Trang chủ » Tin văn và...

NHỮNG NGƯỜI CON BẤT TỬ

Mai Khanh
Thứ năm ngày 21 tháng 7 năm 2011 3:49 PM
Kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7/2011
Mỗi dịp gần đến ngày Thương binh liệt sĩ, tôi lại nghĩ nhiều hơn đến Lịch sử dân tộc mình, kết tụ bởi bao thế hệ hy sinh, những dòng họ, gia đình mất mát. Số phận lớn của Lịch sử từ những số phận con người. Phim TL là những trang lịch sử đa dạng bằng hình của mỗi quốc gia. Bốn liệt sĩ ra đi từ một mái nhà - phim tài liệu trọng điểm của Đài Truyền hình VN cũng được thực hiện trên tinh thần ấy.
Thế giới biết đến Việt Nam là dân tộc anh hùng. Sau ghi nhận vinh quang là nỗi đau kéo dài. Đất nước tôi phải anh hùng trong những cuộc chiến tranh vệ quốc, để bảo vệ chủ quyền và hoà bình, đồng nghĩa với việc phải chống trả sự xâm lược, bành trướng từ nước khác. Điểm lại lịch sử hơn 2000 năm sau công nguyên, thế kỷ nào Việt Nam cũng bị chiến tranh. Những chàng trai sung sức phải ra mặt trận. Tỉnh nào cũng có các nghĩa trang liệt sĩ. Những người lính còn sống, còn có cơ hội đeo những tấm huân, huy chương đổi bằng máu xương, tuổi trẻ. Những người lính vì chính nghĩa hy sinh, gọi chung là liệt sĩ. Đất nước thống nhất hoà bình 36 năm, mà đến giờ nhiều liệt sĩ vẫn chưa được an nghỉ trong đất quê hương.
Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một phim tài liệu  những người lính hy sinh là anh hùng hạng nhất. Đất nước ta thời nào cũng có những người vợ, người mẹ mỏi mòn chờ đợi, khổ đau. Lượng bộ đội tử trận nhiều đến mức bà mẹ nào được phong anh hùng là những bà mẹ mất con nhiều nhất.
Chinh phụ ngâm thành bi ca của nhiều thời đại và cách gọi “liệt sĩ vô danh” mới vô tình làm sao, may gần đây đ• đổi thành “chưa biết tên”. Những người lính hy sinh cả tên, hy sinh đến cả nắm xương không về mộ, giờ đang lưu lạc hoặc m•i m•i bị vùi lấp trong rừng, cả những ngôi mộ đ• quy tập về nghĩa trang nhưng bia để trống, là những linh hồn oan ức, trầm luân, nỗi day dứt đớn đau của nhiều gia đình, dòng họ.
Bộ phim tài liệu (TL) 50 phút Bốn liệt sĩ ra đi từ một mái nhà đi sâu phản ánh về số phận của những người lính là anh em ruột trong một gia đình ở x• Tân Dân, huyện miền biển Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Người dẫn chuyện của bộ phim chính là nhân chứng sống, là đầu mối liên lạc để gia đình các liệt sĩ tìm được và đưa họ trở về quê hương. Lúc máu đỏ tuổi thanh xuân đổ xuống, tới khi được lá cờ đỏ sao vàng ôm lấy hài cốt, trở về họ mạc, bà con quê nhà, là 36 năm tha hương đằng đẵng. Cựu chiến binh Hoàng Liêm là bạn thân của liệt sĩ Bùi Khắc Tường, đồng môn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi anh vừa vào năm thứ 3 khoa Địa lý - Địa chất, anh Tường học khoa Sinh năm thứ 4. Hai người cùng vào bộ đội một ngày, cùng huấn luyện và về cùng một tiểu đoàn, Tường là lính trinh sát còn Liêm là lính bộ binh. Năm 1976, Liêm tiếp tục trở lại học năm thứ 2, còn Tường m•i m•i không về. Day dứt về người bạn đ• “mất” hai lần. Vì đạn giặc, vì thất lạc cựu binh Hoàng Liêm đ• viết bài: “Bùi Khắc Tường, giờ này anh về đâu?” đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản, 23/2/2008. Sau đó, 25/11/2008, Hoàng Liêm hoàn thành bản thảo “Chuyện kể về một gia đình liệt sĩ”. NXB Thanh niên ấn hành 3000 bản trong tủ sách “Tiếp lửa truyền thống - M•i m•i tuổi 20” tháng 7/2009, gây chú ý và xúc động với đông đảo độc giả, nhất là với các gia đình có thân nhân liệt sĩ. Trên đất nước chịu rất nhiều cuộc chiến này, gia đình dòng tộc nào chẳng có người đi bộ đội. Bài hát Mẹ VN anh hùng của nhạc sĩ An Thuyên, một người lính, có một câu tôn kính các Mẹ thật sâu sắc “Đời dâng hiến giống nòi, mẹ sống giữa gian lao/ Vì đất nước, hy sinh cả cuộc đời”. Các mẹ khóc từ thời chiến tới thời bình cho đến ngày nhắm mắt khi mất con, bởi các con chưa về. Mẹ VNAH Lâm Thị Lam (1916 - 1980) là một người mẹ như thế.
