế, dùng bạo lực ban quản lý cùng cơ quan chức năng hỗ trợ, đặt ra những yêu cầu về tiêu chuẩn, phân khu, phân luồng giao thông hợp lý thì hẳn đã không xảy ra những lùm xùm bạo lực ngay những ngày đầu năm mới.