Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

Bùi Văn Bồng
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011 8:54 PM
 
          Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 4 (Ban chấp hành Trung ưởng Đảng khóa XI) đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, coi đây là phát biểu trung thực, thẳng thắn, đi thẳng vào những vấn đề đang đặt ra cấp thiết hiện nay, nhất là vấn đề chất lượng, uy tín lãnh đạo của đảng cầm quyền. Trong phần “Đề án một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay”, đồng chí Tổng Bí thư đã nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần thứ tư cần thảo luận, ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay"…Trong ba vấn đề đang thực sự cấp bách, cần làm ngay, với mong muốn tạo ra được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân có vấn đề: “ Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”.
           Theo đó, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, nhất là đứng đầu cấp ủy rất quan trọng. Theo Điều 7, Nghị định 157/2007/NĐ-CP, “Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành công vụ, nhiệm vụ”. Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nặng hơn thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trong Điều 6 của Nghị định này cũng quy định rõ ràng là: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu không những, trước hết, phải chịu kỷ luật Đảng, sau đó là trách nhiệm trước pháp luật, chính quyền và nhân dân.
Một thực trạng đã tồn tại từ nhiều năm qua là có những người đứng đầu cấp ủy không thực sự là đầu tàu, không gương mẫu. nHiêu fvụ việc tham nhũng lớn, lình sình kéo dài, không được giải quyết, xử lý quá nhẹ là do có bàn tay người đứng đầu nhúng sâu. Chẳng những thế, người đứng đầu cấp ủy còn xem nhẹ đấu tranh phê bình và tự phê bình, hầu như những vấn đề cần đưa ra phê bình đều có sự dính dáng, có liên quan nào đó, nên rất né tránh. Người đứng đầu, không phải “đầu tàu’ nữa mà là “đầu têu”, là thủ phạm chính. Cho nên, rát sợ đấu tranh phê bình, tự phế bình. Ông ta là thủ mưu của các vụ tiều cực, tham nhũng, còn đi phê bình ai, dám kiểm điểm ai. Thế mới sinh ra dĩ hòa vi quý, thủ tiêu đấu tranh, trù dập người phê bình, làm hại người tố cáo. Cái kiểu “dễ người dễ ta” cũng từ động có và nguyên nhân đó tạo ra. Nhiều lần bỏ qua, né tránh đã tự làm mất vũ khí đấu tranh phê bình, tự phê bình trong sinh hoạt Đảng, mất niềm tin với nhân dân. Cũng đã có những vụ việc mà người người đứng đầu giữ cương vị “Trưởng Ban phòng chống tham nhũng” lại vi phạm nặng nhất.
Cho nên, như phát biểu của đồng chí Tông bí thư, cần “xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền” là vấn đề có tính mấu chốt để làm trong sạch nội bộ Đảng, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Khi công tác quản lý, sử dụng tài sản công được giao bị kém hiệu quả; sử dụng sai các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị, thực hiện không đúng chế độ, chính sách và sai các quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thiếu thường xuyên, để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cao nhất, không thể nghiễm nhiên được “bình thân” ngoài vòng pháp luật hoặc tránh được các hình thức kỷ luật trong Đảng, chính quyền.
Cho nên, người đứng đầu chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Trong bất kỳ hoàn cánh, tình huống nào, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; tự mình phải chịu trach snhiệm chính trong việc ra các quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Đầu tàu có khỏe, đoàn tàu chạy mới nhanh và an toàn. Mong sao sau Hội nghị này, người giữ vai trò trọng trách đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần phải là người được dân chúng tin cậy nhất, vững vàng và gương mẫu nhất.