Hôm nay ngày 17-2, đúng ngày kỉ niệm 33 năm cuộc chiến tranh biên giới, chúng tôi các phóng viên Báo Người cao tuổi đi thăm khu Tràng An, Ninh Bình.
Tràng An là một quần thể danh thắng thuộc
cố đô Hoa Lư,
Ninh Bình. Nơi đây còn được gọi là thành Nam, gồm hệ thống dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra các hồ, đầm thông nhau bằng những hang động xuyên thủy. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của
kinh đô Hoa Lư xưa.
Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... [5] Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm gần đó với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu[6]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m.
Không giống như ở
Tam Cốc, Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể
hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy
núi,
hồ nước và
hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở đây là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.
[7] Vẻ đẹp Tràng An trong làn khói núi, thành xưa được ví tựa thơ ca: (theo Wikipedia)
Khi leo lên đền Thờ nhà Trần với những đoạn dốc đứng thì trong 15 người chỉ có 7 người tới đích, trong đó có Trần lão gia.
Ảnh: Trần Nhương, Ngọc Anh, Nghiêm Thị Hằng, Kim Uyên, Thu Hà, Hoàng Thuận (trái sang)