NSƯT Vi Hoà (Trung tâm Phim Tài liệu - Phóng sự Đài THVN), khi đọc cuốn sách trên, đ• đồng cảm và thôi thúc muốn làm bộ phim chân thực về một gia đình các liệt sĩ dòng họ Bùi Khắc. ĐD Vi Hoà đ• cùng tác giả Hoàng Liêm viết kịch bản và lời bình TS Trần Đăng Tuấn, hồi là phó Tổng giám đốc VTV khi gặp các nhà điện ảnh tài liệu, đ• phát biểu: “Tôi kính trọng các nhà điện ảnh TL Việt Nam là đất nước của thể loại phim này vì sự thực và khai thác đến cùng qua những con người, sự kiện trong đời sống”.
Sự xúc động nhen từ khi viết KB cho tới lúc đoàn làm phim cùng gia đình liệt sĩ Bùi Khắc Tường đón hài cốt anh tại nghĩa trang Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Lời bình chân tình mà đẫm chất thơ của bộ phim đầy nhân văn này, do NSƯT Kim Tiến thể hiện. Mẹ tôi, ca khúc viết cho phim do nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác, phổ thơ của người em kế liệt sĩ Tường - thạc sĩ Bùi Khắc Thành (hiện là phó Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội).
“Đất nước hình tia chớp” (thơ Trần Mạnh Hảo) hay “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” (thơ Tạ Hữu Yên) là những câu thơ hay về Tổ quốc Việt Nam dải đất hình chữ S chẳng mấy khi được yên bình, và hình như chưa bao giờ thanh thản. “Sáng chắn b•o dông, chiều ngăn nắng lửa” những người mẹ, người vợ không chỉ lo lắng để thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai dữ dội, mà còn phải chống chọi nỗi cô đơn mất mát suốt đời khi những người con hy sinh lúc tuổi thanh xuân đẹp nhất mà chưa kịp yêu, được yêu ai”.
Hơn cả câu hát “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”, mẹ Lâm Thị Lam 4 lần tiễn con, 4 lần khóc mắt mờ ruột xé. Cha của các liệt sĩ, cụ Bùi Khắc Tráng (1918 - 2002) từng nhận Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhì, người thầy giáo, hiệu trưởng khối vỡ lòng mẫu giáo x• Tân Dân không kịp chờ ngày đón người con liệt sĩ cuối cùng.
LS Bùi Khắc Khới (1936 - 1965) hy sinh khi còn dở dang những trang nhạt ký với cô giáo Lệ, sau cuộc hôn nhân đầu không tình yêu (do cha mẹ sắp đặt) đ• ly hôn, anh chưa có đứa con nào. Mê văn chương và âm nhạc, chơi violon thành thao, người con cả của gia đình 10 anh em dù cuộc sống vất vả, khó khăn vẫn giữ lý tưởng và tâm hồn l•ng mạn. Anh hy sinh tại điểm  nóng Nam Ngạn, Hàm Rồng.
LS Bùi Khắc Kiêm (1941 - 1965) vừa cưới vợ hơn 1 tháng, anh đ• lên đường nhập ngũ, là chàng trai duy nhất của làng Hồ Nam lên đường đợt ấy. Vợ anh, chị Lê Thị Vượng kém chồng 1 tuổi, uỷ viên BCH x• đoàn, bí thư  chi đoàn thôn, kiêm trung đội trưởng trung đội nữ dân quân. Chị đ• hy sinh ở vị tri pháo thủ số 5 (nạp đạp) tại trận địa pháo 37, do máy bay địch phóng tên lửa, khi khát khao làm mẹ chưa thành. Giấy báo tử anh Khới và Khiêm về x• cùng lúc, x• chỉ báo tin anh Khởi hy sinh, sợ sốc cho gia đình. Chị Vượng nghe đồn chồng mất đ• gặng hỏi nhưng họ giấu. Thực ra, anh đ• hy sinh trước chị 2 năm 3 tháng ở Tây Nguyên.
