Trang chủ » Khúc kha khúc khích

AI BIẾT XUẤT XỨ CÂU “CA...RAO” NÀY?...

Vũ Hiển
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011 5:09 PM

          Đã từ rất lâu lắm rồi ,có lẽ từ những năm chống Mỹ hồi thế kỷ trước...Cứ đến dịp Mồng tám tháng Ba, người ta lại nhắc đến một câu Ca... rao khá vui nhộn: “Hôm nay Mồng tám tháng Ba/ Chị em phấn khởi đi ra đi vào/ Anh em kính cẩn cúi chào/ Chị em phấn khởi... đi vào đi ra”...  

 

         Ngay từ khi câu ca xuất hiện, nó đã được rất nhiều người “nhập tâm” và có sức lan toả nhanh chóng, nhất là trong giới công nhân, viên chức các cơ quan, xí nghiệp rồi loang

ra toàn xã hội. 

 

         Không những vậy, nó còn thu hút được mọi người tham gia “ứng tác”, “biến tấu”, thay đổi một số câu chữ làm cho tính “trào lộng” trở nên rất “phong phú, đa dạng”; Không khí trong những cuộc sinh hoạt vào dịp ngày kỷ niệm của chị em càng thêm thoải mái, vui nhộn... Ví như: “ Hôm nay Mồng tám tháng Ba/ Chị em hý hửng thướt ra, lượn vào/ Anh em ngả mũ cúi chào/ Chi em khoái chí lượn vào, lượn ra”. Hoặc “Hôm nay ngày Tám tháng Ba/ Chị em háo hức nhận “quà” các ông/ Nhất là các chị không chồng/ Đến ngày mồng Tám...chổng mông mà gào” vv và vv... Thôi thì muôn hình vạn trạng!...

 

         Đáng mừng là, dù có “ứng tác” kiểu gì thì cũng không có câu, chữ nào nào xúc phạm đến chị em mà khi đọc lên chỉ làm cho mọi người, kể cả nam giới vui cười hể hả, thoải mái, không khí những buổi họp mặt càng thêm hào ứng, ý vị, sấu lắng!...

 

         Có điều, cho đến nay chưa ai biết “xuất xứ” và ai là “tác giả” của “tác phẩm” đầy thú vị này. Nó có từ năm nào và lần đầu nó xuất hiện ở đâu? Có người cho rằng nó có từ

thời Chiến dịch Điện Biên (1952) tại Tây Bắc. Có người bảo nó xuất xứ từ Liên khu IV

vào những năm 1950 thế kỷ trước, trong phong trào “ Hò lơ” của các đoàn dân công hoả tuyến... Nhiều người cho rằng sau Giải phóng Thủ đô và Lễ Kỷ niệm Ngày 8-3 được Nhà nước quy định  chính thức về  “Ngày Phụ Nữ Quốc tế và Kỷ niệm Hai Bà Trưng”...

 

         Nhân kỷ niệm Ngày 8 tháng 3, gợi lại một sinh hoạt “Thơ ca quần chúng” đã từng được nhiều ngưòi yêu thích. Hy vọng các nhà Văn, nhà Thơ, Nhà sưu tầm, nghiên cứu, các vị Lão thành ai biết rõ “xuất xứ” của câu ca trên hãy kể lại cho lớp con, cháu hậu sinh âu cũng là để “Ôn cố tri tân” về một thời đáng nhớ!

.

Kỷ niệm 8-3-2011

VH