Bùi Khắc Tường (1951 - 1974) hoàn toàn có thể xin ho•n, song anh lại quyết ra trận không báo cho gia đình khi nhận giấy gọi nhập ngũ tại Hiệp Hoà, Bắc Giang, nơi ĐH Tổng hợp sơ tán. Vào lính rồi, anh mới viết thư vui cho mẹ, kể về những ngày đợi ở chân cao nguyên Boloven tỉnh Atôpơ (Lào). Lá thư cuối cùng viết ngày 12/1/1974, gia đình nhận được vào tháng 5, là thư cuối. Mẹ Lam lại mơ thấy Tường đầy máu chạy về. Ngày nào mẹ cũng ra đường cái ngóng đợi. Ba người con đều là đảng viên đều hy sinh lúc chiến đấu. Tháng 5/2008, nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, anh Khới được “tìm thấy” tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Như anh Khới, anh Kiêm cũng được tìm nhờ ngoại cảm, đang nằm tại nghĩa trang Krong Pong, song gia đình chưa xác quyết 100% nên chỉ điền tên lên bia chứ chưa đưa về. Thực hiện lời hẹn ước với bạn, anh Hoàng Liêm ra sức kiếm tìm và cùng Bùi Khắc Thành em kế liệt sĩ đi đón bạn về quê. Không ai cầm được nước mắt, từ người ruột thịt lẫn đoàn làm phim, khi đất đào lên, họ được gặp anh, em mình lần chót qua bộ hài cốt không toàn vẹn. Chàng sinh viên Bùi Khắc Tường anh dũng như các đồng môn Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Ngọc Thước. Khi bị lọt vào ổ phục kích của địch, anh đ• chiến đấu kiên cường và ng• xuống tại Đắc Nông, để lại cuốn sổ lưu niệm là nhật ký của anh và ảnh, lưu bút bạn bè.
Xe ô tô chở đoàn làm phim và thân nhân liệt sĩ lại đi trên con đường các chiến sĩ hành quân, qua cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chia hai bờ Bắc Nam vĩ tuyến 17 mà các anh đ• quyết chiến để giành lại non sông một dải, chấm dứt chia lìa . Theo quốc lộ 14, đoàn tới Kon Tum, rồi Đắc Nông. Mỗi nơi xe qua, cựu chiến binh Hoàng Liêm lại kể để chúng ta hình dung các trận đánh ác liệt, màu đất bazan như đỏ hơn vì máu. Ký ức chiến tranh của chiến binh Hoàng Liêm thổn thức về tháng năm khói lửa, khi Bùi Khắc Tường cùng Trung đoàn 271 và các đơn vị bạn tiến về giải phóng Phước Long. Anh oà khóc trước ngôi mộ bạn mình.
 
Nghĩa trang liệt sĩ Bùi Đăng trên đồi cao, nơi chôn cất nhiều chiến sĩ trung đoàn 271, chỉ 47 người liệt sĩ xác định được tên. Còn biết bao liệt sĩ chờ ngày được về quê, trên mộ chí ghi tên họ đủ đầy ? Liệt sĩ Bùi Khắc Tường và Nguyễn Ngọc Thước (cùng học khoa Sinh sau 1 khoá, quê ở Cẩm Thuỷ) bốc mộ cùng đợt và đưa về Thanh Hoá trong sự đón nhận của gia đình, đồng đội, bà con. Hàng nghìn người dân thị trấn Bù Đăng đổ ra đường tạ từ, tiễn đưa 2 liệt sĩ.
Bốn liệt sĩ được đặt sát bên nhau như bốn chỗ nằm trong một ngôi nhà. Đau khổ chất chồng từ ngày các anh ra đi, cho đến lúc trở về đ• được an ủi. Nhưng bao người còn khắc khoải day dứt khi chưa tìm được người thân, đồng đội. Những người con yêu nước đ• hoá thân vào màu nâu của đất, linh hồn thanh thản trong trời xanh hoà bình, kiêu h•nh trong màu đỏ lá cờ Tổ quốc, khiến những thế hệ sau nhớ ơn và mắc nợ sự hy sinh và chiến thắng. Biển Tĩnh Gia sóng dạt dào bờ cát ngày nào các anh chẳng có mấy lúc được nô đùa hồn nhiên, phải cặm cụi kiếm từng con cá về phụ từng bữa ăn, nay hiền hoà đón các anh bay giữa biển trời xứ sở. Họ hoá thân vào da thịt diện mạo đất nước đổi thay tươi đẹp cùng khát vọng tương lai mà họ đ• hiến dâng cuộc đời, khi tươi trẻ nhất.
Với kinh nghiệm 35 năm làm phim TL, ĐD NSƯT Vi Hoà đ• nỗ lực vượt qua thử thách, đi hàng nghìn cây số để làm một tác phẩm không theo kết cấu thông thường, bằng lòng thành của một người cùng thế hệ liệt sĩ Tường. Nhiều hình ảnh sống động do quay phim Võ An Khánh thực hiện, được dựng cùng phim tư liệu quý.
 Phim phát sóng lúc 21 giờ 30 tối nay, 21/7/2011 VTV1. Tin rằng bộ phim sẽ tạo nên cộng hưởng lớn của người xem.
ảnh :
ảnh 6 người tại công viên thống nhất năm 1972 trước ngày vào chiến trường: liệt sĩ Tường thứ 2 từ trái qua. ảnh do cựu chiến binh Hoàng Liêm cung cấp.